Bắc giàn nuôi thứ gà đặc sản, anh nông dân Hà Giang bán 120.000 đồng/kg
Được sự giới thiệu của lãnh đạo xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang), chúng tôi về thôn Khuôn Làng gặp anh Lương Văn Nam, sinh năm 1999, là một trong những đoàn viên sản xuất giỏi của xã với mô hình trang trại chăn nuôi gà đen và gà mía…
Gặp không ít khó khăn ngay từ lúc khởi nghiệp, chàng trai 21 tuổi Lương Văn Nam ở xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm với mong muốn nhân rộng mô hình để phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi gà đặc sản.
Trang trại nuôi gà của gia đình anh Lương Văn Nam (trái), xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
Sau khi tốt nghiệp THPT, Nam quyết định không tiếp tục theo học chuyên nghiệp mà lựa chọn cho mình một hướng đi, đó là phát triển kinh tế với mô hình nuôi gà tại địa phương.
Với mong muốn phát triển trang trại gà, ban đầu Nam đã dành 2 năm đi học hỏi kinh nghiệm nuôi gà tại các trang trại lớn trên địa bàn tỉnh Hà Giang và ngoài tỉnh.
Đến năm 2018, anh Nam quay về quê và quyết định những bước đầu tiên trong việc hình thành trang trại chăn nuôi gà đặc sản tại gia đình.
Video đang HOT
Nhận thấy nguồn cung cấp gà sạch tại địa phương vẫn còn thiếu và không thường xuyên, do vậy không ngần ngại anh Nam đã bắt tay vào thực hiện mô hình trang trại gà mía và gà đen.
Để có nguồn vốn đầu tư, Nam đã vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và với số vốn ít ỏi của gia đình, ban đầu Nam nuôi 500 con gà mía và gà đen. Tuy nhiên, không như mong muốn, đàn gà của anh bị dịch bệnh, không ngại khó khăn anh Nam tiếp tục đầu từ và được học các lớp tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thú y của xã, huyện.
Từ đó, trong quá trình nuôi gà, anh Nam luôn tuân thủ các kỹ thuật chăn nuôi gà, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để hạn chế phát sinh dịch bệnh. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nuôi gà, sau một thời gian đàn gà của Nam phát triển tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh và không mắc bệnh.
Đến nay, đàn gà đen của gia đình Nam lên đến 1.400 con, đã bán được 2 lứa gà với giá 120.000 đồng/kg, ước tính lãi thu về cũng gần trăm triệu đồng/lứa.
Anh Lương Văn Nam chia sẻ: “Bản thân mình xuất phát từ nhà nông và có ý định chăn nuôi từ lúc nhỏ. Nếu gặp những khó khăn như ban đầu về dịch bệnh thì tôi nghĩ nhiều người sẽ chán nản và từ bỏ, nhưng bản thân tôi luôn được gia đình, bạn bè động viên và giúp đỡ. Với những đồng vốn lãi tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào chuồng trại và tăng số lượng đàn gà lên thêm nữa”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Nam còn là một đoàn viên năng động, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đi đầu trong mọi hoạt động tại cơ sở. Cùng với đó, anh luôn giúp đỡ thanh niên trong xã về kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp sạch để các thanh niên có thêm ý chí vươn lên thoát nghèo.
Tuy sẽ còn nhiều thử thách ở phía trước nhưng những kết quả bước đầu và hướng đi của anh Nam hy vọng sẽ truyền thêm cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều thanh niên khác tại địa phương.
Cây thuốc quý lá to gần bằng cái quạt mo này là cây gì mà trai Hà Giang hái trái bán 600-700.000 đồng/kg?
Nguyễn Quang Trực thấy quê mình, xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) đồng bào thường dùng lá cây khôi tía để chữa các căn bệnh về dạ dày rất hiệu quả.
Học hỏi, làm theo và Trực đã chọn cây khôi tía để bắt đầu sự nghiệp...
Thanh niên Nguyễn Quang Trực năm nay 31 tuổi, thôn Tân Tiến, xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) tâm sự: Học xong Trung cấp Y tế Hà Giang mấy năm vẫn chưa kiếm được việc làm ổn định. Thấy quê mình, đồng bào thường dùng lá cây khôi tía để chữa các căn bệnh về dạ dày rất hiệu quả. Học hỏi, làm theo và em đã chọn cây khôi tía để bắt đầu sự nghiệp...
Anh Nguyễn Quang Trực, xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) thu hái lá cây khôi tía.
Nguyễn Quang Trực cho biết: Cây khôi tía là loài thảo dược. Dân gian thường dùng lá khôi tía để chữa trị các chứng bệnh về viêm loét dạ dày, hoặc các chứng trào ngược dạ dày sau khi ăn.
Lá khôi tía thường được hái tươi, rửa sạch đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút rồi để nguội uống mỗi ngày thay nước. Ngoài ra, có thể thu hái lá khôi tía đem phơi khô để cất trữ dùng dần.
Dùng lá khôi tía phơi khô tán thành bột trộn với mật ong rừng sử dụng lâu dài cho người mắc chứng ợ chua sau ăn, nếu mắc bệnh trào ngược dạ dày mãn tính cũng mang lại kết quả rất tốt.
Hiện nay, chứng bệnh về dạ dày, bệnh trào ngược, ợ chua sau ăn đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Nhiều người đã tìm đến lá cây khôi tía để chữa trị an toàn, hiệu quả. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng thảo dược từ cây khôi tía chữa bệnh dạ dày ngày một nhiều, đem lại hiệu quả tốt, Trực mạnh dạn đưa cây khôi tía vào trồng để khởi nghiệp và lập thân.
Sau hơn 3 năm kiên trì vừa học hỏi, vừa trồng cây khôi tía, Nguyễn Quang Trực đã có một vườn, đồi trồng cây khôi tía khoảng 1,2 ha.
Trực cho biết: Cây khôi tía trồng làm thuốc phải bón 100% phân chuồng hoai mục. Chăm bón cây khôi tía đúng cách sẽ cho thu hoạch lá từ 6 - 8 lần/năm. Mỗi kg lá khôi tía bán tươi ngay sau thu hái đang dao động từ 25.000 - 30.000 đồng. Còn mỗi kg hạt cây khôi tía giá dao động từ 600 - 700 ngàn đồng/kg.
Ngoài thu hoạch lá và hạt, mỗi năm Trực còn ươm khoảng 1 vạn cây giống khôi tía để bán cho người trồng quanh vùng các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên (Hà Giang) giá bình quân từ 10 - 12 ngàn đồng/cây.
Trực cho biết, cây khôi tía đã giúp anh khởi nghiệp thành công mỗi năm thu về khoảng 120 - 150 triệu đồng.
Vùng đất này ở Hà Giang thứ rau rừng nhìn trơn như tráng mỡ bỗng thành đặc sản, đến nhà giàu cũng "săn lùng" Lá đắng rừng là món ăn quen thuộc với người dân xã Nà Khương (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang). Nhưng trước kia không phải lúc nào cũng có thể tìm được loại rau này vì chỉ có trên rừng già, thác nước cao và hoàn toàn mọc tự nhiên. Còn bây giờ, loại rau độc đáo này đã được người dân đem...