Bắc Cực sẽ không còn băng trong vòng 30 năm nữa
Các vệ tinh quan sát cho thấy chỉ trong một mùa hè Bắc Cực đã mất đi 10 triệu km băng trên biển.
Băng ở Bắc Cực tan ngày càng nhanh và không bao lâu nữa sẽ biến mất hoàn toàn. Các nhà khoa học đang rất nỗ lực tìm hiểu điều gì xảy ra. Họ chú ý đến tình trạng băng tan trong năm 2018, một năm có gần 10 triệu km băng trên biển biến mất chỉ trong một mùa hè.
Nghiên cứu này mô tả băng trên biển đã mất đi như thế nào trong vòng 40 năm qua và liên đới ra sao đến các quá trình diễn ra trong khí quyển toàn cầu.
Biểu đồ độ dày và mật độ băng ở Bắc Cực vào ngày 23/9/2018.
Đỉnh điểm băng tan ở Bắc Cực xảy ra vào tháng 7/2018. Khi đó, tốc độ băng tan ở đây được xác định vào khoảng 105.500 km2/ ngày. Diện tích này nhỉnh hơn một chút so với diện tích cả nước Iceland.
Video đang HOT
Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Avinash Kumar, nói rằng “trên đất liền thì có vẻ như đây là tháng mùa hè tuyệt vời ở Bắc Cực, nhưng trong vòng 40 năm qua thì lượng băng trên biển mất đi trong tháng 9 đã tăng nhanh đến mức 12,8% mỗi thập kỷ và 82.300 km2 mỗi năm”.
Các nhà nghiên cứu đã dùng công nghệ vệ tinh để đo các mức sụt giảm của băng về độ dày, mật độ và khối lượng. Tiến sĩ Kumar cho biết vào mùa hè năm 2018, băng trên biển ở đây đã mất đi gấp 3 lần so với giai đoạn đầu của kỷ nguyên vệ tinh. Mỗi năm, chúng ta lại ghi nhận một kỷ lục về nhiệt độ tăng hoặc về tốc độ băng tan nhanh ở Bắc Cực, nhưng xét cả hệ thống toàn cầu, mỗi vùng trên hành tinh này chịu tác động của biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến những biến đổi ở cả những vùng khác. Nếu băng trên biển vẫn tiếp tục mất đi ở mức độ này thì tác động của nó sẽ là thảm họa khi nhiệt độ tăng lên và vòng tuần hoàn đại dương toàn cầu chậm lại.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu các quá trình trong khí quyển có vai trò ra sao đến tình trạng băng trên biển biến mất. Họ phát hiện ra tháng 9/2018 là tháng nóng kỷ lục và nhiệt độ ở Bắc Cực thay đổi đặc biệt so với các giai đoạn khác ở đây. Nhiệt độ không khí trên biển Bắc Cực cao hơn một chút so với nhiệt độ không khí trên đất liền Bắc Cực. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một bằng chứng nữa cho thấy sự ấm lên của đại dương có tác động tiêu cực đến môi trường.
Tiến sĩ Kumar kết luận rằng nếu băng trên biển vào tháng tiếp tục giảm đến mức 13% mỗi thập kỷ thì chỉ 3 thập kỷ nữa Bắc Cực sẽ không còn chút băng nào. Các nhà nghiên cứu nhận định sự suy giảm băng ở đây chủ yếu do áp lực con người gây ra đối với môi trường.
Tác động của sự suy giảm này sẽ vô cùng khủng khiếp và dẫn đến tình trạng mực nước biển dâng lên kéo theo các hình thái khí hậu mới lạ. Những biến đổi xảy ra ở Bắc Cực có thể dẫn đến những biến đổi khác ở các vĩ độ thấp hơn, ví dụ như các điều kiện thời tiết cực đoan khó lường.
Căn hầm hạt giống toàn cầu của loài người đối mặt với nguy cơ tiêu tan
Sự nóng lên toàn cầu ở Bắc Cực đang diễn ra nhanh gấp đôi so với phần còn lại của hành tinh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV).
Căn hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV).
Cụ thể, khu vực quần đảo Svalbard của Na-Uy gần khu vực băng giá vĩnh cửu tại Bắc Cực đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay.
Svalbard đã được ghi nhận đạt ngưỡng nhiệt độ lên đến 21,2 độ C vào buổi chiều, ngay dưới mức nhiệt độ cao kỷ lục 21,3 độ C được ghi nhận vào năm 1979.
Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn nữa là vào cuối buổi chiều, vào khoảng 6:00 tối giờ địa phương, các nhà khoa học đã ghi được 21,7 độ C, lập kỷ lục mọi thời đại mới. Đợt nóng này là một đợt tăng nhiệt độ lớn vào tháng 7, tháng nóng nhất ở Bắc Cực.
Trước đó, Svalbard thường thấy ở mức nhiệt độ 5-8 độ C vào thời điểm này trong năm. Tuy nhiên, khu vực này đã chứng kiến nhiệt độ tăng thêm 5 độ C so với bình thường kể từ tháng 1, đạt đỉnh 38 độ C ở Siberia vào giữa tháng 7 ở Bắc Cực.
Theo một báo cáo mới nhất thì nhiệt độ trung bình Svalbard trong khoảng từ năm 2070 đến 2100 sẽ tăng 7-10 độ C do mức phát thải khí nhà kính.
Những thay đổi đã được nhìn thấy, từ năm 1971 đến 2017, đã tăng từ 3 - 5 độ C, tăng lớn nhất trong mùa đông.
Căn hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV) được biết đến là nơi bảo vệ và dự trữ các loài thực vật quan trọng nhất nếu ngày tận thế xảy ra với loài người. Toàn bộ gần 2,2 triệu loại ngũ cốc được trữ ở nhiệt độ -18C.
Svalbard Global Seed Vault (SGSV) gần như không chịu ảnh hưởng từ thảm họa thiên nhiên, thậm chí nếu có thì nó cũng có thể chống chọi lại những thảm họa ở cấp độ lớn.
Tuy nhiên, với mức nhiệt độ tăng như hiện tại thì các nhà khoa học rất lo ngại không biết điều gì sẽ xảy ra khi gần nhất là vào năm 2016, căn hầm tận thế Svalbard Global Seed Vault cũng đã từng bị ngập vì băng tan và cần đến 23,3 triệu USD để khắc phục.
Tìm thấy xương voi ma mút dính mô mềm 10.000 năm tuổi ở Bắc Cực Nhiều mảnh xương voi ma mút có niên đại khoảng 10.000 năm tuổi đã được tìm thấy từ một hồ nước ở bán đảo Yamal thuộc vùng Bắc Cực của Nga. Reuters hôm 28/7 cho biết các nhà khoa học Nga đang nghiên cứu nhiều mảnh xương voi ma mút trưởng thành có niên đại khoảng 10.000 năm tuổi, sau khi cư dân...