Bắc Giang: Chính thức yêu cầu xử lý hình sự vụ “nhà quan” phá rừng tại Sơn Động
Sau hơn 10 kỳ báo điều tra của Dân trí làm sáng tỏ hành vi phá hàng chục nghìn m2 rừng tự nhiên của gia đình chủ tịch thị trấn Thanh Sơn (Sơn Động – Bắc Giang), từ chỗ kiểm lâm “ém nhẹm” định xử phạt hành chính, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động vừa ký kết luận sự việc, yêu cầu xử lý hình sự vụ việc và truy trách nhiệm hàng loạt cán bộ liên quan.
Theo kết luận số 460/KL-UBND do Chủ tịch UBND huyện Sơn Động Nguyễn Quang Ngạn ký, việc công dân tố cáo hộ gia đình ông Phạm Văn Thắng (Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Sơn) tự ý phá 26.056m2 rừng tự nhiên tại khu vực Khe Lê, thôn Tân Thanh, xã Tuấn Mậu, thị trấn Thanh Sơn khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là đúng. Hành vi này vi phạm khoản 1, Điều 12 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép”.
Trụ sở UBND thị trấn Thanh Sơn nơi ông Thắng đang giữ cương vị chủ tịch, con trai là cán bộ tư pháp.
“Không những vậy, việc phá rừng của hộ gia đình ông Phạm Văn Thắng vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính, do đó không được xử phạt mà phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 7, Nghị định 157/2013-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Về việc này, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động giao cho Công an huyện Sơn Động điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định”, quyết định nêu rõ.
Về việc ông Phạm Văn Thắng lập uỷ quyền “ma” cho con trai là Phạm Văn Cương với sự tiếp tay của cán bộ địa phương, UBND huyện Sơn Động kết luận: Đối với việc tiếp tay làm giả Giấy ủy quyền ghi ngày 24/2/2014 cho cha con ông Phạm Văn Thắng của PCT xã Tuấn Mậu Hoàng Văn Tuệ. Vào thời điểm đó, ông Tuệ mới chỉ làm Trưởng Công an xã, phải đến tháng 11/2014, ông Tuệ mới chính thức là PCT xã sau khi nhận Quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử PCT UBND xã Tuấn Mậu, nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Chủ tịch UBND huyện Sơn Động Nguyễn Quang Ngạn.
Chính vì vậy, việc ký xác nhận vào Giấy ủy quyền của ông Hoàng Văn Tuệ, PCT UBND xã Tuấn Mậu cho ông Phạm Văn Thắng và ông Phạm Văn Cương (con trai ông Thắng – Cán bộ Tư pháp thị trấn Thanh Sơn) là trái thẩm quyền, do đó Giấy ủy quyền sử dụng đất của ông Phạm Văn Thắng cho con trai Phạm Văn Cương là không có giá trị pháp lý.
Tấm giấy uỷ quyền được vị Phó chủ tịch Hoàng Văn Tuệ ký và đóng dấu xác nhận.
Nhưng bất ngờ là phải 9 tháng sau đó, ông Tuệ mới được bổ nhiệm cương vị Phó chủ tịch UBND xã Tuấn Mậu.
Video đang HOT
Về trách nhiệm của địa phương trong vụ việc này là UBND xã Tuấn Mậu: Do không phát hiện và có biện pháp ngăn chặn hành vi phá rừng của cha con ông Thắng nên vi phạm vào khoản 3, Điều 38, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Vì vậy, giao cho Phòng Nội vụ thành lập Hội đồng kỷ luật đối với cá nhân Chủ tịch UBND xã Tuấn Mậu trong việc thiếu kiểm tra, giám sát, chỉ đạo cán bộ chuyên môn và công tác phối hợp với lực lượng Kiểm lâm để có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời những vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Vụ việc gia đình lãnh đạo thị trấn phá bay hàng nghìn m2 rừng tự nhiên tại huyện Sơn Động nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận. Điều này thể hiện một thực trạng quản lý rừng không thể chấp nhận tại huyện miền núi với những khu bảo tồn thiên nhiên vô cùng quý giá.
Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, rừng tại Sơn Động bị tàn phá không chỉ bởi người dân mà bởi cả công ty lâm nghiệp. Cụ thể, năm 2014, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn ộng (Công ty Lâm nghiệp Sơn Động) lợi dụng việc được giao thực hiện dự án cải tạo rừng tự nhiên để nhập nhèm phá, bán hơn 20ha rừng trên địa bàn xã Bồng Am – Sơn ộng (Bắc Giang). Thêm vụ việc gia đình lãnh đạo ngang nhiên phá rừng tự nhiên khiến dư luận “sốc” bởi cách bảo vệ rừng của chính quyền huyện Sơn Động.
Tuy nhiên, điều bất thường ở chỗ hàng chục nghìn m2 rừng bị gia đình lãnh đạo địa phương phá tan hoang nhưng trong suốt hơn 1 năm lực lượng kiểm lâm tại đây dường như đã bị “bịt mắt” khi không thể phá hiện. Sự việc chỉ vỡ lở khi một người dân liên tục làm đơn tố cáo. Và sau khi nhận được đơn thư của người dân, Hạt kiểm lâm Sơn Động mới bắt buộc phải lập đoàn kiểm tra xác minh kết luật sư việc phá rừng của gia đình chủ tịch thị trấn là đúng.
Hiện trạng một khoảnh rừng ngay sát khu thi công dự án cáp treo Yên Tử tại huyện Sơn Động. (Ảnh: Anh Thế)
Trong nỗ lực cứu rừng của Chính phủ, đặc biệt là chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì điều mà công luận đặt ra câu hỏi cần phải được trả lời là những “ông vua con” phá rừng tại huyện Sơn Động sẽ được xử lý như thế nào?
Hệ thống chính quyền huyện Sơn Động, cụ thể là những cá nhân lãnh đạo nào sẽ bị xử lý bởi sự tắc trách, buông lỏng quản lý của mình.
Việc này đã được quy định rõ tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công việc và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện được phân cấp và xác định rất rõ: “Tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần); kịp thời báo cáo lên cấp trên đối với vụ việc khi vượt quá tầm kiểm soát của xã; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.
Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng, giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật, cháy rừng nghiêm trọng, kéo dài mà trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để, thì lãnh đạo địa phương đó phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật”.
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, lãnh đạo huyện Sơn Động sẽ phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật khi để rừng bị phá. (Ảnh: Trang thông tin điện tử huyện Sơn Động)
Được biết, ông Trần Công Thắng hiện đang giữ cương vị Bí thư huyện ủy Sơn Động, ông Nguyễn Quang Ngạn đang giữ cương vị Chủ tịch UBND huyện Sơn Động.
Vụ “nhà quan” phá rừng tại huyện Sơn Động (Bắc Giang) còn khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm tại đây. UBND huyện Sơn Động đã kết có kết luận cụ thể.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Người Việt đã ăn 6 tấn chất cấm trong thịt heo?
Chỉ có 3 trong số 9 tấn Sabutamol được cấp phép nhập khẩu sử dụng vào mục đích sản xuất thuốc, số còn lại đã bị các công ty dược tuồn ra thị trường. Chỉ trong năm 2015, người tiêu dùng trên cả nước có thể đã ăn tới 6 tấn chất cấm trong chăn nuôi.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi tọa đàm "Chất cấm trong chăn nuôi heo - thực trạng và giải pháp" diễn ra ngày 23/3 tại TPHCM.
Số liệu được Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) công bố cho biết, đơn vị này đã lấy 1.008 mẫu thịt heo (lợn) tại các cơ sở giết mổ để kiểm tra chất Sabutamol dùng để tạo nạc, tạo độ sáng bóng cho thịt bị cấm trong chăn nuôi thì phát hiện 13 mẫu dương tính; lấy 1.981 mẫu nước tiểu heo tại cơ sở chăn nuôi phát hiện 115 mẫu dương tính; 238 mẫu thịt heo trên thị trường phát hiện 12 mẫu dương tính.
Cần có những chuỗi cung cấp thực phẩm sạch để cung cấp cho người sử dụng
Sau công bố của Cục chăn nuôi, thông tin "giật mình" tiếp tục được ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai tiết lộ. "Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 1,6 triệu con heo. Kết quả kiểm tra năm 2015 ghi nhận tới 15% số mẫu dương tính với Sabutamol. Đầu năm 2016, chi cục lấy 50 mẫu thịt heo kiểm định thì phát hiện 8 mẫu dương tính với Sabutamol.
Lý giải nguyên nhân loại chất cấm trên từ đâu mà có, vì sao người chăn nuôi dễ dàng mua được, ông Tống Xuân Chinh, Cục phó Cục chăn nuôi cho biết: "Sabutamol là dạng tiền chất được Cục quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép cho các công ty dược nhập khẩu để sử dụng trong chế biến thuốc phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, đây lại là một chất cấm trong chăn nuôi bởi nó gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng nếu ăn phải thực phẩm có chứa Sabutamol.
Ông Chinh thẳng thắn cho biết: Trong năm 2015 Cục quản lý Dược đã cấp phép nhập khẩu hơn 9 tấn Sabutamol. Tuy nhiên thực tế, chỉ có khoảng 3 tấn sản phẩm này được các công ty dược báo cáo đã sử dụng để sản xuất thuốc, số còn lại đã "không cánh mà bay". Sabutamol không có nguồn hàng xách tay về nước, loại chất cấm đang được mua bán tràn lan trên chắc chắn là khối lượng hơn 6 tấn Sabutamol không có báo cáo rõ ràng của ngành y tế, bị các công ty dược tuồn ra thị trường. Đây là hậu quả từ việc quản lý lỏng lẻo của ngành dược khi không giám sát sản phẩm Sabutamol từ lúc nhập khẩu đến khi sử dụng.
Lợi ích kinh tế đang khiến con người đầu độc lẫn nhau
Sabutamol trong chăn nuôi đang âm thầm gây họa cho người sử dụng, hậu quả sẽ khôn lường đối với giống nòi nhưng trên thực tế, chế tài xử lý những đối tượng vi phạm chưa đủ sức răn đe. Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho hay: "Mức phạt đối với các trang trại chăn nuôi heo vi phạm sử dụng chất cấm chỉ có 15 triệu đồng, còn đối với các hộ chăn nuôi chỉ có 7,5 triệu đồng. Nếu so với lợi nhuận từ việc sử dụng chất cấm thì người chăn nuôi sử dụng chất cấm vẫn có lợi hơn nhiều."
Để chặn đứng tình trạng vì lợi nhuận người chăn nuôi sử dụng chất cấm, đầu độc đồng loại. Đại tá Trần Trọng Bình, Cục phó Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) cho biết, từ ngày 25/2/2016 các sản phẩm chứa chất cấm bị phát hiện sẽ bị tiêu hủy. Từ ngày 1/7/2016, Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực hành vi của người sử dụng chất cấm vi phạm an toàn thực phẩm, ngoài bị xử phạt hành chính còn bị phạt tù lên đến 20 năm tù giam.
Vân Sơn
Theo Dantri
Đà Nẵng đề nghị xử lý hình sự việc trả lại 37 tỷ đồng từ thiện Nhiều đại biểu HĐND Đà Nẵng đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự lãnh đạo Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng do tự ý chuyển trả 37 tỷ đồng tiền từ thiện cho phía nhà tài trợ. Chiều 9/12, phiên chất vấn tại kỳ họp 15 HĐND TP Đà Nẵng khóa 8 "nóng" lên khi đề cập việc giám đốc Bệnh viện...