Bắc Giang: Nói không với phụ gia, đặc sản Thổ Hà hút khách gần xa
Là một làng nghề cổ thuộc xã Vân Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, Thổ Hà được biết đến với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nước, sân đình…
Thổ Hà nổi tiếng với nghề làm bánh đa, và đã trở thành một đặc sản trứ danh.
Đặc sản bánh đa nem Thổ Hà với bí quyết tạo nên hương vị riêng
Tráng bánh-công đoạn khó khăn ngay cả với những người thợ lành nghề.
Vốn nổi danh với nghề làm gốm, ngôi làng cổ ven sông Cầu giờ đây được biết đến nhiều hơn nhờ đặc sản dân giã mang tên bánh đa nem. Bánh đa nem Thổ Hà trở nên quen thuộc trong mỗi gian bếp, từ gia đình đến những nhà hàng sang trọng bởi từng chiếc bánh góp phần tạo nên món “nem rán” thơm ngon hấp dẫn.
Xưa kia, để sản xuất những mẹt bánh đa chất lượng, mỗi ngày người dân Thổ Hà phải dậy từ 3-4 h sáng để chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện các công đoạn cho kịp làm và phơi bánh. Nguyên liệu chính làm nên thứ đặc sản bánh đa nem Thổ Hà chính là bột gạo.
Gạo làm bánh đa là loại gạo tẻ nguyên chất, được xay thủ công bằng cối đá để tạo độ kết dính vừa phải, thích hợp cho việc làm bánh đa. Sau khi đã có được bột bánh ưng ý, người thợ sẽ chuyển qua công đoạn tráng bánh. Đây là một trong những khâu quan trọng, quyết định sự thành bại của đặc sản bánh đa nem Thổ Hà, bởi bánh phải tráng sao cho chín vừa, dàn đều và đảm bảo được độ dày mỏng nhất định. Do đó, buộc người thợ phải thực sự tỉ mỉ, khéo léo và tinh tế trong lúc làm việc.
Đặc sản bánh đa nem Thổ Hà.
Trước đây người làm bánh đa nem phải hì hục quạt lò để tráng bánh bằng phương pháp thủ công, nhưng từ khi có điện, với kỹ thuật tráng bánh mới theo dây chuyền cho năng suất cao đã giảm bớt sự vất vả của con người, năng suất cũng nhờ đó tăng lên.
Tuy nhiên vào những dịp cao điểm, các hộ dân làm đặc sản bánh đa nem Thổ Hà luôn đỏ lửa nhưng cũng không đủ phục vụ nhu cầu của thị trường. Thời gian bánh bán chạy nhất bắt đầu từ tháng 9 cho đến hết tháng 2 năm sau. Đặc sản bánh đa nem Thổ Hà mang hương vị thơm man mát, màu trắng ngần vừa thơm, lại vừa dai nên không những có uy tín với khách hàng trong nước mà nhiều chủ đại lý đã đến ký hợp đồng để xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và rất được những thị trường này ưa chuộng.
Ông Trần Đình Sang, người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm đặc sản bánh đa nem Thổ Hà chia sẻ: “Làm bánh đa nem vô cùng vất vả. Hằng ngày chúng tôi phải thức dạy từ rất sớm để tráng bánh cho kịp phơi gió. Điểm đặc biệt trong cách phơi bánh của người Thổ Hà là phơi gió chứ không phải phơi nắng. Nhờ vậy bánh sẽ có độ dẻo dai, mềm mại và dễ cuốn khi gói. Nếu phơi nắng to bánh đa nem sẽ dễ bị phồng rộp, giòn, gãy”.
“Phơi gió”-bí quyết riêng của làng nghề bánh đa nem Thổ Hà.
Bên cạnh bột bánh và cách tráng bánh của người thợ, yếu tố thời tiết quyết định nhiều đến khả năng thành công của một mẻ bánh. Người Thổ Hà quan niệm bánh đa nem chuẩn phải là thứ bánh được phơi sương sớm và hong khô bởi gió. Vì vậy trong điều kiện thời tiết những hôm thất thường, nhiều mẻ bánh không thể xuất bán khiến người thợ chịu tổn thất lớn.
Video đang HOT
Đặc sản bánh đa nem Thổ Hà không trộn phụ gia
Cụ Lê Thị Nguyệt, một nghệ nhân làm bánh đa nem của làng cho hay: “Nghề làm bánh đa nem của làng đã có từ lâu đời. Chính nhờ nghề này mà con cháu trong làng được nuôi sống và trưởng thành. Bánh đa nem Thổ Hồ mộc mạc, giản dị là thức quà quê đáng quý vùng quê Thổ Hà. Những người con xa quê và khách du lịch mỗi khi có dịp về làng đều chọn đây là thức quà đồng hành khi trở đi”
Đặc sản bánh đa nem Thổ Hà đắt khách nhờ có đặc trưng màu trắng hơi đục, thơm thoang thoảng mùi gạo tẻ nguyên chất mà không pha trộn phụ gia. Chiếc bánh không quá dày hay quá mỏng, mềm dẻo rất dễ cuốn, khi ngâm vào nước vẫn dai chứ không bị bở nát như một số loại bánh đa nem khác.
Bánh đa nem Thổ Hà có mặt tại nhiều thị trường.
Hiện nay, đặc sản bánh đa nem Thổ Hà đã có mặt ở hầu khắp các chợ, cửa hàng hay siêu thị, từ thành thị đến nông thôn. Những ngày lễ, Tết, cả làng Thổ Hà nhộn nhịp bởi những chuyến xe bốc hàng đem đi phân phối hàng cho thị trường cả nước. Không chỉ nổi tiếng trong nước, sản phẩm ẩm thực được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo, từ mồ hôi công sức của những người con vùng đất cổ Thổ Hà đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính trên thế giới.
Hiện nay có khoảng hơn 400 hộ làm đặc sản bánh đa nem Thổ Hà. Trung bình mỗi ngày, một hộ sản xuất khoảng 250-300 kg mì gạo. Với giá bán trung bình trên thị trường từ 5000-8000 nghìn đồng một tệp bánh, nghề làm bánh đem lại thu nhập đáng kể, trung bình khoảng 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Trong nhịp sống hối hả, du khách có thể tìm đến với làng nghề làm bánh đa nem nổi tiếng Thổ Hà tại Bắc Giang, để được hòa mình vào không của một gian thanh bình và hiểu hơn về cái nôi sản sinh ra chiếc lá cuốn nem truyền thống.
Thổ Hà, nơi gốm Bắc vang bóng một thời
Nổi tiếng xưa kia với nghề làm gốm, làng Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) còn giữ được những bức tường xây bằng tiểu sành, mảnh gốm, nhà cổ vài trăm năm tuổi...
Làng Thổ Hà xưa kia là làng gốm nổi tiếng đất Bắc. Cổng làng cổ kính, rêu phong, có cây đa lớn tỏa bóng mát.
Thổ Hà như một ốc đảo được bao bọc bởi con sông Cầu. Thông thương quanh vùng đều bằng tàu, thuyền. Quanh làng có rất nhiều bến nước, trong đó có hai bến chính nằm ở đầu làng và cuối làng.
Ngôi làng còn lưu giữ được vài chục nóc nhà cổ nằm sâu trong những ngõ nhỏ cổ kính, nhiều nhất là của dòng họ Trịnh Đắc, Trịnh Quang, Nguyễn Đình, họ Cáp. Nhà trên 300 năm tuổi của ông Trịnh Bá Mùi, hậu sinh đời thứ 11 của dòng họ Trịnh Đắc, thuộc hàng cổ nhất. Đây là dòng họ lớn, có vai vế trong vùng từ xưa. Hai bên đầu hồi là đôi chum lớn, sản phẩm của nghề gốm thủ công trước dùng đựng gạo, nay để trang trí.
Nhà ông Mùi có 7 gian, lòng nhà rộng 7,5 m, được dựng bằng gỗ lim, vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên bản. Ngôi nhà là chỗ ở của gia đình và là nơi thờ tổ chi của dòng họ.
Trong 5 gian nhà chính thì 3 gian để thờ tổ tiên, 2 gian còn lại để ngủ. Hai bên đầu hồi còn có hai nhà phụ để nghỉ ngơi và nấu nướng. Theo quy định của các cụ thời xưa, nhà chính dùng để thờ tổ tiên và là chỗ nghỉ của đàn ông. Đàn bà, con gái phải ăn nghỉ ở nhà phụ. Thói quen đó dần được thay đổi theo thời gian.
Nhiều người tìm đến ông Mùi hỏi mua nhà với mục đích sửa sang lại để làm du lịch nhưng ông không bán. Ông muốn trùng tu nhưng kinh phí rất lớn và phải có sự đồng thuận của anh em trong dòng họ. Ông Mùi cho biết, xưa kia làng này trên trăm nóc nhà cổ nhưng nay chỉ còn lại rất ít. Giữ được nguyên bản như nhà ông Mùi thuộc hàng hiếm, còn lại đều sửa sang theo lối nửa cổ, nửa hiện đại. Nhiều nhà bán lại bộ khung cho những người giàu, chuyển nơi khác sống bởi đất chật người đông.
Cột lim được ghép các mảng chạm khắc đầu rồng oai nghiêm, hoa lá cách điệu thêm phần sinh động.
Nhà của anh Trịnh Quang Phong cũng thuộc hàng đẹp và cổ trong làng. Ngôi nhà gần 200 năm tuổi không còn giữ toàn bộ nét nguyên bản mà được sửa sang lại chút ít như mái ngói, nền nhà được lát bằng gạch đỏ, tôn cao lên để tránh ngập nước vào mùa mưa.
Nhà rộng 3 gian, 2 chái, dựng bằng gỗ lim, hai bên cửa bức bàn, ở giữa là cửa song đào. Tường nhà được xây bằng tiểu sành, mảnh gốm Thổ Hà và trát lại nên mát mùa hè, ấm vào mùa đông.
Bộ án gian, sập thờ, sập ngồi, thiều châu... đều trên trăm tuổi. Anh Phong cho biết, xưa kia cụ nội nhà anh mua gỗ về, nuôi thợ trong nhà để họ chạm khắc bằng tay, sơn gụ trong vòng 2 năm mới xong.
Ở mỗi kẻ hiên lại chạm khắc những họa tiết trang trí, chủ yếu là rồng, phượng và hoa lá, tùng, cúc, trúc, mai...
Cổng làng Thổ Hà với cây đa, bến nước trong ký ức tuổi thơ được anh Phong tái hiện qua bức tranh bằng xốp để nơi góc nhà.
Nơi đây giữ được khá nhiều bức tường xây bằng tiểu sành, mảnh gốm. Thổ Hà cùng với Bát Tràng, Phù Lãng trở thành một trong ba nơi làm gốm của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các sản phẩm lò, chum, vại, tiểu sành. Những sản phẩm lỗi được người dân tận dụng để xây nhà, dựng tường tạo nên nét kiến trúc độc đáo riêng biệt cho làng nghề.
Theo nhịp sống hiện đại, tường gạch vôi được xây lên thay thế cho những bức tường cũ, chuyện xây nhà bằng tiểu sành chỉ còn trong ký ức, như minh chứng cho thời quá vãng vàng son của nghề gốm Thổ Hà .
Những ngõ nhỏ rộng chừng một mét, hai người đi ngược chiều phải nghiêng mình để tránh nhau. Các ngõ phân bố đều theo hình xương cá, trục đường hình bàn cờ nối tiếp nhau. Tường phủ màu rêu phong, nét đẹp chẳng kém Đường Lâm, Cự Đà.
Cổng ra vào ngõ được dựng bằng đá ong, đi thẳng ra bến nước.
Đình Thổ Hà trên 300 tuổi nổi tiếng đất Kinh Bắc, nằm trên khu đất rộng hơn 3.000 m2.
Chùa Thổ Hà nằm phía sau đình, bên tay trái là cổng làng tạo nên cảnh quan tự nhiên, hài hòa khi đặt chân lên đất làng này.
"Nhất cận thị, nhị cận giang", người Thổ Hà không có ruộng, thu nhập từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Ngôi làng giờ nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem, bánh đa cua, bánh đa dừa... Khi người nghệ nhân cuối cùng của làng mất vào năm ngoái thì nghề gốm Thổ Hà coi như mất hẳn. Đến Thổ Hà giờ đây không còn trông thấy cảnh: Làng gốm cữ này đang độ lửa/ Khói cỏ de thơm khắp cả làng/ Thuyền đinh khoang nặng đang rời bến/ Thanh Nghệ xuôi vào, Tuyên Thái sang ... (Bài thơ Làng gốm Thổ Hà của Vũ Quần Phương).
Đẹp đến nao lòng hồ Toong Đam Kon Tum! Với phong cảnh hữu tình, nên thơ khi được bao bọc bởi hệ thống rừng nguyên sinh xanh mướt, hồ Toong Đam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của mọi du khách gần xa khi về Kon Tum. Với những ai đã từng đặt chân về Măng Đen thì sẽ bị yêu nét đẹp trong trẻo, hoang sơ của nơi đây...