Bắc Giang hoàn thành tiêm 150.000 liều vaccine Covid-19
Bắc Giang đã hoàn thành tiêm 150.000 liều vaccine cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và công nhân, sớm hơn 2 ngày so với kế hoạch.
Đại diện lãnh đạo Sở Y tế Bắc Giang cho biết tỉnh đang tập trung song hành 2 nhiệm vụ là chống dịch và đảm bảo phát triển kinh tế. Vừa qua, để phòng chống dịch, tỉnh đã phải đóng cửa các khu công nghiệp, hiện dần mở cửa trở lại.
Một trong những quy trình để hỗ trợ doanh nghiệp là tiêm vaccine Covid- 19 cho công nhân. Trong đó, ưu tiên cho công nhân tại các khu công nghiệp và các công ty đi vào sản xuất trước.
Ban đầu, Bắc Giang được phân bổ là 30.000 liều. Sau đó, được bổ sung thêm 120.000 liều. Ngay khi nhận được vaccine, tỉnh đã triển khai chiến dịch tiêm chủng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và công nhân trên 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Số lượng vaccine phân bổ cho mỗi huyện, thành phố dựa trên số lượng công nhân tại địa phương.
Ngoài ra, một tổ lưu động của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh tiêm cho công nhân trong các công ty ở khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn, hoặc cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Mục tiêu ban đầu đặt ra là hoàn thành tiêm trong vòng 7 ngày.
Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Y tế đã điều động hơn 300 sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đến hỗ trợ tiêm, Bệnh viện Phổi trung ương cử 20 bác sĩ để tham gia khám sàng lọc, Sở Y tế Hà Nội hỗ trợ 20 xe và đội cấp cứu.
Video đang HOT
Tiêm chủng cho công nhân Công ty May Bắc Giang. Ảnh: Đức Duy.
Về công tác đảm bảo an toàn, đại diện Sở Y tế Bắc Giang cho biết đã triển khai theo đúng hướng dẫn trong chương trình tiêm chủng của Bộ Y tế. Cụ thể, công tác tiêm vaccine được triển khai theo quy trình một chiều với đầy đủ các bàn chuyên môn theo quy định, bao gồm bàn tiếp đón, kiểm tra nhiệt độ, phân loại đối tượng, ghi danh sách, sau đó đến khám sàng lọc.
Trường hợp nào sau khi khám đủ điều kiện thì được chuyển sang tiêm. Các điểm tiêm đều có một tổ cấp cứu, cùng với trang bị thuốc cấp cứu, hộp chống sốc và dụng cụ đầy đủ. Đồng thời, một xe cấp cứu đề phòng khi có tình huống xấu xảy ra.
Với những trường hợp có dấu hiệu phản ứng với vaccine sau khi tiêm sẽ xử lý theo phác đồ và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Những trường hợp phản ứng cấp độ nhẹ (cấp độ 1) thì có thể theo dõi tại chỗ. Trường hợp phản ứng độ 2 sau khi xử lý sơ bộ sẽ đưa về tuyến huyện hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh.
Bắc Giang tập trung đẩy nhanh tốc độ tiêm nhưng vẫn phải đặt an toàn lên hàng đầu. Kết thúc đợt tiêm, một trường hợp sau tiêm 15 phút có dấu hiệu phản vệ độ 3. Hiện, sức khỏe của bệnh nhân này đã ổn định.
So với số lượng công nhân hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, 150.000 liều đã cấp vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng. Vì vậy, UBND tỉnh Bắc Giang đã đề nghị được phân bổ thêm 150.000 liều.
Ngày 5/6, Bộ Y tế đã quyết định điều chuyển tạm thời 10.000 liều cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang để tiếp tục triển khai tiêm.
“Đây là một dấu hiệu rất tốt. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới chương trình vaccine quốc gia sẽ tiếp tục đưa một số lượng vaccine nữa về Bắc Giang để có thể đảm bảo cho công nhân có miễn dịch đối với Covid- 19″, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói.
Bệnh viện Chợ Rẫy không kêu gọi ủng hộ cho Đội phản ứng nhanh trên mạng xã hội
Sáng 30-5, Bệnh viện Chợ Rẫy có thông tin về việc xuất hiện một số lời kêu gọi, vận động hỗ trợ cho Bắc Giang cũng như cho đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy trên mạng xã hội.
Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy tích cực hỗ trợ Bắc Giang phòng, chống dịch bệnh. (Ảnh BVCC)
Trước thông tin trên, TS, BS CK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, khẳng định, để dành toàn lực cho công tác khám chữa bệnh, đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy không có bất kỳ hoạt động kêu gọi ủng hộ nào trên các trang mạng xã hội.
Mọi hoạt động sử dụng hình ảnh và thông tin của đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy để kêu gọi đều không phải là chủ trương của Ban lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cũng như các thành viên trong đội phản ứng nhanh.
Theo Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TS, BS CK2 Nguyễn Tri Thức, tình hình dịch bệnh tại Bắc Giang đang có nhiều diễn biến khó khăn và phức tạp, cả nước đang chung tay cùng Bắc Giang để vượt qua đại dịch này. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã cử một đội phản ứng nhanh đến Bắc Giang, hỗ trợ các đồng nghiệp điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt là các bệnh nhân nặng.
Bên cạnh những chính sách của Chính phủ, Bộ Y tế dành cho đội ngũ nhân viên y tế và nhân dân vùng dịch Bắc Giang, Ban Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cũng thường xuyên liên lạc, chăm lo về tinh thần lẫn vật chất để các y bác sĩ có thể tập trung vào công tác chuyên môn, cứu sống người bệnh.
Theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, ngay khi được điều động của Bộ Y tế, Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy gồm 13 thành viên đã có mặt ngay tại Bắc Giang vào trưa 26-5. Đoàn đã làm việc trực tiếp với PGS, TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Y tế, ThS Nguyễn Trọng Khoa - Cục phó Cục Quản lý khám chữa bệnh và Sở Y tế Bắc Giang.
Ngay trong ngày 26-5, các thành viên Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy đã đến Bệnh viện Phổi Bắc Giang, nơi được xây dựng 58 giường hồi sức cho các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng nguy kịch và 70 giường cho các bệnh nhân nhẹ.
Ngày 27-5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn giao nhiệm vụ cho Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận, sắp xếp lại các quy trình, chịu trách nhiệm điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang theo phương châm bốn tại chỗ.
Tính đến ngày 29-5, Bệnh viện Phổi Bắc Giang đã tiếp nhận 70 bệnh nhân nhẹ, 40 bệnh nhân nặng và nguy kịch, trong đó hai bệnh nhân phải thở máy, lọc máu liên tục và tiên lượng nguy cơ còn thể phải can thiệp ECMO, sáu bệnh nhân thở oxy dòng cao (HFNC), 30 bệnh nhân phải thở oxy. Tiên lượng trong những ngày tiếp theo con số bệnh nhân nặng, phải thở máy sẽ tiếp tục gia tăng.
Bộ Y tế cũng đang chủ động cung ứng tiếp nhiều máy thở chức năng cao, HFNC, máy lọc máu và máy ECMO từ kho dự trữ quốc gia để đáp ứng nhu cầu cấp bách là điều trị các bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang.
Các thành viên Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy đã túc trực ngày đêm để luôn bảo đảm an toàn cho bệnh nhân, đồng thời tập huấn cho các đồng nghiệp, thực hiện phương châm bốn tại chỗ.
Nam sinh từ Đà Nẵng ra Bắc Giang chống dịch Hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ khu cách ly tại Đà Nẵng, Nguyễn Văn Thắng, sinh viên Đại học Đông Á, tình nguyện ra Bắc Giang chống dịch. Trở về chỗ nghỉ lúc đồng hồ điểm ngày mới, Nguyễn Văn Thắng, sinh viên năm nhất ngành Điều dưỡng, khoa Y, Đại học Đông Á, mệt nhoài, bàn tay tê mỏi sau một ngày...