Bắc Giang: Kỷ luật hàng loạt cán bộ vụ “nhà quan” phá hàng chục nghìn m2 rừng tự nhiên
Sau hơn 10 kỳ báo điều tra của Dân trí thông tin về vụ việc gia đình lãnh đạo thị trấn phá bay hàng chục nghìn m2 rừng tự nhiên tại huyện Sơn Động (Bắc Giang), Huyện uỷ – UBND huyện Sơn Động đã chính thức kết luận Báo Dân trí thông tin đúng sự thật và kỷ luật hàng loạt cán bộ liên quan.
Ngày 08/11/2016, ông Nguyễn Quang Ngạn – Chủ tịch UBND huyện Sơn Động đã có báo cáo số 132/BC-UBND gửi Báo Dân trí, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về kết quả xác minh vụ việc gia đình Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Sơn phá hàng chục nghìn m2 rừng tự nhiên.
Theo đó, căn cứ Kết luận và kiến nghị của Cơ quan điều tra, trên cơ sở chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động đã chỉ đạo xử lý kỷ luật hàng loạt cán bộ, công chức, tập thể và cá nhân có liên quan.
Trụ sở UBND thị trấn Thanh Sơn nơi ông Thắng đang giữ cương vị chủ tịch, con trai là cán bộ tư pháp.
UBND huyện Sơn Động đã thành lập Hội đồng xét kỷ luật với hình thức khiển trách đối với 3 cán bộ đó là các ông Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Sơn Phạm Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Tuấn Mậu Bàn Văn Minh và Phó chủ tịch UBND xã Tuấn Mậu Hoàng Văn Tuệ. Với cá nhân ông Phạm Văn Cương, công chức tư pháp của UBND thị trấn Thanh Sơn, người trực tiếp chỉ đạo phá rừng, Hội đồng kỷ luật đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo”.
Về trách nhiệm của ngành Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang đã xét thi hành kỷ luật với hình thức “khiển trách” đối với ông Trịnh Hữu Thực là kiểm lâm phụ trách địa bản xã Tuấn Mậu năm 2014 do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra phá rừng tự nhiên trái phép mà không phát hiện kịp thời để xử lý. Đối với ông Trần Ngọc Sơn – Trạm trưởng trạm kiểm lâm địa bàn Tuấn Đạo đã bị phê bình do không nắm bắt kịp thời, chỉ đạo cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã Tuấn Mậu trong thời gian năm 2014 để ngăn chặn, xử lý vụ phá rừng của ông Phạm Văn Cương theo quy định của pháp luật nên đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức nghiêm túc phê bình vì không nắm bắt kịp thời để ngăn chặn xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, sau khi có kết quả điều tra từ phía Cơ quan cảnh sát điều tra, Chi cục kiểm lâm Bắc Giang sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm tập thể và các cá nhân liên quan đối với Hạt Kiểm lâm Sơn Động.
Video đang HOT
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Công Thắng – Bí thư Huyện ủy Sơn Động cho biết: “Sắp tới chúng tôi sẽ xử lý tiếp về mặt Đảng đối với các cán bộ liên quan. Đây là bài học lớn đối với huyện Sơn Động nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển rừng. Thay mặt các cấp chính quyền địa phương, chúng tôi xin cảm ơn Báo Dân trí đã thông tin kịp thời, chính xác sự việc để các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc xử lý nghiêm túc theo đúng quy định pháp luật”.
Tuyên truyền bảo vệ rừng tại tỉnh Bắc Giang.
Trước đó, sau loạt bài điều tra của Báo Dân trí, Công an huyện Sơn Động kết luận: Việc công dân tố cáo Phạm Văn Cương (Con ông Phạm Văn Thắng) ở thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn, thuê người phát rừng để trồng cây Keo tại khu Khe Lê, thôn Tân Thanh – Tuấn Mậu khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng là đúng.
Đối với Hạt Kiểm lâm Sơn Động để xảy ra việc phá rừng của ông Phạm Văn Cương ở thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn, nhưng cán bộ kiểm lâm không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, là vi phạm khoản 2, Điều 81 – Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, quy định về quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm.
Việc UBND xã Tuấn Mậu để gia đình ông Phạm Văn Cương phát rừng trồng keo trên địa bàn nhưng chưa phát hiện để có biện pháp ngăn chặn là vi phạm vào Điều 38 – Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, quy định trách nhiệm bảo vệ rừng của UBND các cấp (Điểm C, khoản 3, Điều 38 quy định: UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng).
Việc ông Hoàng Văn Tuệ – Phó Chủ tịch UBND xã Tuấn Mậu ký xác nhận vào giấy ủy quyền của ông Phạm Văn Thắng cho con là Phạm Văn Cương là chưa đúng với nội dung ghi trong giấy ủy quyền, vì trong giấy ghi ngày ủy quyền là 24/2/2014 nhưng ông Tuệ ký xác nhận là ngày 25/01/2016, lúc này ông Tuệ đã là Phó Chủ tịch UBND xã Tuấn Mậu. Do vậy việc ông Tuệ ký là không trái thẩm quyền, nhưng do sơ xuất không kiểm tra tài liệu đã ký xác nhận dẫn đến sai phạm đã nêu trên.
Đối với ông Phạm Văn Thắng được Nhà nước giao cho quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng, trong quá trình quản lý ông Thắng đã họp gia đình và thống nhất làm giấy ủy quyền chia cho các con một phần diện tích 8,6 ha là có thật, tuy nhiên sau khi ủy quyền đã chủ quan, thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến sai phạm của Phạm Văn Cương.
Đối với Phạm Văn Cương là người được bố là ông Phạm Văn Thắng ủy quyền quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng, khi chưa có hồ sơ cho phép cải tạo rừng theo quy định đã thuê người phát dọn rừng để trồng cây Keo là vi phạm Điều 37 – Luật bảo vệ và phát triển rừng, quy định trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng. Tuy hành vi trên chưa đủ yếu tố xử lý về hình sự, nhưng phải được xem xét xử lý về hành chính theo quy định của pháp luật.
Mặc dù, Cơ quan CSĐT Công an huyện Sơn Động xem xét không xử lý hình sự vụ án phá rừng. Tuy nhiên, cơ quan này đã có công văn số 256/CV-CQĐT đề nghị Huyện ủy, UBND huyện Sơn Động xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan trong vụ việc trên để có hình thức xử lý nghiêm khắc.
(Theo Dân Trí)
Cần Thơ: 16 người họ hàng Chủ tịch huyện được bổ nhiệm là đúng quy trình
Biên bản làm việc cho thấy các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm liên quan đến gia đình Chủ tịch UBND huyện Phong Điền đều đúng quy trình.
Trong thời gian qua, trên một trang thông tin điện tử có một số bài viết phản ánh về trường hợp ông Nguyễn Văn Sử, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ có 16 người bà con họ hàng đang làm ở các ban, ngành huyện và các xã.
Nội dung thông tin đăng tải cũng cho rằng nhờ ông Sử làm Chủ tịch nên họ mới được vào làm việc và đề bạt. Thông tin này sau đó được một số trang mạng cập nhật, tạo dư luận, có nhiều thông tin trái chiều.
UBND huyện Phong Điền - nơi ông Nguyễn Văn Sử công tác
Vừa qua, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống cùng đại diện một số Sở, ngành đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Phong Điền về tình hình KT-XH 10 tháng qua. Kết luận buổi làm việc, ông Thống lưu ý lãnh đạo huyện xung quanh việc dư luận cho rằng, ông Sử có nhiều người nhà "làm quan".
Ông Thống đã chỉ đạo Huyện ủy Phong Điền có trách nhiệm kiểm tra, làm rõ và báo cáo về thành phố; đồng thời, thông tin rõ ràng trong nội bộ cũng như trong nhân dân biết để minh định mọi chuyện, tránh đồn thổi, đồn đoán.
Cũng liên quan đến vấn đề này, vừa qua, Bộ Nội vụ có công văn gửi UBND TP Cần Thơ về việc đề nghị báo cáo để tiến hành kiểm tra về công tác bổ nhiệm. Công văn nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ cử đoàn công tác, tiến hành kiểm tra theo thông tin báo chí phản ánh về việc bổ nhiệm người nhà của lãnh đạo huyện Phong Điền.
Theo ông Nguyễn Hoàng Ba, Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ sau khi trực tiếp về địa phương làm việc về các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm liên quan đến gia đình Chủ tịch UBND huyện Phong Điền đã có kết luận.
Cụ thể: biên bản làm việc giữa đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ với đại diện UBND TP Cần Thơ cho thấy, các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm liên quan đến gia đình Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Văn Sử đều thực hiện đúng theo quy trình của pháp luật và đúng theo thẩm quyền của UBND cấp huyện đã được phân cấp. Chưa phát hiện có sự tác động của ông Nguyễn Văn Sử đối với trường hợp được tuyển dụng, bổ nhiệm.
Mặt khác, ông Sử được bầu cử và phê chuẩn chức danh Chủ tịch UBND huyện Phong Điền từ tháng 3/2015, trong khi, các trường hợp có quan hệ họ hàng với ông Sử đều làm việc tại các cơ quan từ trước đó, có người từ rất lâu, có người đi làm rồi mới kết hôn với cháu ông Sử.
Hầu hết các trường hợp được bổ nhiệm trước khi ông Sử được bầu và phê chuẩn chức danh Chủ tịch UBND huyện Phong Điền.
(Theo VOV)
Cơ quan tố tụng vào cuộc vụ thua lỗ gần 3.300 tỷ ở PVC Dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo, PVC chìm trong thua lỗ và nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự. Năm 2007, ông Trịnh Xuân Thanh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều về làm Phó tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), đến năm...