Bắc Giang đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 27%. Giai đoạn 2021 – 2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cơ sở hoạt động GDNN tuyển sinh và đào tạo nghề cho 147.500 lao động.
Trong đó, hơn 80.000 lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Tỷ lệ người học trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm sau tốt nghiệp đạt 90% trở lên.
Giáo viên Trường trung cấp Nghề miền núi Yên Thế (Bắc Giang)hướng dẫn học viên trong giờ học ngành Công nghệ kỹ thuật ô-tô. Ảnh: TRẦN GIANG
Theo đó, tỉnh tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN trên địa bàn theo hướng mở, linh hoạt, bảo đảm quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành nghề), vùng, miền, có phân luồng chất lượng. Tiếp tục rà soát, sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập của tỉnh theo hướng tinh gọn bộ máy, từng bước nâng cấp trình độ đào tạo các ngành, nghề từ trung cấp lên cao đẳng, trong đó chú trọng ở nhóm ngành, nghề y, dược, chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, tỉnh nghiên cứu, xây dựng, ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo. Đổi mới chương trình đào tạo của các cơ sở GDNN theo hướng nâng cao năng lực thực hiện; đẩy mạnh đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ, dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục nghề nghiệp. Triển khai đào tạo cho học sinh, sinh viên của các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo chương trình chuyển giao; chương trình đào tạo liên thông chất lượng cao từ trung cấp lên cao đẳng đối với đối tượng tốt nghiệp THCS.
Toàn tỉnh hiện có 44 cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN. Tổng quy mô tuyển sinh được cấp phép gần 36.000 người/năm; trong đó, trình độ cao đẳng là 1.330 người/năm, trung cấp trên 5.000 người/năm và sơ cấp là 29.540 người/năm. Tổng số ngành, nghề được cấp phép đào tạo là 109 nghề (cao đẳng có 24 nghề, trung cấp có 59 nghề và sơ cấp có 58 nghề). Giai đoạn 2016- 2020, các cơ sở GDNN đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho hơn 155.200 người (cao đẳng hơn 5.100 người, trung cấp hơn 15.200 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên gần 135.000 người). Cơ cấu ngành nghề được ưu tiên cho nhóm nghề công nghiệp – xây dựng – dịch vụ (chiếm gần 87%). Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh bố trí hơn 43,8 tỷ đồng để hỗ trợ 15.386 lao động nông thôn học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên. Tỷ lệ người học sau khi tốt nghiệp có việc làm đạt cao; trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp đạt hơn 90%; sơ cấp và đào tạo thường xuyên đạt hơn 80%.
* Tỉnh Quảng Nam phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,87% và tỷ lệ hộ cận nghèo giảm thấp hơn tỷ lệ hộ cận nghèo chung của cả nước, khu vực đồng bằng còn dưới 1,5%, khu vực miền núi còn khoảng 10%; các phường, thị trấn ở các thành phố, thị xã không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội); tỷ lệ nghèo của các huyện nghèo, xã nghèo giảm từ 3 – 4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm mỗi năm hơn 3%. Để đạt mục tiêu, tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành; thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, thôn nghèo, xã nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đặc thù của tỉnh để bổ sung vào hệ thống chính sách giảm nghèo của quốc gia, đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, kết hợp giải quyết tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội…
Giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 12,9% xuống còn 5,23%, bình quân mỗi năm giảm 1,53%; nhiều xã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và ra khỏi danh sách xã nghèo. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người dân trong công tác giảm nghèo được nâng lên, nhiều hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững.
Video đang HOT
Thị trường lao động chất lượng cao: Cung - cầu chênh lệch lớn
Hiện nay, do nhiều doanh nghiệp hoạt động trở lại nên nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất là lao động có kỹ năng tăng lên. Trong khi đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Vậy, các bên liên quan cần làm gì để giải quyết bất cập này?
Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động có kỹ năng tại phiên giao dịch việc làm huyện Đông Anh năm 2021.
Khó tuyển dụng lao động có kỹ năng
Tại phiên giao dịch việc làm huyện Đông Anh vừa diễn ra, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiến hành tuyển dụng và tư vấn tuyển sinh, học nghề với gần 2.500 chỉ tiêu. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở nhóm lao động qua đào tạo có trình độ từ trung cấp, công nhân kỹ thuật trở lên với hơn 1.800 chỉ tiêu (bằng 77,5% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng), nhóm lao động phổ thông là gần 700 chỉ tiêu (bằng 22,5% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng).
Để thu hút người lao động, bà Lê Thị Xuân - người sáng lập và điều hành thương hiệu thời trang Anh Xuân cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng trả mức lương khởi điểm từ 10 triệu đồng/người/tháng cho người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc, thậm chí có thể chấp nhận mức lương cao hơn nếu gặp ứng viên tốt". Tương tự, ông Vũ Quang Thái, chuyên viên tuyển dụng của Công ty cổ phần Cuộc sống Cân Bằng cho hay: "Chúng tôi đã đề xuất mức lương khởi điểm từ 15 đến 18 triệu đồng/người/tháng, kèm chế độ đãi ngộ hấp dẫn cho những vị trí công việc cần lao động có kinh nghiệm, nhưng vẫn không dễ tìm được ứng viên".
Tại các phiên giao dịch do Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) tổ chức từ đầu năm 2021 đến nay, nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các đơn vị, doanh nghiệp thường chiếm ít nhất 50% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Trên phạm vi cả nước, nhu cầu tuyển dụng đối tượng này cũng tăng lên. Kết quả khảo sát 6 tháng đầu năm 2021 của ManpowerGroup Việt Nam cho thấy, khoảng 60% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trong quý II và tỷ lệ này trong quý III và IV sẽ ở mức hơn 20%, tập trung ở những lĩnh vực đòi hỏi người lao động có chuyên môn, kỹ năng như kỹ thuật sản xuất và chế tạo, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, điện tử, xây dựng dân dụng, công nghiệp...
Dưới góc độ nhà tuyển dụng, ông SanJay Gupta, Phó Chủ tịch Tập đoàn HCL Technologies tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đang có nhu cầu tuyển hơn 1.000 lao động ngành công nghệ thông tin, nhưng số lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu không nhiều, buộc chúng tôi phải lên kế hoạch điều 10 chuyên gia từ Ấn Độ sang làm việc".
Còn theo dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2021, cả nước có khoảng 1,3 triệu vị trí việc làm mới hình thành, mở rộng cơ hội cho người lao động, nhất là lao động đang thất nghiệp. Tiếc rằng, nguồn cung hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Bởi, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ở nước ta mới đạt 24,5%...
Lao động vững kỹ năng nghề sẽ rộng mở cơ hội việc làm.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn
Với kinh nghiệm kết nối cung cầu về lao động, bà Ngô Thị Ngọc Lan, Giám đốc khu vực miền Bắc của Navigos Group, đơn vị chuyên tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp trung đến cấp cao chỉ rõ, ngoài tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ còn thấp, thì một bộ phận không nhỏ thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm, yếu kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ... Đây là những kỹ năng cơ bản mà người lao động cần có trong bối cảnh hiện nay. Từ sự nhìn nhận đó, bà Ngọc Lan cho rằng, các cơ quan, đơn vị chức năng, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, tay nghề cho người lao động.
Đồng tình với quan điểm nêu trên, dưới góc độ quản lý về đào tạo nghề, bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội mong muốn, các bộ, ngành chủ động dự báo, cập nhật dữ liệu mở về lao động qua đào tạo nghề theo từng lĩnh vực, trình độ, làm căn cứ để các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo theo sát thị trường. Còn phía người sử dụng lao động nên quan tâm đào tạo lại và đào tạo thường xuyên cho người lao động.
Đối với người lao động, cần chủ động trang bị cho bản thân những kỹ năng nghề nghiệp phù hợp. Đạt nhiều thành công nhờ vững kỹ năng nghề, Đại sứ kỹ năng nghề Nguyễn Văn Long, cựu sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội khẳng định: "Khi vững kỹ năng nghề, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp".
Về vấn đề này, ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, đơn vị đang xây dựng dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045". Dự thảo đặt ra mục tiêu, giai đoạn 2021-2025 sẽ đào tạo nghề cho 12,8 triệu lao động. Giai đoạn 2026-2030, số người học nghề sẽ tiếp tục tăng lên, phấn đấu đến năm 2030, mỗi năm cả nước tuyển sinh, đào tạo nghề cho 6,3 triệu người. Chương trình đào tạo sẽ được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Đâm trúng xe tập lái đang sang đường, nam thanh niên đi SH nguy kịch Điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Honda SH với tốc độ cao đâm trúng phần đuôi xe tập lái đang sang đường, nam thanh niên Bắc Giang nguy kịch. Hiện trường vụ việc. Thông tin từ người dân thôn Tân Mỹ, xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang cho biết, khoảng 8h20, sáng nay (7/11), trên đường dẫn lên cầu Đồng Sơn,...