Bắc Giang: Khu xử lý rác ở xã NTM dừng khởi công vì bị dân phản đối
Cho rằng bãi rác sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của các hộ dân và khu nghĩa trang xã Liên Sơn, nên người dân trong xã đã tập trung phản đối việc xây dựng công trình xử lý rác thải. Trước tình trạng trên, UBND xã Liên Sơn, huyện Tân Yên đã phải tạm dừng khởi công xây dựng khu xử lý rác này.
Sáng nay (20/8) theo kế hoạch UBND xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ khởi công xây dựng công trình xử lý rác thải (công trình này nằm trong kế hoạch về đích nông thôn mới của xã Liên Sơn).
Tuy nhiên, sự việc này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân, bởi các hộ dân ở xã Liên Sơn cho rằng, việc xây dựng bãi rác sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống. Đứng trước sự việc trên, UBND xã Liên Sơn đã phải tạm dừng khởi công.
Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch UBND xã Liên Sơn cho biết: “Dự kiến sáng 20/8, UBND xã sẽ khởi công công trình xử lý rác, nhưng người dân phản đối nên chúng tôi đã dừng lại. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ được UBND huyện giao nên chúng tôi sẽ phải tiếp tục thực hiện trong thời gian tới”.
Trước đó, người dân xã Liên Sơn cho rằng, việc xây dựng bãi rác này sẽ biến nơi đây sẽ thành khu xử lý rác thải sinh hoạt của toàn huyện Tân Yên, như thế sau này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của các hộ dân trên địa bàn xã. Từ những lo ngại trên, người dân đã in nhiều băng rôn nhằm phản đối việc xây dựng khu xử lý rác thải ở xã Liên Sơn.
Người dân xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) phản đối việc chính quyền xây dựng công trình xử lý rác vì lo ngại sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống. Ảnh: Diệp Anh.
Video đang HOT
Trước sự việc trên, chính quyền xã Liên Sơn đã nhiều lần tuyên truyền, vận động người dân đồng ý xây dựng bãi rác nhưng vẫn chưa nhận được sự chấp thuận.
Được biết, chủ trương xây dựng khu xử lý rác thải này nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tân Yên đề ra. Sau khi công trình được xây dựng thì quy trình xử lý rác thải sẽ là theo hình thức chôn lấp.
Theo ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch UBND xã Liên Sơn, công trình xử lý rác thải tập trung này được huyện Tân Yên hỗ trợ kinh phí 200 triệu đồng, diện tích vài trăm mét vuông, chủ đầu tư là UBND xã Liên Sơn. Hiện tại một số người dân xã Liên Sơn cho rằng, việc xây dựng công trình xử lý rác thải nhằm phục vụ cho toàn huyện Tân Yên là không đúng.
“Bãi rác này xây dựng chỉ nhằm phục vụ xử lý rác sinh hoạt của người dân xã Liên Sơn, rác thải ở nơi khác sẽ không được xử lý tại đây. Còn thông tin bãi rác này sau khi xây dựng sẽ phục vụ cho toàn huyện, điều này là hoàn toàn không chính xác,” ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch UBND xã Liên Sơn khẳng định.
Vị chủ tịch UBND xã Liên Sơn cũng cho hay: “Bãi rác sau khi xây dựng sẽ được vận hành theo hình thức chôn lấp và xử lý hóa chất, sau đó nguồn nước sẽ được dẫn vào ao có nuôi bèo tây trước khi thải ra môi trường.” .
Ông Nguyễn Xuân Phú khẳng định, sau khi xây dựng nếu xảy ra ô nhiễm môi trường thì chúng tôi sẽ cho đóng cửa ngay khu xử lý rác thải ngay.
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Ngô Manh – Chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết: “Xây dựng khu xử lý rác thải để phục vụ nhân dân là chủ trương đúng vì vậy chính quyền sẽ quyết liệt làm”.
Theo Danviet
Thu nhập ổn định quanh năm từ nghề vỗ béo bò
Để chủ động nguồn thức ăn đủ nuôi vỗ béo khoảng 15- 20 con bò trong điều kiện thời tiết như hiện nay quả thực rất khó. Tuy nhiên với anh Chu Văn Đoàn ở thôn Bùng, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, Bắc Giang thì có thể hoàn toàn chủ động được.
Anh Đoàn nói: "Vỗ béo bò là nghề chính của gia đình, góp phần ổn định đời sống sinh hoạt cho 5 khẩu.Trung bình một năm tổng đàn bò của gia đình có khoảng 60 con, tương đương với 4 lần vào đàn, mỗi lần vào khoảng 15 con, mỗi con vỗ béo từ 2,5 - 3 tháng, sau khi trừ chi phí mỗi con cho lãi khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/con". Như vậy tiền lãi từ vỗ béo bò của gia đình anh Đoàn khoảng 120 - 150 triệu/năm.
Nghễ vỗ béo bò giúp anh Đoàn có thu nhập khá
Chị Thắm, vợ anh Đoàn tâm sự, anh chị đã gắn bó với cái nghiệp vỗ béo trâu bò cách đây hơn 10 năm và kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào việc vỗ béo bò. Theo chị Thắm, cái khó khăn nhất trong việc vỗ béo trâu bò đó là vỗ vào thời điểm mùa đông. Khi điều kiện thời tiết rét đậm rét hại kéo dài, nguồn cỏ tự nhiên khan hiếm nếu như không chăm sóc nuôi dưỡng tốt rất có thể gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Ý thức được việc trâu bò đổ ngã trong vụ đông chủ yếu do việc chăm sóc, nuôi dưỡng của chủ hộ không được tốt, chuồng nuôi không đủ ấm, nền chuồng ẩm ướt vậy nên năm nào gia đình chị cũng chuẩn bị rất kỹ lưỡng về chuồng trại, thức ăn và chủ động áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc đàn trâu bò trước khi bước vào vụ đông.
Với số lượng đàn bò có thời điểm lên đến 20 con thì việc giải quyết đủ và đều thức ăn thô xanh quanh năm là hết sức quan trọng. Chính vì vậy ngoài việc dành một phần đất nông nghiệp để trồng cỏ và gieo ngô dầy cho trâu bò ăn thì anh chị còn tận dụng hết những bờ bãi bỏ hoang để trồng cỏ VA06, cỏ Ngô... Ngoài việc cho năng suất cao thì các giống cỏ này có thời gian khai thác lâu 2-3 năm sau mới phải trồng lại.
Vào những thời điểm cỏ sinh trưởng, phát triển mạnh như mùa hè, nguồn thức ăn dồi dào, gia đình chị thường tận dụng cỏ, rơm và thân cây ngô đem phơi khô đánh đống bảo quản trong nhà kho hoặc ủ chua để dự trữ.
Hàng năm anh chị thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do Trạm Khuyến nông huyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức nên cũng học hỏi và áp dụng được rất nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn chăn nuôi như: Tiến bộ trong việc ủ chua thức ăn, ủ rơm với urê hoặc phương pháp làm mền thân cây ngô làm mềm rơm cho trâu bò ăn.
Điều đặc biệt anh chị nhận thấy rằng sau khi xử lý rơm, cỏ hay thân cây ngô bằng các phương pháp trên thì trâu bò ăn được nhiều hơn, lớn nhanh hơn nên nhanh được xuất bán hơn.
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn trâu bò anh chị cũng rất chú trọng việc tu sửa, che chắn chuồng trại mỗi khi mùa động về. Không những che chắn bằng bạt anh chị luôn giữ cho nền chuồng sạch sẽ, khô ráo tránh dội nước rửa nền chuồng. Việc vỗ béo bò của gia đình vào mùa đông chủ yếu là nuôi nhốt tại chuồng nhất là những ngày nhiệt độ xuống
Một trong những công tác góp phần tạo nên thành công từ việc vỗ béo trâu bò của gia đình anh chị đó là công tác vệ sinh thú y và phòng dịch bệnh.
Sau mỗi lứa nuôi anh chị thường để trống chuồng khoảng 15 ngày, trong những ngày chống chuồng anh chị thường vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu chăn nuôi bằng vôi bột và các loại thuốc sát trùng.
NGUYỄN THỊ THANH
Theo NNVN
CSGT nổ súng trấn áp xe khách vi phạm trên đường cao tốc Tài xế vờ chấp hành đánh xe vào khu vực làm việc, sau đó bất ngờ quay đầu rồi bỏ chạy. Một chiến sĩ đã phải nổ súng để trấn áp nhưng tài xế vẫn không chấp hành, tiếp tục nhấn ga bỏ chạy. Chiếc xe khách không chấp hành hiệu lệnh, CSGT phải nổ súng để trấn áp. Ảnh cắt từ clip....