Bắc Giang: Chuyển đổi số vì lợi ích thiết thực của đồng bào dân tộc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh từng nhiều lần nhấn mạnh, mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số trong công tác dân tộc là đến đúng đối tượng, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vì lợi ích thiết thực của đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng phê duyệt có 10 dự án lớn. Trong dự án 10 có liên quan công nghệ thông tin là Tiểu dự án 2 – Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi, bao gồm những việc liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin.
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang vừa triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) giai đoạn 2021-2025.
Nhằm hỗ trợ đồng bào DTTS được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển KT-XH cho vùng đồng bào DTTS và MN. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai Chương trình, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, tổ chức Chương trình từ trung ương đến địa phương.
Từ đó, triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số nhằm đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình. Đổi mới phương pháp, chuyển đổi số trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.
Video đang HOT
Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá; 100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ trung ương tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống; 100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai. Thiết lập và công bố các bộ dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để công khai cho các tổ chức, người dân.
Hiện nay, 100% sở, ngành, huyện, xã ở tỉnh Bắc Giang đã triển khai một cửa điện tử. Ảnh: bacgiang.gov.vn
Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số; 100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng CNTT trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số. Các cơ quan công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình từ tỉnh đến địa phương được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành phòng họp trực tuyến; có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số; 100% các hệ thống thông tin thuộc Đề án được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng.
Chương trình cũng nhằm mục đích để đồng bào DTTS nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; thông tin an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển KT-XH vùng thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án. Phấn đấu từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các DTTS được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.
Để công tác chuyển đổi số vùng đồng bào DTTS và MN đạt hiệu quả, rất cần các giải pháp liên thông, kết nối, đồng bộ dữ liệu của Ủy ban Dân tộc với các bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, cần mau chóng phát triển hệ thống tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ kết nối với các hệ thống thông tin; đầu tư hệ thống thông tin báo cáo, đánh giá, giám sát phục vụ trung tâm điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Thông điệp mới nhất của Tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet
Là Thủ tướng thứ 33 của Campuchia và là người đứng đầu chính phủ mới của nước này, ông Hun Manet đã đề ra 5 mục tiêu chiến lược để lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ mới.
Khmer Times ngày 8/8 đưa tin, trong thông điệp được đăng tải trên mạng xã hội một ngày trước đó, ông Hun Manet đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Quốc vương Campuchia vì sự tin tưởng của ngài để quyết định bổ nhiệm ông thành nhà lãnh đạo mới của chính phủ nước này.
"Được sự tin tưởng của Quốc vương và sự tin tưởng của đồng bào, tôi cùng chính phủ Hoàng gia thuộc Quốc hội khóa VII xin cam kết hoàn thành sứ mệnh quốc gia cao cả này với tinh thần anh dũng, trung thực và trách nhiệm cao trong việc phụng sự tổ quốc và nhân dân Campuchia", ông Hun Manet tuyên bố.
Với tư cách là người đứng đầu chính phủ mới, ông Hun Manet cam kết sẽ tiếp tục bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như ngai vàng và chế độ quân chủ lập hiến ở Campuchia. Ông cũng bày tỏ cam kết mạnh mẽ đảm bảo "bảo vệ tuyệt đối hòa bình và ổn định xã hội".
Tân Thủ tướng Campuchia nêu bật 5 chiến lược quan trọng để lãnh đạo đất nước. Ảnh: Khmer Times.
Trước đó, trong một tuyên bố trên Telegram, tân Thủ tướng Campuchia đã vạch ra 5 mục tiêu chiến lược, cũng là 5 ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này trong nhiệm kỳ mới nhằm tiếp tục sứ mệnh phục vụ đất nước và nhân dân.
Trong đó, mục tiêu hàng đầu là chú trọng duy trì hòa bình, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ mọi thành tựu xã hội.
Chiến lược thứ hai là xây dựng Campuchia trở thành một quốc gia thịnh vượng, mạnh mẽ, tự do, dân chủ đa đảng dựa trên pháp quyền với một nền kinh tế bền vững và công bằng. Thông qua chiến lược này, đảm bảo cho người dân có cuộc sống ấm no, hài hòa, có danh dự, nhân phẩm và tôn trọng quyền con người.
Chiến lược thứ ba nêu bật nỗ lực hơn nữa để xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả về mặt môi trường và bền vững về tài chính. Chiến lược này nhằm đảm bảo rằng, mọi người được bảo vệ trước những rủi ro kinh tế, rủi ro sức khỏe cộng đồng và những tổn thương phát sinh từ những thay đổi về điều kiện sống và làm việc.
Chính phủ của ông Hun Manet cũng cam kết tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện chiến lược "Campuchia không còn bom mìn vào năm 2025" và giảm số lượng vật liệu chưa nổ đến mức tối đa trong nhiệm vụ mới này.
Ngoài ra, một chiến lược quan trọng khác được ông Hun Manet đề ra là sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên luật lệ, xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Campuchia với tất cả các nước trên thế giới, cũng như tham gia các tổ chức quốc tế, đóng góp tích cực vì hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Hy Lạp đe dọa chặn tiến trình gia nhập EU của Albania do căng thẳng mới Việc giam giữ một ứng cử viên thị trưởng thuộc sắc tộc thiểu số Hy Lạp ở Albania đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Ảnh: europarl.europa.eu Theo mạng tin châu Âu Euractive ngày 15/5, căng thẳng ngoại giao mới đã nổ ra giữa Hy Lạp và Albania liên quan đến cuộc...