Bác đề xuất thêm một Đại tướng công an
Không tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc thêm một hàm Đại tướng cho Thứ trưởng thường trực Bộ Công an nhưng UB Thường vụ Quốc đồng ý với đề nghị nâng trần cấp bậc hàm đối với Giám đốc CA Hà Nội, CA TPHCM lên Trung tướng.
Báo cáo giải trình tiếp thu của UB Thường vụ Quốc hội về dự thảo luật Công an nhân dân sửa đổi tại Quốc hội chiều 6/11 được xây dựng căn cứ trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (theo thông báo số 185 ngày 28/10/2014) về vấn đề trần bậc hàm cấp tướng với các chức danh lãnh đạo của Bộ Công an.
Cụ thể, về chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là Đại tướng, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến tán thành quy định của dự thảo luật do Chính phủ trình là cấp bậc hàm cao nhất của Thứ trưởng – Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương là Đại tướng.
Tuy nhiên, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, chức vụ Thứ trưởng – Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Công an, giúp Bộ trưởng (đồng thời là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương) thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có nhiệm vụ về công tác Đảng.
Chức vụ Thứ trưởng (Phó Bí thư) giúp việc Bộ trưởng cần bố trí thấp hơn một bậc để đảm bảo thống nhất trong bộ máy Đảng, Nhà nước.
Ngành Công an sẽ vẫn chỉ có 1 Đại tướng là Bộ trưởng Bộ Công an nhưng Giám đốc Công an 2 thành phố Hà Nội, TPHCM được thăng hàm Trung tướng.
Cơ quan giải trình phân tích thêm, chức vụ này khác với chức vụ Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND đã được Hiến pháp quy định là do Chủ tịch nước bổ nhiệm, có trần quân hàm Đại tướng. Theo nguyên tắc cấp hàm cấp tướng của cấp phó phải thấp hơn cấp trưởng một bậc.
Đồng thời, thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về việc này, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ Thứ trưởng – Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương là Thượng tướng, như các Thứ trưởng khác.
Video đang HOT
Về chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, UB Thường vụ Quốc hội tán thành quy định Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có cấp hàm cao nhất là Trung tướng tương đương với Tổng cục trưởng.
Dù cũng có ý kiến đề nghị quy định cấp bậc hàm cao nhất với các chức danh này chỉ là Thiếu tướng nhưng cơ quan giải trình lập luận, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động được tổ chức tập trung, hoạt động mang tính đặc thù của CAND, gồm lực lượng đặc nhiệm và lực lượng tác chiến đặc biệt với trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng để làm nòng cốt trong thực hiện biện pháp vũ trang. Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thì là đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ các cơ quan và lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia, do đó để đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ đặc biệt của các đơn vị này trong tình hình mới, “nới” trần cấp bậc hàm với các chức danh này được đánh giá là phù hợp tới thực tiễn.
Tuy nhiên, với đề xuất quy định cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ Phó Tổng cục trưởng phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị là Trung tướng, UB Thường vụ Quốc hội chỉ chấp nhận 1 phần. Cụ thể, cơ quan này đã chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định, một Phó Tổng cục trưởng là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Tổng cục có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng (thay vì Phó Tổng Cục trưởng phụ trách công tác đảng, công tác chính trị).
Cũng liên quan đến trần cấp bậc hàm Trung tướng, Chính phủ đề nghị quy định cho các Cục trưởng các cục trực thuộc Bộ Công an được mang hàm cấp này (cao hơn hàm của các Cục trưởng các cục thuộc Tổng cục). Tuy nhiên, UB Thường vụ Quốc hội chỉ nhất trí trần này với một số cục có chức năng năng tham mưu chiến lược, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức toàn lực lượng như, Cục Đối ngoại; Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp; Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; An ninh mạng; Cảnh sát giao thông.
Một vị trí khác dự thảo luật do Chính phủ trình đề nghị quy định có cấp bậc hàm Trung tướng là Giám đốc CA Hà Nội, Giám đốc CA TPHCM cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến chỉ đồng ý mức Thiếu tướng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận định, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của 2 thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng của cả nước, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị trần cấp bậc hàm của Giám đốc CA 2 thành phố này là Trung tướng. Theo đó, Trưởng Công an quận là Đại tá, Trưởng công an huyện, thị xã là Thượng tá.
Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố còn lại có trần cấp bậc hàm là Đại tá. Như vậy, đề xuất ban đầu của cơ quan soạn thảo về việc quy định Giám đốc Công an 6 tỉnh thành trọng điểm khác ngoài Hà Nội, TPHCM có trần cấp bậc hàm Thiếu tướng đã không được chấp nhận.
P.Thảo – Q.Phong
Theo Dantri
Một năm sau chuyến bay đặc biệt của ngành hàng không
Ngày 13/10 năm ngoái, ngành hàng không tổ chức chuyến bay lịch sử mang số hiệu đặc biệt VN103 đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ thủ đô về an táng tại quê mẹ Quảng Bình.
Lễ di quan Đại tướng về quê nhà Quảng Bình được thực hiện bằng đường hàng không - sự kiện chưa từng có trong lịch sử các lễ quốc tang ở Việt Nam. Vietnam Airlines được giao thực hiện nhiệm vụ này đã huy động hai máy bay, gồm một chiếc ATR 72 được hoán chuyển chở linh cữu và một chiếc Airbus 321 chở quan khách, gia quyến.
Đối với phi công Vũ Tiến Thắng, đội trưởng đội bay ATR72, ngày 13/10/2013 như vừa diễn ra hôm qua. Đó là ngày ông thực hiện nhiệm vụ đặc biệt: làm cơ trưởng của chuyến bay mang số hiệu trùng với tuổi thọ Đại tướng. "Đối với tôi, đây là nhiệm vụ vinh dự nhất trong đời, niềm vinh dự chở một con người vĩ đại trong cuộc trường chinh cuối cùng về quê mẹ", phi công Thắng nhớ lại.
Chiếc ATR72 mang số hiệu VN-8225 sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đã quay về nhiệm vụ hàng ngày của mình là phục vụ trên cách chặng bay.
Trước tang lễ, các bên có gần một tuần để chuẩn bị từ cơ sở hạ tầng đến diễn tập. "Đêm trước chuyến bay là quãng thời gian không ngủ đối với những người tham gia phục vụ", ông Trương Hữu Linh, Trưởng phòng Giám sát An toàn của Cảng vụ Hàng không miền Bắc, người chịu trách nhiệm chuẩn bị cơ sở hạ tầng sân bay để đưa tiễn Đại tướng ở Nội Bài kể lại. Nhiệm vụ của ông Linh là chuẩn bị và đảm bảo an ninh an toàn cao nhất cho việc chuyên chở linh cữu Đại tướng.
Trước đó Cảng vụ miền Bắc đã phục vụ cho hàng loạt chuyến chuyên cơ của các chính khách và lần nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các quy định về an ninh, an toàn. Tuy nhiên, theo ông Linh, chuyến chuyên cơ VN103, đội ngũ chuẩn bị đã phải lên kế hoạch thêm cho nhiều tình huống khác, như nhân dân chen lấn xô đẩy, người dân lọt vào khu vực lễ tang ở sân bay, thậm chí cả khủng bố.
Buổi đưa tiễn ở sân bay đã diễn ra suôn sẻ hơn mong đợi. Dù có hàng nghìn người dân tập trung dọc hai bên đường từ cầu Thăng Long tới sân bay Nội Bài, đoàn xe chở linh cữu không gặp cảnh tắc nghẽn. Người dân tự giác nhường đường cho xe qua. Khi đoàn xe đi gần đến cầu vượt, hàng trăm người ở trên cầu tự đi xuống hết, chờ cho đoàn xe đi qua hẳn mới lên cầu để nhìn vào sân bay được rõ.
Con trai trưởng Võ Điện Biên (ở giữa) và con trai thứ Võ Hồng Nam bên linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đúng 10h30 ngày 13/10, sau hơn một tiếng nghi thức ở sân bay, chiếc ATR72 chở theo linh cữu Đại tướng đã cất cánh rời Nội Bài, trở về quê hương Quảng Bình. Với cơ trưởng Vũ Tiến Thắng và cơ phó của chuyến bay Phạm Văn Hải, nhiệm vụ của họ trở nên khó khăn hơn vì phải tiết chế cảm xúc tiếc thương, tập trung điều khiển trong buồng lái.
Ngoài ra, tổ bay còn phải liên tục liên lạc với đài chỉ huy vì chuyến bay diễn ra trong hoàn cảnh thời tiết không thuận lợi. Ngày hôm đó, có tới 3 cơn bão cùng lúc tấn công châu Á. Trong đó, một cơn bão cường độ rất mạnh đã tràn qua Philippines và bắt đầu tác động đến khu vực Quảng Bình.
"Chúng tôi quyết tâm thực hiện chuyến bay tới đích, đưa Đại tướng về quê nhà an toàn. Tuy nhiên trước đó, tổ bay cũng đã phải đặt ra những phương án dự phòng. Nếu mưa bão khiến máy bay không tiếp cận được sân bay Đồng Hới, chúng tôi sẽ hạ cánh đến một sân bay gần nhất và ngay lập tức có phương tiện thay thế để đưa Đại tướng về quê nhanh nhất", ông Thắng kể lại.
Cơ trưởng của chuyến bay VN103, cũng là Tổ trưởng của Tổ bay ATR72 Vietnam Airlines - phi công Vũ Tiến Thắng (trái), cùng cơ phó Phạm Văn Hải (phải).
Cùng với chiếc ATR72, một máy bay mang số hiệu đặc biệt biểu tượng cho năm sinh của Đại tướng, VN1911 cũng cất cánh sau đó không lâu, chở theo gia quyến cùng thành viên ban tang lễ. Cất cánh sau, nhưng chiếc máy bay này có nhiệm vụ hạ cánh trước tại Đồng Hới, để ban lễ tang và người thân thực hiện nghi thức đón VN103. Sau gần một tiếng rưỡi bay trên bầu trời, chuyến bay mang sứ mệnh đặc biệt đã hạ cánh an toàn ở sân bay Đồng Hới. Linh cữu Đại tướng được chuyển sang di chuyển bằng đường bộ đi đến khu vực an táng tại Vũng Chùa, Đảo Yến.
Với những người tham gia phục vụ chuyến bay lịch sử, đây là nhiệm vụ không thể nào quên. "Sau khi nhiệm vụ kết thúc, mọi cảm xúc trong tôi mới vỡ òa", cơ phó của chuyến bay Phạm Văn Hải kể lại. Còn với ông Trương Hữu Linh, điều đáng nhớ nhất là đã hoàn thành tâm nguyện được chạm vào Đại tướng lần cuối cùng khi tham gia khiêng linh cữu lên máy bay. "Đây là nhiệm mà suốt đời tôi không thể nào quên, Những kỷ niệm, bức hình và kịch bản của buổi tang lễ sẽ đi theo tôi suốt cuộc đời", ông Linh nói.
Thanh Bình
Theo Vnexpress
Những phận người nhỏ bé... Một người nhặt phế liệu lẻ loi giữa bãi rác khổng lồ sắp đóng cửa. Một bà cụ ăn xin lội trong dòng nước ngập quá bụng giữa phố Sài Gòn đêm khuya. Một người dân Yên Bái bàng hoàng giữa bãi bùn thải đỏ ối... Những phận người nghèo cuối cùng mưu sinh trên bãi rác lớn nhất tỉnh Khánh Hòa trước...