Bác đơn kháng cáo xin giảm án của nghịch tử giết mẹ
Nhận thấy hành vi của Hoàng Khắc Thắng là đặc biệt nghiêm trọng, tước đoạt mạng sống của người khác, bất chấp đạo hiếu làm con, HĐXX tối cao đã bác đơn kháng cáo, tuyên y án chung thân đối với nghịch tử này.
Hoàng Khắc Thắng phải lĩnh án chung thân vì tội giết chết mẹ đẻ của mình.
Theo kết quả điều tra, tối ngày 2/12/2013, khi đi uống rượu về, giữa Hoàng Khắc Thắng (SN 1974, trú xã Nghi Văn, Nghi Lộc, Nghệ An) và bà Nguyễn Thị Đấu (mẹ đẻ của Thắng) có xảy ra cãi vả vì chuyện bà Đấu chưa nấu cơm tối. Thắng chạy đến giường đánh mẹ nhưng bà Đấu vùng dậy chạy. Để không cho mẹ chạy thoát, Thắng dùng chân đè qua người và đánh vào đầu, mặt của nạn nhân. Được hàng xóm và công an xã ứng cứu, nạn nhân mới thoát khỏi trận đòn của con nhưng tử vong tại bệnh viện sau đó 3 ngày vì bị xuất huyết não.
Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 24/6/2014, TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt Hoàng Khắc Thắng tù chung thân về tội giết người. Thắng đã có đơn kháng cáo gửi TAND tối cao xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm tối cao diễn ra vào sáng 28/10, Hoàng Khắc Thắng không đưa ra được thêm tình tiết nào để gỡ tội cho mình. Nhận thấy hành vi của Hoàng Khắc Thắng là đặc biệt nguy hiểm, tước đoạt mạng sống của người khác, gây bất bình và hoang mang dư luận, chà đạp lên đạo hiếu của kẻ làm con, bởi vậy việc cách ly bị cáo vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội là thực sự cần thiết, vì lẽ đó, TAND tối cao đã bác đơn kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm đối với nghịch tử này.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Video đang HOT
Hối hận của kẻ thủ ác trong vụ án vợ thuê người giết chồng
Một thời "anh hùng" của Lâm trong quá khứ, lúc này lại trở thành nỗi ám ảnh đến rùng mình mỗi khi anh nhớ lại. Trái ngược với thái độ của một kẻ bụi đời băng đảng năm xưa, hình ảnh Lâm tại trại giam bây giờ là một người đầy hướng thiện.
Trong hàng ngàn phạm nhân đang thụ án tại trại giam Xuân Lộc (thuộc Tổng cục VIII - Bộ Công an), Tòng Xuân Thanh Lâm là một trong những phạm nhân có thời gian thụ án dài năm với tội danh giết người. Lâm chính là một trong các đối tượng gây ra án mạng kinh hoàng tại tỉnh Lâm Đồng cách đây gần 10 năm. Trong những ngày tháng chấp hành án tại trại giam, Lâm luôn tỏ ra sám hối và mong sớm được về với gia đình để phụng dưỡng cha mẹ.
Tuổi thơ lêu lổng và con đường gây án
Trong cái nắng gắt sau cơn mưa chiều một ngày cuối tháng 8, tôi theo chân cán bộ trại giam Xuân Lộc đến phân trại 1 để gặp phạm nhân Lâm. Bước vào phòng trực của cán bộ quản giáo, tôi đã thấy Lâm ngồi đợi sẵn, nét mặt đăm chiêu, hướng ra cánh cửa chính.
Tòng Xuân Thanh Lâm (SN 1980, quê tỉnh Lâm Đồng) là 1 trong 5 đối tượng gây ra cái chết của ông Phạm Văn Minh trong một thương vụ giết người thuê. Điều mà Lâm khiến tôi bất ngờ nhất, đó chính là khuôn mặt hiền hậu cùng với thái độ rất lễ phép. Tôi không thể hình dung rằng, người đang nói chuyện với mình, trước đây đã gia nhập băng đâm thuê chém mướn khiến người dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ai cũng khiếp sợ.
Lâm sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Dù gia đình không có điều kiện tài chính khá giả như bao gia đình bạn bè cùng trang lứa khác nhưng Lâm lại thích ăn chơi, đua đòi. Không có nghề nghiệp ổn định, Lâm suốt ngày lêu lổng đi theo đám bạn xấu rồi gia nhập vào băng đảng bụi đời trong huyện. Con đường tù tội của Lâm cũng xuất phát từ đây.
Lâm nhớ lại: "Trong một ngày cuối năm 2005, tôi cùng nhóm bạn đến uống cà phê tại một quán quen thuộc trên địa bàn thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Tại đây, bà chủ quán cà phê nói về việc có người thuê chúng tôi đánh người với giá 15 triệu đồng.
Tòng Xuân Thanh Lâm mong sớm được về với gia đình để phụng dưỡng cha mẹ.
Mười năm sám hối trong tù của đứa con nghịch tử
Để có tiền tiêu xài, chúng tôi đồng ý nhận thương vụ đánh thuê này. Người mà chúng tôi được yêu cầu đến đánh chính là ông Phạm Văn Minh sống cách quán cà phê không xa. Người bỏ tiền ra thuê chúng tôi, không ai khác chính là bà Phượng, vợ ông Minh. Khi được chỉ điểm, đến 7h tối 17/12/2005, chúng tôi 5 người gồm: Lù Phi Khiêm, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Thành Kỳ, Bùi Quốc Phi và tôi đến nhà ông Minh".
Lâm kể tiếp: "Thấy ông Minh đang ngồi trong nhà, chúng tôi dùng gậy, dao lao đến đánh đập ông này túi bụi. Khi thấy ông Minh bị chém nhiều nhát gục tại chỗ, chúng tôi bỏ ra về và nhận tiền của bà Phượng. Dù chứng kiến chồng nguy kịch bởi vết thương nặng nhưng bà Phượng không chịu đưa chồng đi cấp cứu mà đợi đến hơn 4 tiếng đồng hồ sau mới đưa chồng đến bệnh viện. Tuy nhiên, ông Minh đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Trong quá trình điều tra, công an đã bắt bà Phượng và sau đó lần lượt bắt cả 5 người chúng tôi. Hồi đó, tôi đi đánh người chỉ để lấy tiền chứ không biết và cũng không quan tâm đến lý do khác. Sau này tôi mới biết, bà Phượng thuê đánh chồng mình là vì ghen tuông".
Với tội danh giết người trong vụ án mạng xôn xao dư luận địa phương tỉnh Lâm Đồng một thời ấy, Lâm bị kết án 20 năm tù giam. Một cái giá không hề nhẹ cho hành vi phạm tội của Lâm. Thế nhưng, nói chuyện với tôi, Lâm tỏ ra rất hối hận và nói rằng, án 20 năm tù với Lâm là còn nhẹ. Lâm cũng cho biết, lương tâm y luôn bị dằn vặt về tội lỗi của mình trong quá khứ và rất khó có thể quên được.
"Những ngày tháng sống trong trại giam Xuân Lộc, tôi được anh em bạn tù quan tâm, giúp đỡ nhiều lắm. Không những thế, các cán bộ trại giam thường xuyên đến động viên và đối xử rất hòa đồng. Những tình cảm, sự sẻ chia, đùm bọc của các phạm nhân vào trại trước đã khiến tôi rất cảm động. Tình thương của mọi người trong trại dành cho tôi nhiều bao nhiêu, tôi lại cảm thấy hối hận về tội lỗi của mình bấy nhiêu", Lâm bộc bạch.
Con đường lầm lỡ của má mì 'buôn' trinh thiếu nữ
Sự sám hối muộn màng
Một thời "anh hùng" của Lâm trong quá khứ, lúc này lại trở thành nỗi ám ảnh đến rùng mình mỗi khi Lâm nhớ đến. Trái ngược với thái độ của một kẻ bụi đời băng đảng năm xưa, hình ảnh Lâm bây giờ là một người đầy hướng thiện. Điều đó được thể hiện rất rõ trong thái độ cùng chia sẻ của Lâm với tôi khi nhắc đến gia đình.
"Sống trong trại giam dù được nhiều anh em cùng cảnh ngộ và cán bộ gần gũi động viên. Thế nhưng, họ không thể thay thế cho hình ảnh của người thân tôi được. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm. Hồi còn nhỏ, tôi hay cãi lời mẹ và làm mẹ buồn đến bỏ ăn. Lớn lên, tôi chưa giúp được gì cho gia đình đã phải vào trại giam. Tôi thật có lỗi với cha mẹ. Giờ đây, không còn cách nào khác là tôi phải cải tạo thật tốt để sớm ngày được trả tự do. Việc tôi cần làm khi trở về nhà là phụng dưỡng cha mẹ để bù đắp những ngày tháng vắng nhà", Lâm nói trong nghẹn ngào.
Hình ảnh người mẹ đưa mắt nhìn theo con luôn xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, ngự trị trong đầu óc của người phạm nhân tên Lâm. Nhiều lúc Lâm trở nên trầm cảm mỗi khi nhớ đến mẹ.
Lâm chia sẻ: "Tôi không thể quên cái ngày tòa tuyên án. Mẹ tôi đã ôm mặt khóc đến ngất lịm đi. Tôi biết lúc ấy mẹ tôi đau khổ và tuyệt vọng về tôi nhiều lắm. Trước đây, khi còn sống bên người thân, tôi luôn được cha mẹ dạy cho cách sống làm sao cho tốt. Cha mẹ chỉ cho tôi những điều nên làm và nên tránh, nhất là tội ác.
Thế nhưng, vì mải đam mê và chạy theo cuộc sống đua đòi của bản thân mà tôi phớt lờ đi những giáo huấn tốt đẹp của cha mẹ. Tiếc là cho đến khi phạm tội vào trại giam, tôi mới kịp nhận ra chân lý sống thì chuyện đã lỡ. Học từ cán bộ, anh em phạm nhân khác, tôi mới nhận ra rằng mọi thứ thì rất nhiều nhưng cuộc sống chỉ có một. Nếu thời gian quay trở lại, tôi không dám đánh đổi cuộc sống chỉ với vài ba thứ viển vông dễ kiếm khác".
Lâm không chỉ nhận ra lỗi lầm trong quá khứ của mình, y còn nhận định về hành vi của người đã thuê mình đi giết người là quá dã tâm. Lâm nói: "Giờ nghĩ lại, tôi thấy trách giận người thuê chúng tôi đi làm chuyện thất đức là giết người thân của mình. Tôi không hiểu tại sao, vợ chồng sống với nhau bao nhiêu năm mặn nồng lại có thể bỏ tiền để thuê người ta đến giết chồng mình. Đáng trách hơn, khi tôi biết rằng người ta muốn giết chồng chỉ vì "cho bõ ghét".
Tôi không hiểu, tại sao hồi đó mình lại nhận lời đề nghị bất nhân tính như thế chỉ vì vài triệu đồng. Tôi tin chắc rằng, người thuê chúng tôi giết chồng sẽ sống trong dằn vặt lương tâm đến suốt cuộc đời. Thế nên, dù hối hận và sống tốt đến chừng nào đi chăng nữa cũng không thể rửa sạch tội lỗi mà mình đã gây ra. Như bao phạm nhân khác, tôi chỉ còn biết trông chờ vào sự cảm thông của bị hại và mọi người để sống tốt hơn sau khi về với đời thường".
Khi được hỏi về dự định trong tương lai khi hết thời gian chấp hành án, Lâm cho biết: "Trong thời gian thụ án tại đây, tôi làm được rất nhiều việc. Sau khi ra trại, nếu có điều kiện, tôi sẽ mở một cơ sở kinh doanh hạt điều đúng với công việc thường ngày của tôi ở trại.
Tại đây, tôi cũng được nhiều phạm nhân khác chỉ cho nhiều hướng làm ăn. Mơ ước của tôi là sau khi về nhà, không chỉ tạo công ăn việc làm ổn định cho riêng mình mà còn giúp đỡ được nhiều người khác nữa. Tôi đã một thời lầm đường lỡ bước, vậy nên sau này tôi dùng đó làm lời khuyên để con cái trưởng thành hơn mà không bị sa vào cám dỗ. Nhưng để thực hiện tốt những mong muốn của mình, tôi hy vọng mọi người đừng kỳ thị và xa lánh tôi. Tôi đã sai và giờ rất hối hận nên tôi cần được mọi người thông cảm".
Theo Đời sống Pháp luật
Kêu oan khi tòa xử 20 năm, nhận chung thân tại phiên phúc thẩm Bị tòa sơ thẩm xử 20 năm, Sơn làm đơn kháng cáo. Tuy nhiên, tại phiên xử phúc thẩm cho rằng hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nên tuyên phạt mức chung thân. Bị cáo Nguyễn Thế Sơn Sáng 24/10 TAND tối cáo TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng nghị tăng án của VKS...