Bắc Giang: Ghi nhận thêm 27 ca dương tính, chủ yếu ở ổ dịch huyện Lục Ngạn
Trong 24h, tính đến 19h ngày 29/6, tỉnh Bắc Giang ghi nhận thêm 27 ca F0, chủ yếu liên quan đến ổ dịch thôn Bằng Công, xã Kiên Thành ( Lục Ngạn), nâng tổng số ca F0 lên 5.690 trường hợp.
Chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 huyện Lục Ngạn kiểm soát các phương tiện ra vào huyện.
Các ca F0 mới chủ yếu liên quan đến ổ dịch thôn Bằng Công, xã Kiên Thành ghi nhận trong khu cách ly và khu vực phong tỏa.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Bắc Giang nhận định tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát: ổ dịch liên quan đến khu công nghiệp đã được khống chế, còn ổ dịch thôn Bằng Công, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn vẫn còn phát sinh các ca nhiễm mới nhưng cơ bản đã khoanh vùng, ít có khả năng lây lan phát triển trong cộng đồng; Dự báo trong vài ngày tới, vẫn tiếp xuất hiện thêm số ít trường hợp F0, chủ yếu trong một số khu cách ly tập trung, khu phong tỏa của huyện Lục Ngạn do trước đây đã có tiếp xúc gần với các trường hợp F0. Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang rà soát được F1 là 29.253 trường hợp F1; 106.717 trường hợp F2.
Ngày 29/6, cơ quan chức năng tập trung lấy mẫu xét nghiệm trong các khu vực bị phong tỏa, khu cách ly tập trung có nguy cơ cao trên địa bàn huyện Việt Yên và huyện Lục Ngạn. Tổng cộng đến nay đã lấy 1.656.880 mẫu (riêng trong ngày 29/6/2021 là 37.714 mẫu); đã chạy 1.617.983 mẫu. Ngoài ra, các địa phương đã lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cộng đồng với 799.803 mẫu.
Tỉnh Bắc Giang chỉ đạo huyện Lục Ngạn tiếp tục thực hiện việc truy vết thần tốc, triệt để; rà soát, phân loại nhóm đối tượng, kiểm soát chặt chẽ nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Tổ chức xét nghiệm trên diện rộng, kết hợp các phương pháp xét nghiệm phù hợp với từng nhóm đối tượng Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại hạn chế các khu cách ly tập trung, vùng phong tỏa, nhất là tại huyện Lục Ngạn. Theo dõi sát sao các điểm có nguy cơ lây nhiễm cao như: ổ dịch Bằng Công (xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn); các khu cách ly tập trung, các xã có ca F0, các ca F1 nguy cơ cao.
Bắc Giang: Nông dân kêu trời vì giá vải thiều lên xuống thất thường
Vài ngày trở lại đây, tại khu vực phố Kim (Lục Ngạn, Bắc Giang) luôn tấp nập người và xe tải tới thu mua vải thiều, tiêu thụ đi khắp các tỉnh thành và xuất khẩu ra nước ngoài.
Bắc Giang: Nông dân Lục Ngạn nhộn nhịp đi bán vải thiều sớm
Sáng ngày 1/6, tại thị trấn Kim (Lục Ngạn), nơi có nhiều tiểu thương đến thu mua và người dân chở vải từ khắp các nơi tập trung đến cân vải, tấp nập vào buổi sáng khiến một số tuyến đường xảy ra tình trạng ùn tắc.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, một vị lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, năm nay nhiều quy định được đặt ra trong việc mua bán vải thiều như người mua - bán vải, lái xe phải là người không thuộc trường hợp cách ly y tế, âm tính với Covid-19 và được cấp giấy xác nhận có dấu đỏ.
Được biết, đến ngày 31/5, tổng sản lượng đã tiêu thụ được tại huyện Lục Ngạn đạt khoảng 5.834 tấn vải thiều, chủ yếu là thị trường phía Nam, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn...
Cũng theo vị lãnh đạo huyện Lục Ngạn, năm nay, ngoài tiêu thụ vải tại các điểm cân đo thì vải thiều được các thương lái đặt thu mua tại vườn, không phải mang ra các điểm xe tải như các năm trước nhằm phòng tránh dịch bệnh Covid-19.
Cũng theo ghi nhận của phóng viên, tại thị trấn Kim (Lục Ngạn), hàng chục người dân chở các sọt vải đứng chờ ven đường vì giá vải lên xuống "chóng mặt" chỉ trong vòng buổi sáng, chờ được giá mới bán.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Cần ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) cho biết: "Mấy bữa trước thì bán được khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg, nhưng đến hiện tại thì không bán được giá đó nữa. Ngay trong sáng nay, tôi bán được giá 15.000 đồng/kg nhưng đến buổi trưa giá đã giảm sâu xuống còn một nửa là 8.000 đồng/kg. Nên là không muốn bán suốt từ sáng đến giờ".
Giá bán hiện tại dao động từ 14.000 - 32.000 đồng/kg; tại một số xã giá vải sớm Thanh Hà được cân với giá 25.000 - 35.000 đồng/kg.
Tại một điểm thu mua, đóng hộp vải để xuất đi thị trường Trung Quốc, hàng chục công nhân đang hối hả chọn lọc, cắt cuống vải, đóng vào hộp ướp lạnh để bảo quản.
Chị Chu Thị Tâm, thương lái thu mua vải ở thị trấn Kim (Lục Ngạn) chia sẻ, năm nay, vải được mùa, mẫu mã đẹp và giá cũng như mọi năm, không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, cước vận chuyển quá cao nên mấy ngày nay chưa thấy có lãi.
"Như năm ngoái thì giá vận chuyển vào khoảng 22.000 đồng/thùng chở đến tận cửa khẩu Lào Cai. Nhưng năm nay do dịch bệnh Covid-19 nên cước vận chuyển cũng bị đội lên rất cao khoảng 35.000 đồng/thùng. Từ hôm nọ đến nay, tôi đi được hơn chục xe vải mà chưa thấy lãi đâu cả", chị Tâm chia sẻ thêm.
Mỗi ngày tại cơ sở của chị Tâm xuất được khoảng 12 tấn vải tương đương 800 thùng đi thị trường Trung Quốc.
Trước khi đóng vào thùng xốp, vải sẽ được ngâm vào bể đá khoảng từ 3-5 phút.
Được biết, hiện nay, một số tỉnh siết chặt lưu thông đối với các xe có biển số 98, lái xe có hộ khẩu tại Bắc Giang khi đi qua các chốt kiểm dịch đã yêu cầu lái xe phải test nhanh Covid-19.
Đa số các loại vải đẹp loại 1 loại 2 được các tiểu thương thu mua để xuất khẩu.
Năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang trồng 28.100 ha vải thiều, sản lượng ước 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm trước.
Di chuyển 3000 F1 ra khỏi 'điểm nóng', tiếp tục làm sạch các ổ dịch, khôi phục sản xuất Trong ngày 28/5, hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang nỗ lực triển khai thần tốc, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch để kiểm soát tình hình, làm sạch các ổ dịch, khôi phục và duy trì hoạt động sản xuất trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp (KCN). Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh,...