Bắc Giang: Chuẩn bị kỹ công tác chống dịch cho gia súc, gia cầm
UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo thực hiện kiểm tra, giám sát sự lưu hành một số vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm theo các chương trình định kỳ và đột xuất, từ đó đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm năm 2020 hiệu quả.
Chủ động phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm. Ảnh minh hoạ
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm năm 2020.
Khi chưa có dịch bệnh xảy ra, địa phương sẽ tiến hành kiện toàn, duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp, thành lập các đoàn, đội kiểm tra tình hình dịch bệnh tại cơ sở nhằm hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Năm 2020, địa phương sẽ thực hiện 2 đợt tiêm phòng chính gồm đợt 1 từ tháng 3 – 5/2020, đợt 2 từ tháng 9 – 11/2020 và thực hiện các đợt tiêm phòng bổ sung khác đảm bảo 100% đàn lợn nái, đực giống trong diện tiêm được tiêm phòng vắc-xin tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng; 100% đàn gia cầm được tiêm phòng.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát sự lưu hành một số vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm theo các chương trình định kỳ và đột xuất, từ đó đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Thực hiện 3 đợt tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng lớn tập trung tại các chợ, tụ điểm lưu thông động vật, các ổ dịch cũ… Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.
Khi có dịch bệnh xảy ra, địa phương chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực, các cấp, các ngành để tập trung công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Công bố dịch khi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Thú y. Thực hiện việc tiêu hủy gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan và các quy định. Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh và tránh lây lan dịch bệnh. Xác định vùng có dịch và lập các chốt kiểm dịch theo quy định.
Đồng thời, tỉnh sẽ tổ chức thực hiện việc rà soát, thống kê để phân loại, theo dõi quản lý dịch bệnh. Nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, có triệu chứng của bệnh.
Theo kế hoạch, địa phương sẽ tổ chức giám sát dịch bệnh trong vùng dịch, xác định ngay phạm vi ổ dịch, vùng uy hiếp để có biện pháp phòng, chống dịch thích hợp, điều trị bệnh đối với các bệnh có thuốc điều trị theo quy định.
Video đang HOT
Hoàng Long
Theo thanhtra.com
Hà Nội: Nuôi loài chim ngờ nghệch, chân dài cả mét, Tết có tiền to
Thịt đà điểu hiện được xếp vào hàng đặc sản, bởi ngoài hương vị thơm ngon thì thịt của loài chim có chân dài cả mét này rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về thịt đà điểu, nhiều hộ gia đình ở huyện Ba Vì (Hà Nội) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi đà điểu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
NUÔI ĐÀ ĐIỂU CÓ KHÓ KHÔNG?
Như bao hộ dân trong vùng, anh Lê Bá Luyện ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì khởi nghiệp bằng nghề nuôi bò sữa, dù có thu nhập ổn định tuy nhiên số vốn đầu tư để chăn nuôi đàn bò sữa là rất lớn và đàn bò của anh Luyện thường xuyên gặp dịch bệnh.
Chăn nuôi chim đà điểu đang là thế mạnh của huyện Ba Vì (Hà Nội) trong những năm gần đây. Nuôi chim đà điểu đơn giản, ít gặp dịch bệnh nên được nhiều hộ gia đình chăn nuôi đà điểu để lấy thịt thương phẩm.
Sau khi bàn bạc với vợ, thấy nhiều hộ trong xã cũng không còn mặn mà với chăn nuôi bò sữa, anh Luyện quyết định mua 30 con chim đà điểu giống tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi thử. Điều chẳng thể ngờ 30 chim con đà điểu đều phát triển tốt, không gặp dịch bệnh gì. Năm đầu tiên nuôi chim đà điểu anh Luyện đã thu về 50 triệu đồng.
Lâu dần, anh Luyện tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi chim đà điểu hơn. Hàng ngày 8h đến 9h sáng là thời điểm gia đình anh Luyện cho đàn chim đà điểu ăn và vận động. Trong khu vườn rộng chừng 300m2 anh Luyện thả nuôi 70 con chim đà điểu thương phẩm, mỗi con đà điểu nặng tới gần 1 tạ.
Với việc nuôi 70 con chim đà điểu thương phẩm, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh Lê Bá Luyện có thu nhập hàng chục triệu đồng.
Theo kinh nghiệm nuôi đà điểu của anh Luyện, để nuôi đà điểu yêu cầu đầu tiên là phải có diện tích đất đủ rộng để cho chúng chạy nhảy, "Bắt buộc phải có diện tích rộng để đà điểu chạy, càng chạy nhiều thịt đà điểu càng săn chắc, thơm ngon hơn...", anh Luyện tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Bên cạnh việc vận đồng thường xuyên, chế độ dinh dưỡng về thức ăn cho đà điểu cũng yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Anh Luyện thường lấy cỏ voi, bèo tây hoặc cây húng xắt ra cho đàn chim đà điểu ăn, "Đây là những loại rau xanh ưa thích của đàn chim đà điểu", anh Luyện chia sẻ.
Mỗi một ngày, một con đà điểu có trọng lượng 80kg có thể ăn tới 3kg rau xanh. Ngoài thức ăn công nghiệp của gà hay thức ăn tinh phối trộn từ ngô, thóc, lúa mì...thì rau xanh chiếm một phần quan trọng trong khẩu phần ăn của đà điểu.
Theo anh Luyện, "Phải có diện tích sân rộng để đà điểu chạy, nhảy, càng chạy nhiều thịt đà điểu càng săn chắc, thơm ngon hơn".
Thói quen hoang dã của loài chim đà điểu sống ở sa mạc là luôn thường xuyên tắm cát để làm sạch cơ thể và loại bỏ các ký sinh trùng ngoài da. Vì vậy toàn bộ nền chuồng và sân chơi cho chim đà điểu anh Luyện trải lớp cát dày 15cm để chúng có thể thoải mái tắm cát như ngoài môi trường tự nhiên. Không những thế, đây còn là cách đảm bảo an toàn cho đôi chân đà điểu, bởi chúng rất hay chạy, mà đã chạy thì khó có loài nào bì kịp, tốc độ có thể đạt tới 50-60km/giờ.
Tương tự như gia đình anh Luyện, gia đình bà Nguyễn Thị Trúc, ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì cũng chăn thả 100 con đà điểu thương phẩm.
Theo bà Trúc, nguồn thức ăn chủ yêu của đà điểu là rau xanh, người nuôi phải thưởng xuyên bổ sung rau xanh, chất xơ thì thịt đà điểu mới thơm ngon.
Với kinh nghiệm 5 năm nuôi đà điểu, theo bà Trúc, đà điều rất ít khi bị bệnh và chúng chống chịu tốt với thời tiết, do đó việc phòng trừ bệnh cho chim đà điểu tương đối đơn giản. Trong quá trình chăn nuôi chim đà điểu chỉ cần đặc biệt lưu ý thời điểm mới bắt con giống về nuôi và giai đoạn úm sau đó.
Gia đình bà Nguyễn Thị Trúc vừa nuôi đà điểu thương phẩm, vừa giết mổ để cung cấp thịt đà điểu. Mỗi dịp cuối năm lại có rất nhiều nhà hàng đến đặt trước cả tháng.
"Bắt giống đà điểu về là phải cho đà điểu non ở trên thảm khoảng 15 ngày, nhiệt độ phải từ 30-32 độ C, sau đó mới cho ra cát", bà Trúc chia sẻ kỹ thuật nuôi đà điểu với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
GIÁ BÁN THỊT ĐÀ ĐIỂU
Hiện tại ngoài việc nuôi 100 con chim đà điểu, gia đình bà Trúc còn phục vụ cung cấp thịt đà điểu, mỗi ngày gia đình bà Trúc giết mổ 1 con đà điểu. Ngoài cung cấp cho các nhà hàng, rất nhiều người đã đặt hàng thịt đà điểu của gia đình bà Trúc cho dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 sắp tới.
Bà Trúc cho biết thêm, đà điểu thương phẩm từ khi bắt giống về đến khi có thể xuất bán thường kéo dài từ 8-10 tháng. Với giá thịt đà điểu từ 90.000đ - 110.000 đồng/kg hơi và 250.000 - 270.000 đồng 1 kg thịt, mỗi con đà điểu bà Trúc thu lãi 4-5 triệu đồng.
Theo người dân ở xã Tản Lĩnh (Ba Vì) thì nuôi đà điểu rất đơn giản, ít gặp rủi do về dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là rau cỏ, ngô xay.Vì vậy so với nhiều loại gia súc, gia cầm chi phí về thức ăn cho đà điểu cũng giả đáng kể.
Với nghề chăn nuôi đà điểu-loài chim to xác khổng lồ, trông ngờ nghệch đang phát triển mạnh ở huyện Ba Vì (Hà Nội) trong những năm qua đã mang lại thu nhập khủng cho nhiều hộ gia đình nông dân. Ngoài việc nuôi đà điểu thương phẩm nhiều hộ gia đình ở xã Tản Lĩnh đã trú trọng nuôi đà điểu để cung cấp con giống, nuôi lấy trứng bán ra thị trường. Các hộ nuôi chim đà điểu xã Tản Lĩnh đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nuôi đà điểu, kỹ thuật nuôi đà điểu...
Theo Danviet
Về nơi nghèo nhất xứ Nghệ Từ TP Vinh lên huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) khó khăn, xa cách tới mức mỗi lần chúng tôi muốn ngược rừng phải đấu tranh tư tưởng trước khi quyết định lên đường. Và để vào được xã Keng Đu, nơi nghèo nhất xứ Nghệ này, chúng tôi phải vượt thêm 75 km đường hiểm trở nữa. Keng Đu nằm lọt...