Bắc Giang muốn đưa một nông sản nổi tiếng của tỉnh thành thương hiệu quốc gia
Những năm trở lại đây, trái vải thiều của Bắc Giang đang dần khẳng định được thương hiệu của mình tại thị trường trong và ngoài nước.
Vải thiều Bắc Giang trên con đường đi lên thương hiệu quốc gia
Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh và thị trường trong, ngoài nước không ngừng biến động, nông sản Bắc Giang mà đặc biệt là vải thiều vẫn được tiêu thụ thuận lợi.
Đây là bài học kinh nghiệm từ cách làm bài bản của Bắc Giang, đáng để các địa phương khác học hỏi trong việc tiêu thụ nông sản…
Chỉ cần lên mạng và tra cứu cụm từ “vải thiều Bắc Giang” ngay lập tức sẽ có hàng loạt kết quả hiện ra với “vải thiều đi siêu máy bay,” hay “lần đầu tiên quả vải được bán cả ở 6 sàn thương mại điện tử”… và mới đây nhất là “vải thiều Bắc Giang được bảo hộ tại 8 thị trường lớn”…
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tham quan, kiểm tra vùng trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn. Ảnh: K.N
Điều đó càng khẳng định được giá trị của trái vải thiều Bắc Giang đang ngày càng được củng cố và được phổ biến rộng rãi tại thị trường trong và ngoài nước.
Trái vải thiều đã trải qua hơn 60 năm phát triển trên mảnh đất Lục Ngạn, Bắc Giang và bây giờ đã trở thành cây phát triển kinh tế chủ lực của địa phương.
Trái vải thiều đã không ngừng thích nghi và chuyển mình trở thành một thương hiệu đặc trưng mỗi khi nhắc đến tỉnh Bắc Giang và bây giờ đang trên con đường đi lên trở thành thương hiệu quốc gia.
Đặc biệt, vụ vải thiều năm 2021 diễn ra trong bối cảnh vô cùng đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.
Nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Bắc Giang đã quyết tâm vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều, không ngừng nâng cao giá trị quả vải trong thị trường nội địa và trên thị trường quốc tế.
Để ứng phó trong bối cảnh dịch Covid- 19 bùng phát, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng và kích hoạt cả 3 kịch bản thu hoạch và tiêu thụ vải thiều năm 2021; đồng thời triển khai hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản của tỉnh; phát huy tinh thần hữu nghị, hợp tác với các bạn hàng truyền thống, có sự liên hệ, trao đổi, phối hợp chặt chẽ từ các bạn hàng quốc tế, các tỉnh, thành phố bạn và doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh nông sản.
Video đang HOT
Đặc biệt, Bắc Giang đã tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2021 với sự tham dự của 22 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và 8 điểm cầu tại các nước: Nhật Bản, Úc, Singapore, Trung Quốc.
Ông Phan Thế Tuấn, phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Ảnh: K.N
Phát biểu tại điểm cầu Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao cách làm của tỉnh trong hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều, đồng thời mong muốn không chỉ có vải thiều mà các nông sản khác cũng có cách làm tương tự để nâng cao giá trị, thương hiệu nông sản.
Nỗ lực trong việc đưa trái vải thiều lên tầm thương hiệu quốc gia, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, không mở rộng diện tích mà tập trung phát triển theo chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng vải thiều.
Sở NNPTNT cùng UBND các huyện tập trung đào tạo, tập huấn cho cán bộ, ban điều hành, tổ hợp tác và các hộ nông dân sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ.
Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng trên vải, ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn, đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc và không sử dụng thuốc chứa hoạt chất đối với các thị trường đã cấm như Mỹ, Úc, Nhật Bản.
Những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã triển khai, xác định công tác quy hoạch, phát triển nông nghiệp nói chung và vùng trồng tập trung nói riêng dựa trên các điều kiện, lợi thế tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng.
Qua đó, tỉnh Bắc Giang đã sớm phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, làm cơ sở để chỉ đạo sản xuất các vùng chuyên canh với quy mô lớn, không phát triển tự phát, manh mún, theo phong trào, đẩy mạnh ứng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất.
UBND tỉnh cũng mới phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển cây ăn quả an toàn, bền vững, giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, GlobalGAP, đặc biệt ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý mã số vùng trồng để quản lý chất lượng, phục vụ cho tiêu thụ ở thị trường trong ngoài nước.
Đại diện Tập đoàn Nhật Bản thăm hệ thống sơ chế vải thiều xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (huyện Lục Ngạn). Ảnh: K.N
Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: ” Nhằm phát triển và nâng tầm trái vải thiều trở thành thương hiệu quốc gia, những năm qua tỉnh đã chủ động phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển cây ăn quả an toàn, bền vững giai đoạn 2021-2025.
Trong đó, xác định cần phải đa dạng hóa cây trồng, nhưng vẫn phải mang những phẩm cấp chuyên biệt về chất lượng cho từng loại sản phẩm; xây dựng chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu đặc trưng cho cây ăn quả, đặc biệt là trái vải thiều.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý mã số vùng trồng để quản lý chất lượng, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường cao cấp trong nước; phấn đấu trở thành vùng trọng điểm về sản xuất tập trung cây ăn quả của cả nước, mà hạt nhân là huyện Lục Ngạn và các huyện lân cận”.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Giang cũng chỉ đạo tập trung đẩy mạnh ứng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, tập trung xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất với chất lượng vượt trội, an toàn và sản lượng cao theo hướng sản xuất ổn định và bền vững, đáp ứng thị hiếu, yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, tăng cường tiêu thụ nông sản trực tuyến trên nền tảng online, hỗ trợ đưa nông sản quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ trên gian hàng của các sàn thương mại điện tử.
Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang: Thu 7.000 tỷ đồng sau vụ vải thiều, Bắc Giang xây dựng hộ sản xuất nông nghiệp số
Phát biểu tham luận tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định: Chuyển đổi số đã giúp nông sản Bắc Giang vươn xa.
Vải thiều Bắc Giang lên sàn
Chia sẻ câu chuyện xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trong 2 năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (đặc biệt là dịch Covid-19), ảnh hưởng nặng nề đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tác động tiêu cực, trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt của người nông dân.
Ông Tuấn cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh đã chủ động xây dựng 3 kịch bản, phương án tiêu thụ vải thiều phù hợp với cấp độ, diễn biến của dịch Covid-19, phù hợp với từng thị trường, từng kênh phân phối, tiêu thụ.
Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định: Chuyển đổi số đã giúp nông sản Bắc Giang vươn xa. Ảnh: D.V
"Tỉnh đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, các bộ, ngành Trung ương ứng dụng công nghệ số hóa để tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều, quy mô quốc tế với 30 điểm cầu trong nước và quốc tế" - ông Phan Thế Tuấn cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh dịch Covid-19, năm 2021, tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trực tuyến trên nền tảng online.
Tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) rất "tốc độ" triển khai hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử.
Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã mở gian hàng trên các sàn thương điện tử (Alibaba.com, San24h.vn, Sendo.vn, Voso.vn, postmart.vn...); thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ vải thiều trên mạng xã hội, các Fanpage trên Facebook, landing, zalo...; giao lãnh đạo Sở Công Thương trực tiếp livestream với một số nghệ sĩ, diễn giả nổi tiếng để quáng bá, tiêu thụ vải thiều và đã đạt được kết quả rất ấn tượng.
"Nhờ ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ vải thiều của tỉnh đạt được kết quả ấn tượng.
Tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt 215.852 tấn (cao nhất từ trước đến nay); thị trường được mở rộng và có dư địa lớn để phát triển.
Hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trong và ngoài nước qua hoạt động thương mại điện tử (tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử đạt trên 8.000 tấn). Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Bắc Giang coi chuyển đổi số là nhiệm vụ tất yếu
Theo ông Phan Thế Tuấn, với thành công bước đầu trong ứng dụng chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp, nhưng đây là lĩnh vực mới, đối tượng chủ yếu tác động, thụ hưởng là người nông dân, tổ hợp tác với trình độ dân trí còn hạn chế, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất còn manh mún.
Cán bộ cấp cơ sở ở các địa phương để triển khai, hướng dẫn chuyển đổi số vào sản xuất còn thiếu kinh nghiệm; các dữ liệu về diện tích, hiện trạng vùng trồng, kỹ thuật canh tác có sự biến động, thay đổi theo mùa vụ do vậy phải cập nhật thường xuyên.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nông sản của tỉnh đa số có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn, nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu nhân viên quản trị mạng, dữ liệu công nghệ thông tin, quản trị các sản phẩm, gian hàng trên sàn giao dịch còn yếu, chưa chuyên nghiệp từ khâu quảng cáo tiếp thị, xây dựng hình ảnh gian hàng, tiếp nhận đơn hàng, chốt đơn hàng, giới thiệu sản phẩm, chăm sóc khách hàng.
"Tỉnh Bắc Giang xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiệm vụ tất yếu. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, phấn đấu đến năm 2025 là địa phương trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; trong đó xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp số trong nền kinh tế" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Tuấn cho biết, tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ nông dân sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang.
Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các hộ sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp đăng ký tham gia 02 sàn thương mại điện tử (Postmart.vn và Voso.vn) để kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
"Bắc Giang cũng hướng tới hình thành các hộ sản xuất nông nghiệp số (có gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số trên các sàn thương mại điện tử); qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn" - ông Tuấn khẳng định.
Vụ vải thiều 'thành công trong gian khó' Khi đến vụ thu hoạch vải thiều năm 2021, tỉnh Bắc Giang lúc đó vẫn đang là tâm dịch COVID-19 của cả nước với hàng nghìn ca mắc. Vừa phải căng sức chống dịch, vừa phải nỗ lực hỗ trợ, xúc tiến tiêu thụ vải thiều cho người dân, Bắc Giang đã có những cách làm linh hoạt, sáng tạo để có được...