Bắc Giang: Hội Truyền thống Trường Sơn tặng xe lăn, hỗ trợ hội viên bị tai biến sức khỏe.
Ngày 1/4, tại Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng Bắc Giang, Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh đã phối hợp với một số cơ quan chức năng, tổ chức xã hội của tỉnh tổ chức tiếp nhận tặng xe lăn và tiền tài trợ giúp đỡ của tập thể và cá nhân cho Ông Lê Xuân Kiên, người có công với cách mạng vừa bị đột quỵ, tai biến về sức khỏe.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng của tỉnh Bắc Giang với ông Lê Xuân Kiên và gia đình.
Tới dự có lãnh đạo, hooij viên Hội truyền thống Trường Sơn, Hội CCB, Hội chữ thập đỏ của tỉnh và địa phương; một số doanh nghiệp của tỉnh trên địa bàn; Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, đoàn thể, tổ chức xã Nghĩa Trung huyện Việt Yên; Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng của tỉnh và gia đình ông Lê Xuân Kiên.
Ông Lê Xuân Kiên sinh 15/8/1947, nhập ngũ 24/2/1964 (người bị địch bắt tù đầy ở Phú Quốc từ năm 1967-1973), xuất ngũ tháng 6/1975. Hiện nay ông Lê Xuân Kiên Thường trú tại Trải ổi, Nghĩa Trung, Việt Yên.
Gia đình Ông Lê Xuân Kiên có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Trong chiến tranh bị tù đầy và ảnh hưởng của chất độc hóa học, khi xuất ngũ về xây dựng gia đình, vợ làm nghề nông tại địa phương. Ông sinh được một con trai Lê Xuân Nguyên, hiện nay đã 32 tuổi bị thiểu năng trí tuệ, hiện giờ không làm được gì cho gia đình, phải sống dựa vào bố mẹ. Ông vừa bị đột quỵ, tai biến về sức khỏe, đang điều trị tại bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng của tỉnh Bắc Giang.
Tổng số kinh phí giúp đỡ gia đình ông Lê Xuân Kiên gần 2 chục triệu đồng, trong đó có một xe lăn và tiền mặt. Đại diện các ban nghành trong tỉnh có liên quan gúp đỡ 10.000.000đ; hội chữ thập đỏ Bắc Giang 2.000.000đ và một xe lăn; phòng kỹ thuật công ty may xuất khẩu BG 2.000.000đ; Hội CCB huyện Việt Yên 2.000.000đ; ĐU, HĐND, UBND, MTTQ xã Nghĩa Trung 1.000.000 đ; cháu Vũ thị Thu con chị Đăng thị Sáu: 1.000.000đ; cháu Nguyễn Thế Vũ Thu thành phố Hồ Chí Minh 1.000.000đ; đ/c Đỗ Văn Tập chủ tịch hội CCB huyện Việt Yên 1.000.000đ; một cháu làm việc tại VPUBND tỉnh 1.000.000đ và nhiều đơn vị tập thể cá nhân khác có sự giúp đỡ từ 300.000-5000.000 đ.
Tại buổi tiếp nhận sự giúp đỡ ở Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng của tỉnh, đại diện gia đình đã trân trọng cám ơn và đón nhận sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, đặc biệt là các cấp Hội truyền thống Trường Sơn, Hội CCB, Hội chữ thập đỏ, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Video đang HOT
Vải thiều Lục Ngạn và câu chuyện bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản
Việc vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là sản phẩm đầu tiên chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác.
Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.
Vải thiều Lục Ngạn trở thành sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ là chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản- Ảnh: Báo Bắc Giang
Vải thiều Lục Ngạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam vào năm 2008. Giá trị quả vải tăng cao, thị trường xuất khẩu mở rộng, trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, quả vải xuất khẩu chịu "thiệt thòi" là phải gắn tên của đơn vị cung cấp sản phẩm phía Nhật Bản trong quá trình tiêu thụ.
Do đó, với việc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, quả vải thiều Lục Ngạn từ nay được gắn chỉ dẫn địa lý "vải thiều Lục Ngạn" lên các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản, từ đó giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ cao hơn, cơ hội được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn cũng đến gần hơn.
"Giấy thông hành" vào thị trường khó tính
Khởi đầu từ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào năm 2017, trong Tuyên bố chung, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã khẳng định sẵn sàng tạo thuận lợi về thủ tục cho phép xuất khẩu cam, quýt của Nhật Bản vào Việt Nam và vải, nhãn của Việt Nam vào Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Từ đó, vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột là 3 sản phẩm được lựa chọn để đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN Việt Nam) và Cục Công nghiệp thực phẩm (Bộ Nông, Lâm & Ngư nghiệp Nhật Bản) để quảng bá chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đến người tiêu dùng Nhật Bản.
Vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính, cùng những quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý rất khắt khe, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản là vô cùng phức tạp.
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho biết, Cục đã thực hiện việc hỗ trợ qua hai con đường, đó là: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Nhật Bản và tích cực tác động ở nhiều cấp để đẩy nhanh tiến độ. Tiến trình kéo dài gần 2 năm và thực sự khó khăn. Ngoài lý do khác biệt về pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý giữa hai quốc gia, hồ sơ vải thiều Lục Ngạn vướng phải nhiều khó khăn về các thông số kĩ thuật và năng lực tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang cho biết, tháng 4/2019, hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Phía Nhật Bản đánh giá khả năng vận hành của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý yếu, thiếu tài liệu đáng tin cậy nghiên cứu đặc tính của sản phẩm, đặc biệt không có tài liệu chứng minh đánh giá của xã hội đối với đặc tính của sản phẩm. Dữ liệu về đặc tính sản phẩm không được cập nhật thường xuyên. Hoạt động gắn chỉ dẫn địa lý trên bao bì sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ...
Để đẩy nhanh tiến độ và đáp ứng các yêu cầu đề ra, Sở KH&CN Bắc Giang đã làm việc với các cơ quan Trung ương, các ngành, đơn vị liên quan tập trung hoàn thiện các tiêu chí. Theo đó, Sở tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí, quyết liệt vào cuộc, phối hợp tìm đơn vị, chuyên gia uy tín được Nhật Bản chấp nhận tham gia chứng nhận các yếu tố; phòng thí nghiệm, xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Sau khi hoàn thành lựa chọn, trong vụ vải thiều năm 2020, Sở đã phối hợp tổ chức lấy mẫu phân tích sản phẩm. Quá trình phân tích đã lấy mẫu có sự so sánh vải ở các vùng như: Phú Bình (Thái Nguyên); Chí Linh (Hải Dương), kết quả cho thấy trọng lượng vải của Lục Ngạn lớn hơn trọng lượng vải vùng xung quanh 11%, độ đường cao hơn từ 2-3%, độ ngọt (Brix) lớn hơn từ 3%-5%. Những kết quả này được gửi bổ sung hồ sơ cho Nhật Bản.
Với sự vào cuộc của nhiều ban ngành, tổ chức, cá nhân, những khó khăn này đã từng bước được giải quyết, giúp hoàn thiện các quy trình đăng ký cần thiết theo quy định của pháp luật Nhật Bản, để đến ngày 12/3/2021, vải thiều Lục Ngạn đã trở thành sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ là chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.
Theo ông Đinh Hữu Phí, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Nhật Bản sẽ được người tiêu dùng ở đó tin tưởng gần như tuyệt đối và có giá bán cao hơn nhiều so với sản phẩm không được bảo hộ tại Nhật Bản. Vì thế, đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình đưa vải thiều vào Nhật Bản cũng như mở đường cho việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các nông sản khác của Việt Nam tại thị trường khó tính này.
Thông tin công bố về vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang của Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
tại Nhật Bản
Thách thức sau bảo hộ
Tuy nhiên, việc vải thiều Lục Ngạn được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thành công tại Nhật Bản mới chỉ là bước đầu tạo lợi thế cạnh tranh cho vải thiều Lục Ngạn đến với thị trường Nhật Bản. Đã, và sẽ cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía, nhiều cấp, bộ, ngành, để vải thiều Lục Ngạn tiếp tục giữ vững được thị trường khó tính này, đồng thời mở rộng hơn nữa chỗ đứng của mình.
Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết, các hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn sau bảo hộ sẽ tiếp tục là một thách thức lớn cho các cấp, các ngành, đặc biệt của tỉnh Bắc Giang. Đó là hằng năm phải đánh giá nội bộ chất lượng sản phẩm theo tiêu chí chỉ dẫn địa lý được bảo hộ và cập nhật thường xuyên lên hệ thống để các đối tác thu mua sản phẩm nắm được.
Bên cạnh đó, để có các chỉ tiêu tốt, phải có sản phẩm tốt và điểm mấu chốt vẫn là người dân cần tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất để tạo ra sản phẩm vừa có mã đẹp mà chất lượng vẫn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Như vậy, trách nhiệm của người sản xuất phải được nâng cao, từ đó quyết định đến chất lượng sản phẩm, yếu tố cốt lõi để phát huy giá trị sau bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Trước mắt, Sở KH&CN Bắc Giang sẽ kết hợp xúc tiến tiêu thụ vải thiều, trong đó chú trọng kết nối các cơ quan Trung ương, doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua xuất khẩu vải thiều với các nhà vườn. Sở đang hoàn tất hồ sơ, thông qua Bộ KH&CN đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận vải thiều là sản phẩm quốc gia trong tháng 5/2021.
Năm nay, thời tiết thuận lợi và người dân đúc rút thêm kinh nghiệm, ứng dụng nhiều tiến bộ công nghệ-kỹ thuật mới vào thâm canh, dự báo vải thiều được mùa. Vụ sản xuất năm 2021, diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang dự kiến đạt khoảng 28.000 ha (năm 2020 là 15.000 ha).
Không chỉ sản lượng dự báo tăng mà chất lượng, giá trị vải thiều sẽ nâng lên. Đáng mừng là vùng hữu cơ an toàn, sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP tiếp tục mở rộng, chiếm khoảng 60% diện tích. Việc được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang Nhật và mở rộng tiêu thụ vào các thị trường khác.
Vẫn còn đó nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua, tuy nhiên, từ câu chuyện quả vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mong rằng, trong thời gian tới đây, nông sản Việt Nam sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, để thêm nhiều sản phẩm đạt được thành công như quả vải thiều đã làm được, cùng chinh phục các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ, Australia và nhiều nước khác trên thế giới.
Sáng 4/4, Việt Nam có 3 ca Covid-19 mới Bộ Y tế thông tin đây là 3 người Việt trở về từ Angola, được cách ly sau khi nhập cảnh tại Bắc Giang. Trước đó, trên chuyến bay này cũng có 5 bệnh nhân. Tính từ 18h ngày 3/4 đến 6h ngày 4/4, nước ta thêm 3 ca Covid-19 (BN2627-2629) là các ca được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Bắc...