Bắc Giang ‘khát’ gần 45.000 lao động, tuyển cả công nhân học hết lớp 9
Bắc Giang có 343 doanh nghiệp đã hoạt động, sản xuất trở lại và nhu cầu tuyển dụng đang rất cao với gần 45.000 công nhân.
Nhiều công ty ở Bắc Giang tuyển dụng lượng lớn lao động để bù đắp cho khoảng 2 tháng phải tạm dừng sản xuất do ảnh hưởng của dịch – Ảnh: GIANG SƠN ĐÔNG
Theo ông Hoàng Văn Thắng, trưởng phòng lao động – việc làm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang, trước dịch các doanh nghiệp này có khoảng 150.000 công nhân đi làm, vì thế đang rất khát lao động.
Để đáp ứng nhu cầu, nhiều công ty đang tuyển dụng gấp lượng lao động lớn, có thể kể đến như Công ty TNHH Luxshare – ICT Việt Nam với 20.000 chỉ tiêu, Công ty TNHH Newwing Interconnect Technology cần 15.000 lao động, Công ty TNHH công nghệ Lens Việt Nam tuyển 2.000 người, Công ty TNHH Hosiden Việt Nam cần 1.500 lao động, Công ty CP Tổng công ty May Bắc Giang tuyển 2.000 chỉ tiêu…
Video đang HOT
“Thời điểm hiện tại, các công ty không yêu cầu nhiều về trình độ và kinh nghiệm đối với lao động phổ thông. Nhiều công ty chỉ yêu cầu người lao động học hết lớp 6 hoặc lớp 9. Phần lớn người lao động ứng tuyển sẽ được tiếp nhận luôn và sẽ được đào tạo ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu công việc”, ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, để giữ chân người lao động, các công ty đang đưa ra nhiều ưu đãi như trợ cấp nhà ở, trợ cấp đi lại, trợ cấp tiền ăn… Có công ty thưởng mức thưởng chuyên cần gấp 2,3 lần so với thời điểm trước dịch COVID-19.
Để thuận tiện, nhiều công ty tuyển dụng theo các bước: ứng viên quét mã QR đăng ký thông tin online, phòng nhân sự gọi điện phỏng vấn, nếu đạt sẽ đến xét nghiệm RT-PCT, có kết quả âm tính theo quy định là có thể đi làm ngay.
Từ 15-6 đến nay, gần 45.000 lao động của 15 doanh nghiệp và hơn 4.800 lao động tự do được Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh hỗ trợ giải quyết thông qua sàn giao dịch việc làm trực tuyến (online), qua các phiên giao dịch việc làm lưu động…
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Huế, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang, cho hay các tỉnh có đông công nhân ngoài tỉnh muốn trở lại làm việc có thể kể tới như Lạng Sơn (700 – 800 người), Thái Nguyên (300 – 500 người)… Số lao động chờ dịch được kiểm soát, đang tìm kiếm công việc mới có đãi ngộ tốt hơn thì rất nhiều.
Nhiều doanh nghiệp tại bốn khu công nghiệp Vân Trung, Đình Trám, Quang Châu, Song Khê – Nội Hoàng đang tuyển gấp lao động ở độ tuổi từ 18 đến 40.
Cụ thể, quản lý nhân sự có thu nhập trên 8 triệu đồng/tháng. Nhân viên kỹ thuật có thu nhập từ 7,5 – 15 triệu đồng/tháng. Kế toán viên có thu nhập từ 6 – 15 triệu đồng/tháng. Công nhân sản xuất, lắp ráp điện tử có thể nhận 6 – 12 triệu đồng/tháng.
Công nhân may nhận từ 5,5 – 12 triệu đồng/tháng. Công nhân cơ khí có thể nhận từ 7 – 15 triệu đồng/tháng. Nhân viên lắp tấm pin năng lượng mặt trời thu nhập từ 9 – 13 triệu đồng.
Đặc biệt, phiên dịch viên tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung Quốc mức lương trên 10 triệu đồng/tháng.
15 dự án dừng thi công do khó bố trí lao động ở lại
15 dự án giao thông tại TP HCM với gần 300 nhân sự phải tạm dừng thi công từ hôm qua do không thể sắp xếp lao động ở lại công trường.
Chiều 15/7, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM cho biết, động thái tạm dừng được thực hiện theo yêu cầu của Sở Giao thông Vận tải thành phố về việc các chủ đầu tư, nhà thầu phải đảm bảo yêu cầu phòng dịch. Đây là những công trình nhỏ, chưa đủ điều kiện bố trí nơi ăn nghỉ, làm việc tại chỗ cho công nhân.
Công nhân thi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, tháng 2/2021. Ảnh: Gia Minh.
Theo ông Phúc, hiện có 15 dự án giao thông thuộc ban quản lý, với gần 800 kỹ sư, công nhân tiếp tục thi công do bảo đảm quy định phòng dịch khi TP HCM áp dụng Chỉ thị 16. Trong đó, nhiều công trình trọng điểm như hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); cầu vượt, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức); cải tạo đường Đặng Thúc Vịnh (huyện Hóc Môn)... Công nhân được bố trí lán trại ở công trường để ăn nghỉ, làm việc, thực hiện 5K.
Trước đó, UBND thành phố yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm ăn nghỉ, sản xuất tại chỗ cho công nhân, hay lao động phải ở tập trung, có xe chở từ nơi ở đến sản xuất, mới được hoạt động. Những đơn vị không đáp ứng phải dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7. Động thái này được đưa ra sau khi thành phố phát hiện nhiều ca nhiễm là lao động, công nhân làm việc ở các khu công nghiệp. Trên thực tế, một số nhà máy bị Covid-19 xâm nhập phải phong toả, dừng sản xuất.
TP HCM đang ngày thứ 8 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Hiện, thành phố ghi nhận 21.493 ca Covid-19, kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát từ ngày 27/4, cao nhất cả nước.
Cuộc sống du mục của những người cạo nhựa thông Hàng trăm lao động từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên dựng lán bạt, ăn ở dưới những tán rừng để làm nghề cạo mủ thông. Kon Tum hiện có khoảng 8.000 ha rừng thông tập trung ở các huyện Đăk Tô, Sa Thầy, Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Đăk Hà..., do Công ty TNHH MTV Nguyên liệu Giấy miền Nam quản...