Bắc Giang – điểm đến du lịch hấp dẫn
Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, Bắc Giang có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và đang là điểm đến mới, hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.
TP Hồ Chí Minh: Ứng dụng công nghệ vào phát triển du lịch
Quảng Bình hội tụ đủ các điều kiện để phát triển thành trung tâm du lịch lớn
Nâng tầm du lịch Mộc Châu – ‘Điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới’
Khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, nơi diễn ra Lễ khai mạc Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Bắc Giang 2023. Ảnh: TTXVN phát
Nhiều khu, điểm du lịch thu hút du khách
Bắc Giang có vị trí địa lý gần Thủ đô Hà Nội, sân bay, cảng biển, cửa khẩu quốc tế; được kết nối với các trung tâm kinh tế, du lịch trong nước (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên) và các trung tâm kinh tế, du lịch vùng Đông Nam Trung Quốc (Bằng Tường, Nam Ninh) bởi các tuyến giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Địa phương còn sở hữu nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, tự nhiên rất có giá trị có thể khai thác, phát triển du lịch văn hóa – tâm linh, lịch sử – văn hóa, sinh thái – nghỉ dưỡng…
Địa hình nơi đây đa dạng, có sự kết hợp giữa vùng đồng bằng và vùng núi cao tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, nổi bật như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Sơn Động) có diện tích gần 12.265,1 ha (trong đó rừng tự nhiên là 11.766,24 ha) là khu vực tiếp giáp núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) – nơi đây có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn. Khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động) có diện tích 7.153 ha (trong đó diện tích rừng tự nhiên 5.092 ha) còn giữ nguyên nét hoang sơ với nhiều cảnh quan đẹp như: Vũng Tròn, cây Đa cổ thụ, thác Ba Tầng cùng nhiều dòng suối. Khu Du lịch sinh thái suối Mỡ, huyện Lục Nam có những dòng thác quanh năm tung bọt trắng xóa, nổi tiếng với đền Suối Mỡ linh thiêng (đền Hạ, đền Trung và đền Thượng)…
Là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, Bắc Giang hiện có 2.237 di tích lịch sử, văn hóa trải khắp trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó có 735 di tích đã được xếp hạng, gồm: 5 di tích và cụm di tích cấp quốc gia đặc biệt, 93 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 608 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Đến nay, địa phương đã hình thành một số khu, điểm du lịch tại thành phố Bắc Giang và một số huyện như: Khu Du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử tại huyện Sơn Động, Khu Du lịch sinh thái Bản Ven, huyện Yên Thế. Các khu dịch vụ, lưu trú khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 3 sao tại thành phố Bắc Giang, huyện Việt Yên, huyện Lục Nam; hình thành mô hình các hợp tác xã du lịch cộng đồng gắn vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn… Bước đầu, tỉnh xây dựng, hình thành sản phẩm du lịch “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”.
Bắc Giang đã cơ bản hình thành và khai thác có hiệu quả 4 không gian du lịch trọng tâm của tỉnh gồm: Hà Nội – thành phố Bắc Giang – Lục Ngạn – Sơn Động; Không gian du lịch Tây Yên Tử gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử” (huyện Sơn Động, Lục Nam, Yên Dũng); Không gian du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả và chè bản Ven (huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế); Không gian du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với du lịch golf (huyện Yên Dũng, Việt Yên, Lục Nam). Tỉnh đang tích cực triển khai, phấn đấu hình thành và khai thác hiệu quả không gian du lịch, vui chơi giải trí, kinh tế ban đêm (tại thành phố Bắc Giang và huyện Việt Yên) trong thời gian tới.
Đến Bắc Giang, du khách không chỉ tham quan các di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng, du lịch dã ngoại tại các Khu Bảo tồn thiên nhiên, các hồ, thác nước… mà còn được thưởng thức các đặc sản tươi, ngon, hấp dẫn như: vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mì Chũ…
Huy động nguồn lực phát triển du lịch
Video đang HOT
Du khách đi thuyền tham quan hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang). Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Tỉnh đã quan tâm huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển ngành Du lịch, giúp Bắc Giang trở thành một điểm đến mới, hấp dẫn du khách.
Từ năm 2021 đến nay, địa phương đã công nhận thêm 4 điểm du lịch; nâng tổng số khu, điểm du lịch được công nhận trên địa bàn lên 13 điểm. Toàn tỉnh có 445 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, trong đó có , 10 khách sạn 3 sao, một khách sạn 4 sao.
Tuy nhiên, một số nhiệm vụ phát triển du lịch ở Bắc Giang triển khai còn chậm như: Quy hoạch Khu Du lịch cấp Quốc gia Tây Yên Tử (từ Tây Yên Tử đến Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ và chùa Vĩnh Nghiêm); quy hoạch Khu Du lịch rừng Sơn Động gắn với biển Hạ Long… Sản phẩm du lịch của tỉnh tuy đã cải thiện nhưng chưa tạo bước đột phá, chưa có sản phẩm có thương hiệu đặc trưng cho du lịch địa phương. Tỉnh còn thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí, hoạt động kinh tế đêm mua sắm để giữ chân và tăng mức chi tiêu của du khách. Chất lượng các khu, điểm lưu trú, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn thấp. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu chuyên nghiệp…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Sơn chia sẻ, từ nay đến năm 2025, Bắc Giang chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch du lịch; sớm quy hoạch các khu, điểm du lịch tiềm năng để quản lý và thu hút đầu tư phát triển du lịch. Địa phương tích cực xây dựng, hình thành 4 sản phẩm du lịch chính là: Du lịch văn hóa – tâm linh; du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng; du lịch vui chơi, giải trí, thể thao (golf); du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn và các di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Đồng thời, tỉnh tích cực mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư có tiềm năng để đầu tư các dự án lớn, xây dựng các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại cao cấp; các công trình văn hóa, thể thao gắn với phát triển du lịch; tổ chức tốt các hoạt động mỗi xã một sản phẩm, các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng Khu Du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử; hình thành sản phẩm du lịch “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”; hình thành hai khu phố đi bộ, phát triển kinh tế đêm tại thành phố Bắc Giang và một số địa phương; cải tạo, xây dựng các khu vực trồng hoa đặc sắc theo chủ đề và theo các mùa trong năm tại Công viên Hoàng Hoa Thám. Địa phương kêu gọi thu hút đầu tư 5 sân golf, ít nhất một khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 5 sao; công nhận được một khu du lịch cấp tỉnh (Khu Du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử), 8 điểm du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, nâng tổng số thành hai khu du lịch cấp tỉnh, 20 điểm du lịch. Năm 2025, toàn tỉnh đặt mục tiêu thu hút được 3 triệu lượt khách du lịch; doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 6.000 lao động…
Kỳ vĩ thắng cảnh Vực Rêu
Rời dãy Phật Sơn với suối nước vàng, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. Điểm đến tiếp theo là Vực Rêu - một danh thắng khá nổi tiếng của huyện Lục Nam (Bắc Giang).
Theo quốc lộ 37 hướng đi Sao Đỏ khoảng hơn 10km là đến địa phận xã Cẩm Lý. Theo lời kể của bác Trưởng thôn Giáp Sơn, xã Cẩm Lý thì Vực Rêu là tên gọi một vực nước sâu nằm gọn dưới khe núi Lòng Thuyền có chiều dài chừng 3km, hai bên bờ đều là núi thuộc địa phận thôn Giáp Sơn, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam bên sườn tây Yên Tử.
Con đường vào Vực Rêu đang được khai mở cho thêm rộng và dễ đi hơn, dù vậy cũng khá vất vả để chiếc xe u-oát dã chiến bò vào. Trong tương lai không xa, con đường này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Vực Rêu.
Con đường nhỏ dẫn vào Vực Rêu đã gợi cho chúng tôi bao sự hào hứng, lạ lẫm. Nhiều loại cây gỗ quý cùng với những hoa cỏ chúng tôi chưa gặp bao giờ.
Chúng tôi vận nhận rõ dấu tích còn lại của ngôi chùa cổ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV - XV có tên là chùa Hòn Tháp, người dân nơi đây vẫn thường gọi là Sơn Tháp tự.
Dấu tích của Sơn Tháp Tự
Đi bộ khoảng một cây số, trước mắt chúng tôi hiện ra một khoảng không gian rộng. Vẫn nhóm học sinh rủ nhau đi picnic mà chúng tôi gặp trên đường đang nô đùa dưới thác nước mát trong lành. Có lẽ cảm giác thích thú, hồn nhiên chỉ có được đầy đủ nhất ở lứa tuổi vô tư này.
Chúng tôi tiếp tục hành trình lên đỉnh Vực Rêu, leo dần lên thượng nguồn bằng con đường mòn ven lưng chừng núi hiểm trở, gập ghềnh với độ dốc khá lớn. Cảnh vật hoàn toàn mới lạ. Đôi lúc, bắt gặp những phiến đá được thiên nhiên đẽo tạc thành những hình thù kỳ quái. Leo lên những vách đá này quả thực có phần khó khăn, mạo hiểm, nhưng cũng không kém phần thú vị. Nhưng vẫn còn dễ leo vì có cạnh đá để bám tay, có hốc đá để giẫm chân vào.
Theo lời bác trưởng thôn Giáp Sơn thì mùa hè, con suối ở Vực Rêu là bồn tắm thiên tạo lý tưởng mà ai đã có dịp đến đây khó có thể bỏ qua. Còn đến mùa mưa, ở độ dốc cao như thế này, Vực Rêu đẹp hơn nhiều bởi đủ loại thác nước cao, thấp giữa vùng núi non hoang sơ của rừng đại ngàn Tây Yên Tử. Cùng với khu du lịch Suối Mỡ, suối Nước Vàng, Thác Giót, thì Vực Rêu là món quà mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho miền sông Lục - núi Huyền.
Vực Rêu thu hút nhiều bạn trẻ
Mùa này ít nước, lòng suối chỉ có mạch nước nhỏ mát lạnh từ thượng nguồn, len lỏi qua những kẽ đá chảy róc rách. Đây cũng là thời gian lòng suối có dịp phô hết vẻ đẹp khoẻ khoắn thiên tạo của mình. Thảm thực vật hai bên suối khá phong phú: sim, mua, trúc, bìm bìm và nhiều loại cây khác chưa được biết tên. Trên vách đá thỉnh thoảng chúng tôi gặp những cây cổ hàng trăm năm tuổi với những rễ cây to xù xì ôm chặt vào vách, vừa hiên ngang vừa kiêu dũng, những dải lá thả xuống lòng suối mềm như liễu rủ...
Ở trên cao nhìn xuống có thể thấy những hồ nước nhỏ trong veo, xanh biếc - là những hồ tắm thiên tạo mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho du khách. Từ trên đỉnh núi Mã Yên phóng tầm mắt xa hàng trăm dặm ngắm nghía cả một vùng rộng lớn, hùng vĩ đến diệu kỳ của sườn tây Yên Tử, ta mới thấy con người nhỏ bé trước thiên nhiên đến mức nào.
Hồ tắm thiên tạo kỳ thú ở Vực Rêu
Tương truyền, trên đỉnh núi còn có ngôi chùa Mã Yên năm xưa Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành sau khi từ bỏ ngôi vua. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm ra dấu tích ngôi chùa cổ. Chỉ tiếc qua năm tháng, giờ ngôi chùa chỉ còn lại những dấu tích bằng đá nằm sau bìa rừng. Nhưng bấy nhiêu cũng đủ khiến tất cả bồi hồi, lòng dâng đầy thành kính trước cuộc đời thanh bạch của vị sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Trên nền đá hiện còn in rõ dấu chân Phật cổ, tương truyền đây là nơi Bồ Đề Đạt Ma từ Tây Trúc đi truyền đạo ở phương Đông từng dừng lại, trước khi đi, người ngoảnh lại cố quốc, bỏ lại một chiếc giầy cỏ.
"Dấu chân Phật" trên đỉnh Mã Yên
Lại có dị bản khác cho rằng: Trước đây chùa Mã Yên chỉ có một vị sư trụ trì, chùa lại ở trên đỉnh núi nên không có nước sinh hoạt, giếng có đào cũng chỉ có nước vào mùa mưa nên nhà sư trụ trì đã cầu Phật rồi đục một vết chân Phật trên phiến đá bên chùa. Kỳ lạ thay khi đào xong, một dòng nước cứ thế chảy ra, nước trong và mát, cứ hết lại đầy. Những huyền tích lung linh trong tưởng tượng khiến chúng tôi cảm nhận dường như gió từ Yên Tử thổi về làm rừng cây reo rì rào, cùng với tiếng suối cất lên những bản hoà tấu thánh thót từ thiên nhiên.
Về bản Ven cắm trại Những khoảng đồi thoải với từng hàng chè xanh mơn mởn lá, những căn lều nhỏ dựng giữa rừng trúc trong bản Ven vừa đón những cơn gió mát lành vừa là điểm cắm trại lý tưởng. Bản Ven không chỉ là điểm đến mà còn là nơi khởi đầu cho hành trình tìm những hương vị của núi rừng Yên Thế, Bắc...