Bắc Giang: Dân lãnh đủ vì đơn thi công đường “quên” đảm bảo ATGT
Cận Tết, đơn vị thi công bỏ dở công trình nhưng “quên” các biện pháp ATGT khiến nhiều người bị thương tích do TNGT.
Mặt đường 292 bị cắt, tạo thành vách cao khiến người điều khiển phương tiện trượt ngã.
Theo phản ánh của người dân thôn Chẽ, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, thời điểm trước Tết Nguyên đán 2020, một số nhà thầu đã cắt, đào, sửa chữa mặt tỉnh lộ 292, đoạn qua địa bàn.
Tuy nhiên, thay vì hoàn thiện công trình, các đơn vị đã để lại bỏ dở giữa chừng trong thời gian nghỉ Tết nhưng không lập rào chắn, cắm biển báo, bảo đảm ATGT theo quy định.
Nhiều đoạn thi công bỏ dở gây khó khăn cho phương tiện lưu thông.
Cụ thể, theo ghi nhận của người dân, gần 1 tháng qua đã có gần 10 vụ người điều khiển mô tô, xe gắn máy lưu thông qua đoạn đường này bị ngã dẫn đến chấn thương, hư hỏng xe.
Video đang HOT
“Ngay từ trước Tết, tôi đã gọi điện trình báo vụ việc đến Sở GTVT nhưng mãi những ngày gần đây mới có người đến kiểm tra, lập rào, căng dây và lắp đèn cảnh báo vào ban đêm. Đây là việc làm tắc trách, coi thường tính mạng, tài sản của người dân”, ông N.V.Đ, một người dân xã Phồn Xương bức xúc.
Mặt đường chi chít ổ gà, ổ trâu.
Được biết, công trình trên nằm trong gói thầu sửa chữa nền, mặt đường và bổ sung rãnh thoát nước đoạn Km 8 331 đến Km 19, đường tỉnh 292 do Sở GTVT Bắc Giang làm chủ đầu tư. Công trình do Liên danh Công ty CP Quản lý và xây dựng công trình giao thông 236 và Công ty CP Xây dựng giao thông Bắc Giang thi công.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Phan Ngọc Tuấn, đại diện Công ty CP Quản lý và xây dựng công trình giao thông 236 – đơn vị thi công vị trí trên cho biết: “Theo kế hoạch, công trình hoàn thành từ ngày 24 Tết nhưng do hết vật liệu nên đành bỏ dở.
Công ty đã dựng cọc tiêu, lắp phản quang nhưng không hiểu sao nhiều vị trí đã bị di dời, mất khiến những người do không quen đường, không làm chủ tốc độ bị TNGT đáng tiếc. Chúng tôi cam kết sẽ hoàn thiện công trình, khắc phục tình trạng mất ATGT tại khu vực này trong vài ngày tới”.
Những ngày gần đây, các điểm mất ATGT trên mới được bổ sung rào chắn, đèn báo hiệu.
Xác nhận thông tin trên, ông Hoàng Văn Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, Sở đã cử người đến kiểm tra, yêu cầu nhà thầu thi công lập rào chắn, không để tái diễn tình trạng tương tự.
Theo GTVT
Nuôi 2.200 con thỏ trắng, cứ đủ cân đủ lạng công ty "tóm" đi hết
Nhờ chăn nuôi thỏ tập trung, gia đình chị Trần Thị Hiệu, bản Rừng Dài, xã Tam Tiến (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình điểm về phát triển kinh tế tại địa phương, được nhiều người học hỏi nhân rộng.
Khu chuồng trại để nuôi thỏ được gia đình chị Hiệu thiết kế rất gọn gàng, khoa học. Trên diện tích đất khoảng 320 m2 chị xây 5 dãy chuồng kiên cố, mỗi dãy lại chia thành từng lồng có nhiều ngăn nhỏ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăn thả từng loại thỏ riêng biệt. Đồng thời chị còn xây dựng hệ thống làm mát, giữ ấm và uống nước tự động để thỏ sinh trưởng, phát triển ổn định.
Khu chăn nuôi thỏ của gia đình chị Trần Thị Hiệu.
Vừa chăm sóc đàn vật nuôi, chị vừa chia sẻ: "Từ 50 con thỏ giống mắt ngọc, sau hơn 2 tháng chăm sóc, đàn thỏ giống đẻ ra gần 400 con. Hiện trong chuồng nhà tôi đang nuôi khoảng 2.000 thỏ thương phẩm, 200 con thỏ giống. Tất cả thỏ đều bấm số tai, theo dõi kỹ càng, ghi sổ cẩn thận. Thỏ nuôi bao nhiêu được thu mua hết từng đó".
Theo chị Hiệu để thịt thỏ thơm ngon, bảo đảm chất lượng, chị cho ăn thức ăn chính là phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương. Ngoài cỏ, rau xanh có thể bổ sung cho thỏ ăn cám, lúa, ngô và rau xanh để thịt thỏ thơm ngon hơn. Thỏ dễ mắc bệnh ngoài da và đường ruột do đó thức ăn của vật nuôi phải khô, không để dính nước. Thường xuyên chú ý dọn dẹp chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ.
Một năm thỏ mẹ sinh sản khoảng 5 lứa, mỗi lứa 6-8 con; thỏ thương phẩm sau nuôi từ 3-3,5 tháng có thể xuất chuồng, trọng lượng đạt từ 2-2,5 kg/con. Trung bình mỗi tháng chị bán 300 thỏ thương phẩm. Công ty TNHH Nipon Zoki Việt Nam (Hà Nội) ký hợp đồng thu mua toàn bộ với giá 170 nghìn/con.
Từ thành công bước đầu của mô hình, dự định thời gian tới, chị Hiệu sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất; đồng thời đầu tư xây dựng chuồng lạnh để tạo môi trường đạt tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao năng suất chăn nuôi.
Chị Hiệu chia sẻ, trước kia gia đình chỉ nuôi lợn. Năm 2017, giá lợn xuống thấp kỷ lục, nuôi hơn 100 con lợn lỗ hơn 100 triệu đồng. Vì lý do đó, chị quyết định chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi thỏ. Sau khi tìm hiểu kỹ quy trình, chị đầu tư hơn 30 triệu đồng sửa chuồng trại, mua thỏ giống mắt ngọc về nuôi.
"Ban đầu mọi người trong gia đình chị đều phản đối vì thấy trên địa bàn xã chưa có ai nuôi, lo ngại sẽ khó tiêu thụ. Sau khi đàn vật nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh và sinh sản, mọi người trong gia đình mới đồng tình", chị Hiệu chia sẻ thêm.
Hiện mô hình chăn nuôi thỏ của gia đình chị Hiệu đang được nhiều người dân tới tham quan học tập. Để định hướng phát triển sản xuất cho bà con, đại diện lãnh đạo phòng chuyên môn thông tin, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã tuyên truyền, vận động người dân không ồ ạt chuyển đổi và hạn chế phát triển mô hình chăn nuôi thỏ nhỏ lẻ. Bà con chỉ nên tập trung mở rộng chăn nuôi thỏ khi có điều kiện đầu tư sản xuất lớn và hình thành vùng tập trung nhằm bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.
Theo Minh Hương (Báo Bắc Giang)
Giảm nghèo cần tư duy mới Với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau", năm 2020, công tác giảm nghèo bền vững với các hộ nghèo, hộ chính sách không có điều kiện và khả năng thoát nghèo sẽ được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai quyết liệt. Tạo cơ hội phát triển cho người nghèo Sau 4 năm triển...