Bắc cực nóng lên và tác động đối với người dân bản địa

Theo dõi VGT trên

Nhiệt độ ở Bắc Cực tăng nhanh gấp ba lần mức trung bình toàn cầu, đ.e dọ.a nghiêm trọng cuộc sống của người dân bản địa.

Bắc cực nóng lên và tác động đối với người dân bản địa - Hình 1
Hình minh họa. Ảnh: AFP/TTXVN

Kể từ những năm 1980, nhiệt độ ở Bắc Cực đã tăng nhanh gần gấp ba lần so với mức trung bình toàn cầu. Mùa hè vừa qua là mùa hè ẩm ướt nhất được ghi nhận, trong khi một đợt nắng nóng vào tháng 8 đã thiết lập kỷ lục nhiệt độ ở phía bắc Alaska và Canada.

Những thay đổi khí hậu khắc nghiệt này đang giáng một đòn nặng nề lên cuộc sống của những người dân bản địa, những người gọi Bắc Cực là nhà.

Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), mùa hè năm nay ở Bắc Cực không chỉ là mùa hè ẩm ướt nhất được ghi nhận mà còn là mùa hè nóng thứ hai trong hơn một thế kỷ.

Những thay đổi đáng báo động này đang tạo ra những thách thức vô cùng lớn đối với người dân bản địa, những người vốn phụ thuộc vào sự ổn định của môi trường tự nhiên để sinh tồn.

Ông Max Neale, quản lý của Trung tâm các cộng đồng bị đ.e dọ.a về môi trường, nhận định: “Báo cáo Bắc Cực này là một hồi chuông cảnh báo sớm cho nước Mỹ. Alaska và Bắc Cực đang hứng chịu những tác động nặng nề nhất. Và chúng ta cần phải chuẩn bị cho những thách thức này”.

Bắc Cực: Từ nơi giữ Carbon đến nguồn phát thải khí nhà kính

Báo cáo của NOAA cũng chỉ ra rằng Bắc Cực, nơi thường có vai trò giữ carbon trong đất đóng băng, giờ đây đang phát thải nhiều carbon hơn so với khả năng hấp thụ. Nguyên nhân là do các vụ cháy rừng gia tăng và hiện tượng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng một lượng lớn carbon dioxide và khí methane vào khí quyển, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học cho biết sự thay đổi này sẽ làm cho biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn. Đối với người bản địa Alaska, một sự thay đổi khí hậu đồng nghĩa với một sự thay đổi trong lối sống.

Bà Jackie Qatalina Schaeffer, giám đốc các sáng kiến về khí hậu tại Liên minh Y tế Bộ lạc bản địa Alaska (ANTHC), cho biết: “Chúng tôi có những cộng đồng phụ thuộc vào nguồn thực phẩm tự nhiên. Nền kinh tế của họ không được tính bằng tiề.n bạc, nhưng nếu nguồn cung cấp này biến mất, đó sẽ là một mất mát to lớn đối với cách sống của người dân Bắc Cực. Có những cộng đồng nhỏ phụ thuộc đến 80% vào nguồn thực phẩm hữu cơ tự nhiên này, và chúng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu”.

Báo cáo của NOAA cũng cho thấy rằng băng biển ở Bắc Cực tiếp tục thu hẹp sau nhiều thập kỷ suy giảm. Mức băng biển vào tháng 9 năm nay là mức thấp thứ sáu được ghi nhận.

Trên đất liền, các đàn tuần lộc di cư đã suy giảm hơn 60% trong vài thập kỷ qua. Báo cáo và các cộng đồng bản địa đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác giữa người dân bản địa và các nhà khoa học để quản lý biến đổi khí hậu ở Bắc Cực.

Bà Jackie Qatalina Schaeffer chia sẻ: “Tuần lộc là nguồn thịt chính, là nguồn protein số một của chúng tôi từ động vật trên cạn. Đó là nguồn sống của chúng tôi. Việc mất đi tuần lộc cũng giống như việc tước đoạt sinh kế của những người nuôi gà, giế.t hết gà của họ”.

Tuần lộc: Triệu chứng của một vấn đề lớn hơn

Bắc cực nóng lên và tác động đối với người dân bản địa - Hình 2
Tuần lộc tại Alaska. Ảnh: alaska.org

Video đang HOT

Bà Qatalina Schaeffer cho rằng tuần lộc chỉ là một “triệu chứng” của một vấn đề lớn hơn đang đ.e dọ.a Bắc Cực và cả hành tinh.

“Khi chúng ta nhìn vào một loài vật như tuần lộc, sự suy giảm của chúng kể một câu chuyện về cả hệ sinh thái. Chúng phụ thuộc vào địa y, vốn có mối liên kết chặt chẽ với lớp băng vĩnh cửu bên dưới, là hệ thống làm mát của toàn bộ hành tinh. Khi nhìn vào hệ thống hành tinh như một tổng thể, chúng ta sẽ thấy hiệu ứng dây chuyền của biến đổi khí hậu”, bà nói.

Ông Max Neale, quản lý trung tâm của ANTHC, cho biết Báo cáo Bắc Cực năm 2024 như một tiếng chuông báo động về một tương lai đầy nguy hiểm và tốn kém. “Nó thực sự đang kêu gọi chúng ta hãy hành động ngay lập tức. Và có những giải pháp hoàn toàn khả thi”, ông nói.

ANTHC cho biết việc tăng cường tài trợ của liên bang cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi băng vĩnh cửu tan chảy và cải thiện sự phối hợp ứng phó thiên tai của chính phủ là một số biện pháp có thể giúp các cộng đồng bản địa thích ứng với sự thay đổi của Bắc Cực.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá Bắc Cực với tốc độ đáng báo động, đ.e dọ.a không chỉ hệ sinh thái mong manh mà còn cả cuộc sống của người dân bản địa.

Báo cáo Bắc Cực năm 2024 là lời cảnh báo mạnh mẽ, kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ Bắc Cực và cả hành tinh của chúng ta.

Những lý do khiến Canada đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực

Canada đang đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự biến đổi ở khu vực do biến đổi khí hậu.

Những lý do khiến Canada đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực - Hình 1
Băng tan do nhiệt độ ấm lên tại đảo Greenland thuộc Bắc Cực, ngày 16/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang Al Jazeera, hôm 6/12, Canada đã công bố chính sách an ninh dài 37 trang nêu chi tiết các kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự và ngoại giao tại Bắc Cực, viện dẫn lý do là các mối đ.e dọ.a gia tăng từ hoạt động của Nga và Trung Quốc.

Chiến lược Bắc Cực của Canada

Canada cho rằng động thái tăng cường hiện diện ở Bắc Cực nhằm mục đích chống lại các thách thức an ninh trong khu vực từ Nga và Trung Quốc.

Chiến lược Bắc Cực mới của Canada nêu bật hoạt động gia tăng gần đây của Nga dọc theo rìa không phận Bắc Mỹ. Nước này coi việc Nga thử nghiệm vũ khí và triển khai các hệ thống tên lửa ở Bắc Cực, "có khả năng tấ.n côn.g Bắc Mỹ và châu Âu, là rất đáng lo ngại".

Canada cũng cáo buộc Trung Quốc thường xuyên triển khai các tàu được trang bị khả năng nghiên cứu quân sự kép ở phía Bắc để thu thập dữ liệu.

Tài liệu nêu rõ Ottawa đã tìm cách quản lý Bắc Cực, hợp tác với các quốc gia khác trong nhiều năm và duy trì khu vực này không bị cạnh tranh quân sự.

Ngoại trưởng Canada Melanie Joly phát biểu tại một cuộc họp báo: "Tuy nhiên, các rào chắn ngăn ngừa xung đột đang ngày càng chịu sức ép to lớn. Bắc Cực không còn là khu vực có căng thẳng thấp nữa".

Chiến lược Bắc Cực của Canada bao gồm một số sáng kiến ​​quan trọng mà nước này sẽ thực hiện trong khu vực - từ hiện diện ngoại giao đến các biện pháp an ninh.

Quốc gia này sẽ thiết lập các lãnh sự quán tại Anchorage, Alaska và Nuuk, Greenland, đồng thời chỉ định một đại sứ để lãnh đạo và điều phối các chính sách và hành động của Canada trong khu vực. Ottawa cũng đang tìm cách giải quyết tranh chấp biên giới với Mỹ ở biển Beaufort và giải quyết tranh chấp biên giới về đảo Hans (Tartupaluk theo tiếng Inuktun địa phương), một hòn đảo nhỏ không có người ở giữa Đan Mạch và Canada.

Cùng với việc tìm cách tăng cường hợp tác Bắc Cực với Nhật Bản và Hàn Quốc - tương tự như quan hệ đối tác châu Á - Thái Bình Dương giữa các đồng minh - Canada cho biết họ sẽ tích cực lôi kéo các cộng đồng bản địa tham gia vào các hoạt động giám sát và phòng thủ.

Khu vực Bắc Cực là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng bản địa, chẳng hạn người Inuit, Sami và Chukchi, những cộng đồng đã sinh sống ở đây hàng nghìn năm.

Các biện pháp tăng cường quân sự cũng có thể bao gồm triển khai các tàu tuần tra và tàu khu trục hạm, tàu phá băng và tàu ngầm mới có khả năng hoạt động bên dưới các tảng băng, cũng như nhiều máy bay và thiết bị bay không người lái hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair cho biết học thuyết sửa đổi của đất nước kêu gọi tăng cường năng lực quân sự để "tiến hành và duy trì các hoạt động ở Bắc Cực", nơi có thời tiết giá lạnh với những cơn bão khó lường, bóng tối kéo dài và băng trôi trên biển gây ra những mối nguy hiểm nghiêm trọng.

Vùng Bắc Cực của Canada rộng bao nhiêu?

Những lý do khiến Canada đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực - Hình 2
Băng tan do nhiệt độ ấm lên tại đảo Greenland thuộc Bắc Cực, ngày 15/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Bắc Cực, vùng cực Bắc của hành tinh, được xác định bởi một đường tưởng tượng gọi là Vòng Bắc Cực. Bắc Cực, bao gồm các khu vực thuộc về tám quốc gia: Canada, Nga, Mỹ (Alaska), Greenland (một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch), Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland.

Vùng Bắc Cực của Canada bao phủ hơn 4,4 triệu km2 và gần như bị bỏ hoang, ngoại trừ một số cảng và cộng đồng. Gần 16% vùng biển, bao gồm một số vùng của Bắc Băng Dương, biển Barents, biển Greenland, biển Chukchi và các vùng khác, đã được khảo sát đầy đủ.

Các cường quốc phương Tây đang hiện diện ở Bắc Cực

Mỹ là đồng minh phương Tây quan trọng hợp tác chặt chẽ với Canada ở Bắc Cực, đặc biệt là trong việc hiện đại hóa các biện pháp phòng thủ lục địa, chẳng hạn đầu tư vào các cảm biến hàng hải và vệ tinh mới để giám sát.

Các quốc gia Bắc Âu, nhiều quốc gia trong số đó là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - bao gồm Phần Lan và Thụy Điển, quốc gia mới gia nhập gần đây - cũng đang tăng cường hiện diện ở Bắc Cực. Những quốc gia này thường hợp tác trong các cuộc tập trận quân sự.

Các cường quốc phương Tây đã tiến hành loạt các hoạt động ở Bắc Cực, từ triển khai các khí tài quân sự đến khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Sự hiện diện của Nga và Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Nga đã mở rộng hiện diện hải quân, triển khai các hệ thống tên lửa và tăng cường thử nghiệm vũ khí ở Bắc Cực.

Trung Quốc cũng triển khai các tàu có khả năng phục vụ cả chức năng giám sát quân sự và nghiên cứu trong khu vực này. Mục đích là để thu thập dữ liệu và bảo đảm quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và tuyến đường vận chuyển đang nổi lên do băng tan.

Các chuyên gia cảnh báo rằng việc triển khai các tàu có mục đích kép có thể dẫn đến hoạt động do thám và sử dụng sai dữ liệu.

Trong chính sách Bắc Cực năm 2018, Trung Quốc đã nêu mục tiêu của nước này là "hiểu, bảo vệ, phát triển và tham gia vào việc quản lý Bắc Cực". Nước này cũng muốn biến Tuyến đường biển phía Bắc, nối liền phần phía tây của Âu Á với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thành một tuyến vận chuyển khả thi để có khả năng rút ngắn thời gian di chuyển trên biển giữa các khu vực.

Trung Quốc và Nga đã hợp tác trong các dự án cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như Con đường tơ lụa Bắc Cực (còn được gọi là Con đường tơ lụa trên băng), đặc biệt là khi các tuyến đường truyền thống như kênh đào Suez phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn và thách thức an ninh ngày càng gia tăng.

Tại sao Bắc Cực trở thành điểm nóng địa chính trị?

Biến đổi khí hậu và băng tan nhanh chóng đang biến Bắc Cực thành điểm nóng địa chính trị.

Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp 4 lần so với mức trung bình toàn cầu, khiến khu vực này dễ tiếp cận hơn đối với các tuyến đường thương mại hàng hải và khai thác tài nguyên - bao gồm cả các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ - không phải là quốc gia Bắc Cực.

Hồi tháng 3/2022, Ấn Độ đã công bố Chính sách Bắc Cực của nước này. Trong những tháng gần đây, New Delhi và Moskva đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác ở Bắc Cực, bao gồm cả việc có thể sử dụng Tuyến đường biển phía Bắc để vận chuyển dầu từ Nga đến Ấn Độ.

Các cường quốc châu Âu cũng đang để mắt đến vai trò lớn hơn ở Bắc Cực. Cụ thể, trong những năm gần đây, Pháp, Đức và Vương quốc Anh đều đã công bố và sau đó cập nhật các chính sách về Bắc Cực của mình.

Khu vực này vốn đã được biết đến là có trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản quan trọng như các nguyên tố đất hiếm (REE) được sử dụng trong xe điện và lithi được sử dụng trong pin. Song các quốc gia cũng đang háo hức khám phá Bắc Cực để tìm kiếm các mỏ mới có thể định hình cuộc đua giành cả năng lượng sạch và tiếp cận nhiên liệu hóa thạch truyền thống.

Đồng thời, sự gia tăng hiện diện quân sự của các quốc gia đối địch tạo ra rủi ro về yêu sách lãnh thổ và ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ xung đột tiềm tàng.

Tác động đến khu vực

Theo truyền thống, các khuôn khổ hợp tác đã quản lý sự ổn định của Bắc Cực, song những căng thẳng hiện tại có thể làm suy yếu những khuôn khổ này.

Ví dụ, Hội đồng Bắc Cực được thành lập vào năm 1996 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia Bắc Cực (Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ) và các cộng đồng bản địa. Diễn đàn liên chính phủ này loại trừ rõ ràng an ninh quân sự khỏi nhiệm vụ của họ và tập trung vào sự hợp tác phi quân sự.

Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho các hoạt động của hội đồng này. Bảy quốc gia thành viên khác đã đình chỉ hợp tác với Nga vào tháng 3/2022. Vào tháng 6, các quốc gia này đã tuyên bố nối lại hợp tác có giới hạn đối với các dự án cụ thể, song không bao gồm sự tham gia của Nga.

Ngoài ra, việc tăng cường vận chuyển, khai thác tài nguyên và hoạt động quân sự có thể đ.e dọ.a hệ sinh thái mong manh của Bắc Cực, vốn đã chịu nhiều căng thẳng do biến đổi khí hậu.

Hồi tháng 1, Hội đồng Bắc Cực đã báo cáo rằng số lượng tàu thuyền ở vùng biển Bắc Cực đã tăng 37% trong thập kỷ qua. Sự gia tăng này làm tăng nguy cơ tràn dầu, ô nhiễm không khí, ô nhiễm hóa chất và gây xáo trộn môi trường sống sinh vật biển.

Các hoạt động quân sự và phát triển cơ sở hạ tầng - bao gồm các hoạt động như phá băng, phá vỡ môi trường sống của băng biển - cũng ảnh hưởng đến các loài như gấu Bắc Cực và hải cẩu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tên lửa phòng không Nga bắ.n rơi máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan?Tên lửa phòng không Nga bắ.n rơi máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan?
23:26:58 26/12/2024
Israel dồn dập tấ.n côn.g Yemen, Iran phản ứng cứng rắnIsrael dồn dập tấ.n côn.g Yemen, Iran phản ứng cứng rắn
12:04:53 27/12/2024
Vụ máy bay rơi làm 38 người chế.t: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất?Vụ máy bay rơi làm 38 người chế.t: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất?
11:40:30 28/12/2024
Nhà Trắng và ông Zelensky nói về thương vong của bên thứ ba tại xung đột Nga-UkraineNhà Trắng và ông Zelensky nói về thương vong của bên thứ ba tại xung đột Nga-Ukraine
09:45:57 28/12/2024
Đụng độ giữa lực lượng biên phòng Afghanistan và PakistanĐụng độ giữa lực lượng biên phòng Afghanistan và Pakistan
19:04:02 28/12/2024
Những thay đổi của quân đội Ukraine sau 3 năm xung đột với NgaNhững thay đổi của quân đội Ukraine sau 3 năm xung đột với Nga
09:32:33 27/12/2024
Giải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang NgaGiải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang Nga
13:04:07 28/12/2024
Hàn Quốc bắt đầu phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk YeolHàn Quốc bắt đầu phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol
13:46:27 27/12/2024

Tin đang nóng

Nỗi sợ của Trấn Thành sau vụ lộ chiếc bụng mỡNỗi sợ của Trấn Thành sau vụ lộ chiếc bụng mỡ
17:01:02 28/12/2024
B.é gá.i 3 tuổ.i bị kẹt trong giếng khoan trong 5 ngàyB.é gá.i 3 tuổ.i bị kẹt trong giếng khoan trong 5 ngày
18:44:38 28/12/2024
Thảm đỏ hot nhất tối nay: Thùy Tiên - Ý Nhi đọ sắc "khét lẹt", 1 nàng hậu tái xuất hậu bí mật sinh conThảm đỏ hot nhất tối nay: Thùy Tiên - Ý Nhi đọ sắc "khét lẹt", 1 nàng hậu tái xuất hậu bí mật sinh con
21:49:00 28/12/2024
Nóng: Selena Gomez lựa thời điểm công khai được cầu hôn tùy thuộc... Justin Bieber?Nóng: Selena Gomez lựa thời điểm công khai được cầu hôn tùy thuộc... Justin Bieber?
21:41:31 28/12/2024
Bên trong căn biệt thự ven sông triệu đô tại Vĩnh Phúc: Gia chủ mới 15 tuổ.i, tự tay thiết kế lại toàn bộ nội thấtBên trong căn biệt thự ven sông triệu đô tại Vĩnh Phúc: Gia chủ mới 15 tuổ.i, tự tay thiết kế lại toàn bộ nội thất
17:50:51 28/12/2024
Nguyễn Đình Triệu khiến cả Việt Nam phải ngỡ ngàngNguyễn Đình Triệu khiến cả Việt Nam phải ngỡ ngàng
18:37:13 28/12/2024
"Nàng Juliet đẹp nhất thế giới" qua đời"Nàng Juliet đẹp nhất thế giới" qua đời
21:37:19 28/12/2024
Bức ảnh bọc sản phụ trong túi nylon khổng lồ để tránh gió gây sốt mạngBức ảnh bọc sản phụ trong túi nylon khổng lồ để tránh gió gây sốt mạng
18:43:09 28/12/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ cháy rừng và hạn hán đ.e dọ.a nước Mỹ

Nguy cơ cháy rừng và hạn hán đ.e dọ.a nước Mỹ

21:02:29 28/12/2024
Các khu vực được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm Tây Nam, Đông Nam và những vùng thuộc miền Nam đồng bằng nước Mỹ, nơi tình trạng hạn hán có thể trở lại và trầm trọng hơn trong vài tháng tới.
Mỹ sắp chạm trần nợ công

Mỹ sắp chạm trần nợ công

20:28:25 28/12/2024
Tuy nhiên, những người bảo thủ phản đối tăng khoản vay khổng lồ của quốc gia, hiện đang ở mức 36.200 tỷ USD, và nhiều đảng viên Cộng hòa chưa bao giờ bỏ phiếu ủng hộ việc này.
Những ưu tiên hàng đầu của Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok

Những ưu tiên hàng đầu của Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok

20:13:32 28/12/2024
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Quyền Tổng thống Choi Sang Mok khẳng định ưu tiên của chính phủ hiện nay là bảo đảm an ninh quốc gia, duy trì ổn định đời sống người dân, bảo vệ trật tự công cộng và củng cố nền kinh tế quốc gia.
Hàn Quốc: Tranh cãi về tính pháp lý của quyền Tổng thống và việc luận tội tại Quốc hội

Hàn Quốc: Tranh cãi về tính pháp lý của quyền Tổng thống và việc luận tội tại Quốc hội

20:10:46 28/12/2024
Ngoài ra, DP cũng cho rằng ông Han đã làm trầm trọng thêm tình hình khi từ chối ban hành 2 dự luật liên quan đến các cuộc điều tra đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Số người vô gia cư tại Mỹ đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Số người vô gia cư tại Mỹ đạt kỷ lục mới trong năm 2024

18:15:20 28/12/2024
Theo Liên minh Nhà ở thu nhập thấp quốc gia, các hộ gia đình Mỹ đang cảm nhận được áp lực từ chi phí nhà ở, khi giá thuê nhà trung bình vào tháng 1/2024 cao hơn 20% so với tháng 1/2021.
Australia: Khủng hoảng xây dựng và tác động đối với nền kinh tế

Australia: Khủng hoảng xây dựng và tác động đối với nền kinh tế

17:52:41 28/12/2024
Hệ thống tài chính cũng đang chịu những rủi ro không nhỏ từ cuộc khủng hoảng này. Các ngân hàng và tổ chức tài chính đã cấp tín dụng cho các dự án xây dựng lớn hiện phải đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ xấu.
Moskva cáo buộc Mỹ, Anh lên kế hoạch tấ.n côn.g căn cứ của Nga ở Syria

Moskva cáo buộc Mỹ, Anh lên kế hoạch tấ.n côn.g căn cứ của Nga ở Syria

17:45:37 28/12/2024
Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự của Nga trên bờ biển Địa Trung Hải của Syria, vốn đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của khu vực, đã cản trở các kế hoạch của họ.
ISW: Tổng thống Putin bác đề xuất kế hoạch hòa bình của nhóm ông Trump?

ISW: Tổng thống Putin bác đề xuất kế hoạch hòa bình của nhóm ông Trump?

16:07:20 28/12/2024
Các chuyên gia tại ISW chỉ ra rằng, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã bác bỏ một kế hoạch hòa bình do nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề xuất nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Cạn kiệt nhuệ khí chiến đấu, lính Ukraine muốn ngừng bắ.n với Nga

Cạn kiệt nhuệ khí chiến đấu, lính Ukraine muốn ngừng bắ.n với Nga

15:51:40 28/12/2024
Một thành viên của Lữ đoàn cơ giới số 33 của Ukraine cho biết nhuệ khí chiến đấu ngày càng sa sút, ngày càng tồi tệ hơn , vì không ai có thể thấy được hồi kết của cuộc xung đột.
Nga tiết lộ tình tiết mới về thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

Nga tiết lộ tình tiết mới về thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

15:22:55 28/12/2024
Quan chức Nga đã lý giải việc máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines phải chuyển hướng khỏi một sân bay ở Nga.
Tỉ phú Elon Musk và một năm đáng ghi vào sách kỷ lục

Tỉ phú Elon Musk và một năm đáng ghi vào sách kỷ lục

13:00:31 28/12/2024
Các nhà đầu tư còn kỳ vọng vào lợi ích mà Musk có thể mang lại nhờ mối quan hệ gần gũi với Tổng thống đắc cử Trump, bao gồm việc nới lỏng các quy định pháp lý, nhận được trợ cấp từ chính phủ, miễn giảm thuế quan và nhiều ưu đãi khác.
Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

12:35:26 28/12/2024
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok nắm quyền điều hành đất nước sau khi ông Han Duck Soo bị luận tội vì việc áp đặt thiết quân luật.

Có thể bạn quan tâm

Clip: Kim Soo Hyun thái độ lồi lõm với Byeon Woo Seok ngay trên sóng trực tiếp?

Clip: Kim Soo Hyun thái độ lồi lõm với Byeon Woo Seok ngay trên sóng trực tiếp?

Sao châu á

22:49:36 28/12/2024
2 nam thần Kim Soo Hyun - Byeon Woo Seok bỗng gây bàn tán trên mạng xã hội sau màn lộ diện ở lễ trao giải mới đây.
1 nhân vật là n.ữ sin.h Việt thứ 2 đạt giải Olympic Toán quốc tế, 26 tuổ.i thành PGS, từng đứng đầu Quỹ Đổi mới sáng tạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

1 nhân vật là n.ữ sin.h Việt thứ 2 đạt giải Olympic Toán quốc tế, 26 tuổ.i thành PGS, từng đứng đầu Quỹ Đổi mới sáng tạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Netizen

22:30:19 28/12/2024
PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương là một nhà toán học và nhà quản lý khoa học hàng đầu của Việt Nam. Bà là một trong những nhân vật nổi tiếng của làng Toán học Việt Nam, sinh ra trong gia đình có truyền thống tri thức.
Hoa hậu Thùy Tiên b.ị ch.ê gì mà netizen cãi vã?

Hoa hậu Thùy Tiên b.ị ch.ê gì mà netizen cãi vã?

Sao việt

22:13:20 28/12/2024
Mới đây, trên một diễn đàn mạng xã hội, một bài viết gây tranh cãi liên quan đến nhan sắc của Nguyễn Thúc Thùy Tiên - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 - đã được đăng tải.
Sốc chưa từng có: Vợ chồng nữ diễn viên xin lệnh cấm với mẹ ruột vì lí do không tưởng!

Sốc chưa từng có: Vợ chồng nữ diễn viên xin lệnh cấm với mẹ ruột vì lí do không tưởng!

Sao âu mỹ

22:09:35 28/12/2024
Sáng 28/12, tờ Pagesix đưa tin, nữ diễn viên Chanel Maya Banks (Gossip Girl) vừa nộp đơn xin lệnh cấm đối với mẹ mình (bà Lutchmin Judy Kumar) và 1 người họ hàng tên Danielle-Tori Singh.
Nguyễn Xuân Son sẽ so tài cùng chân sút hàng đầu J-League 1

Nguyễn Xuân Son sẽ so tài cùng chân sút hàng đầu J-League 1

Sao thể thao

19:56:55 28/12/2024
Nguyễn Xuân Son đang thu hút sự chú ý không chỉ của fan Việt Nam mà cả giải AFF Cup 2024, fan bóng đá Đông Nam Á. Son sẽ có cơ hội so tài khả năng ghi bàn với tiề.n đạo Ryo Germain, cầu thủ mang hai dòng má.u của Nhật Bản.
Gợi ý thực đơn 3 món ngon lành ấm áp cho bữa cơm gia đình

Gợi ý thực đơn 3 món ngon lành ấm áp cho bữa cơm gia đình

Ẩm thực

16:28:21 28/12/2024
Để có một bữa cơm ngon miệng và bổ dưỡng bên gia đình thân yêu thì nhất định bạn hãy thử ngay thực đơn dưới đây nhé!
Sự thật gây gốc về căn bệnh của Triệu Lộ Tư: Hoá ra không phải về thần kinh, từng khiến nhiều ngôi sao mấ.t mạn.g

Sự thật gây gốc về căn bệnh của Triệu Lộ Tư: Hoá ra không phải về thần kinh, từng khiến nhiều ngôi sao mấ.t mạn.g

Hậu trường phim

16:27:49 28/12/2024
Căn bệnh Triệu Lộ Tư đang mắc phải cực kỳ nguy hiểm và nguyên nhân đến từ chính bộ phim mới mà cô đang tham gia.
Khởi tố đối tượng tham ô hơn 1 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng tham ô hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

16:18:54 28/12/2024
Một đối tượng trú tỉnh Quảng Trị đã bị khởi tố vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham ô số tiề.n hơn 1 tỷ đồng.
Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?

Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?

Tin nổi bật

16:12:08 28/12/2024
Người dân đã mua giá đỗ ở siêu thị Bách hóa xanh có được quyền đòi bồi thường cho sức khỏe của bản thân khi bị đầ.u độ.c như thế này không? , câu hỏi của nhiều độc giả Dân trí.
4 cung hoàng đạo tài lộc nở rộ đúng vào tháng cuối năm 2024

4 cung hoàng đạo tài lộc nở rộ đúng vào tháng cuối năm 2024

Trắc nghiệm

15:47:57 28/12/2024
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, 4 cung hoàng đạo này sẽ sớm tạm biệt thất bại và rắc rối trước đó để bước vào thời kỳ thịnh vượng vào cuối năm.
Sau 7 năm kết hôn, chồng tôi bỗng thú nhận bí mật đa.u đớ.n trong cơn say

Sau 7 năm kết hôn, chồng tôi bỗng thú nhận bí mật đa.u đớ.n trong cơn say

Góc tâm tình

15:39:45 28/12/2024
Không có một dấu hiệu nào báo trước, không có một chút lạnh nhạt nào để tôi nghi ngờ. Anh nói điều này trong một lần say, nhưng tôi biết trái tim anh hoàn toàn tỉnh táo.