Bắc Cực hay Nam Cực, nơi nào lạnh hơn?
Cả hai cực của Trái Đất đều lạnh giá nhưng nơi nào có nhiệt độ thấp hơn? Sở dĩ cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh vì vị trí địa lý nằm ở trên cùng và dưới cùng của Trái Đất. Điều này có nghĩa là ở hai cực gần như không nhận được bất kỳ lượng ánh sáng trực tiếp nào từ mặt trời.
Bắc Cực hay Nam Cực, nơi nào lạnh hơn?
Ở cả hai cực, mặt trời nằm rất thấp phía dưới đường chân trời, ngay cả giữa mùa hè hay mùa đông. Trong khi đó, bề mặt trắng của băng và tuyết ở các cực có tính phản chiếu cao, nếu ánh sáng chiếu tới sẽ phản xạ trở lại không gian.
Bắc Cực hay Nam Cực lạnh hơn?
Theo Viện Hải dương học Woods Hole, mặc dù cùng có những yếu tố khiến hai cực trở nên lạnh giá, nhưng Nam Cực vẫn lạnh Bắc Cực.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực là âm 40 độ C vào mùa đông và 0 độ C vào mùa hè. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của Nam Cực thấp hơn nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm là âm 60 độ C vào mùa đông và âm 28 độ C vào mùa hè.
Video đang HOT
Lý do chính khiến Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực nằm ở sự khác biệt giữa hai cực Trái Đất. Robin Bell, nhà khoa học về địa cực tại Đài quan sát Trái Đất Lamont-Doherty, Đại học Columbia ở New York, Mỹ cho biết về bản chất Bắc Cực là một đại dương bao quanh bởi đất liền, còn Nam Cực là một lục địa, một vùng đất bao quanh bởi đại dương.
Bên cạnh đó, Bắc Cực nằm ở mực nước biển, Nam Cực là lục địa cao nhất, với độ cao trung bình khoảng 2.300 mét. Càng lên cao trời càng lạnh.
Bắc Cực là một đại dương, xung quanh là đất liền. Nam Cực là vùng đất, xung quanh là đại dương
Cực nào nhiều băng hơn?
Ở cả hai cực, lớp băng bao phủ thay đổi trong năm, phát triển trong mùa đông dài và tối, tan chảy chậm vào mùa hè.
Vì Bắc Cực gần như được bao bọc hoàn toàn bới đất liền nên băng biển không di động như băng biển ở Nam Cực. Do đó, các tảng băng ở Bắc Cực thường dày hơn so với băng ở Nam Cực khoảng 1 mét.
Trung bình, diện tích băng ở Bắc Cực đạt mức tối thiểu khoảng 6,5 triệu km2, mức đối đa khoảng 15,6 triệu km2. Trung bình, băng ở Nam Cực có diện tích nhỏ hơn với mức tối thiểu khoảng 3,1 triệu km2, tối đa 18,8 triệu km2.
Tuy nhiên, Nam Cực sở hữu tổng lượng băng nhiều hơn Bắc Cực, Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới.
Nhiều cuộc điều tra về lượng băng ở các cực cho thấy cả độ dày và phạm vi của băng biển mùa hè ở Bắc Cực đã giảm đáng kể trong 30 năm qua, chủ yếu là do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các quan sát khác cho thấy Bắc Cực đang ấm lên. Ở Nam Cực, việc mất băng biển xung quanh và mất băng trên đất liền đã có những biến đổi thăng trầm trong khoảng 40 năm qua.
Phát hiện vi khuẩn có gen kháng thuốc kháng sinh ở Nam Cực
Các nhà khoa học bất ngờ khi phát hiện loại vi khuẩn có gen kháng thuốc kháng sinh ở Nam Cực.Andres Marcoleta, Đại học Chile, người đứng đầu nghiên cứu chia sẻ kết quả gây sốc sau một thời gian dài làm việc cùng đồng nghiệp.
Nhóm nghiên cứu của ông phát hiện vi khuẩn có chứa gen có khả năng kháng thuốc kháng sinh tự nhiên.
Phát hiện vi khuẩn có gen kháng thuốc kháng sinh ở Nam Cực
Andres Marcoleta cho biết những 'siêu năng lực' này tiến hóa để chống lại các điều kiện khắc nghiệt. Gen được chứa trong các đoạn DNA di động có thể dễ dàng chuyển đến vi khuẩn khác.
"Nam Cực là một trong những vùng cực chịu tác động mạnh nhất của băng tan, nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Điều kiện khắc nghiệt tạo thành nguồn tiềm năng của gen có khả năng kháng thuốc kháng sinh", ông nói.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng một trong những nhóm vi khuẩn chủ yếu ở bán đảo Nam Cực là vi khuẩn Pseudomonas không gây bệnh nhưng có thể là nguồn 'gen kháng thuốc'. Một số chất khử trùng thông thường như đồng, clo hoặc amoni bậc bốn gần như không ngăn cản được loài vi khuẩn này.
Tuy nhiên, loại vi khuẩn khác mà nhóm nghiên cứu thu thập là vi khuẩn Polaromonas, có thể làm bất hoạt các loại kháng sinh beta-lactam, loại rất cần thiết để điều trị các bệnh nhiễm trùng.
Các nhà khoa học từ Đại học Chile đã thu thập một số mẫu vật từ bán đảo Nam Cực từ năm 2017 đến năm 2019.
Marcoleta nói: "Điều đáng nghiên cứu thêm là liệu biến đổi khí hậu có gây tác động đến sự xuất hiện của những bệnh truyền nhiễm hay không. Vì một trong những kịch bản có thể sớm xảy ra trong tương lai là những gen này rời khỏi Nam Cực, làm gia tăng sự xuất hiện và thúc đẩy các bệnh truyền nhiễm".
Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra hồ nước có kích thước rất lớn, bằng một thành phố ẩn sâu bên dưới lớp băng Nam cực. Nó mở ra những bí mật về lịch sử 34 triệu năm của lớp băng này.
Hồ có diện tích bề mặt là 370 km2, là một trong những hồ dưới băng lớn nhất thế giới. Các chuyên gia vùng cực đã phát hiện ra hồ nước lạ sau 3 năm khảo sát trên không, họ sử dụng radar và các cảm biến đặc biệt đo những thay đổi nhỏ trong trọng trường của Trái Đất và từ trường.
Phát hiện rất quan trọng, giúp các nhà khoa học khám phá ra một kho tàng thông tin về Nam Cực trước khi nơi này rơi vào tình trạng lạnh giá, đóng băng.
6 bí ẩn hiện hữu ngay trên Trái đất nhưng quá kỳ quặc khiến các nhà khoa học bối rối, số 2 phi thường đến mức khó tin Đây chỉ là một vài trong vô vàn những bí ẩn kỳ lạ đang chờ con người giải mã.Mỗi ngày trôi qua, các nhà khoa học vẫn miệt mài tìm hiểu và phát hiện ra thêm những vùng đất, thậm chí là kỳ quan mới trên hành tinh xanh. Người ta đôi khi phải kinh ngạc trước những gì họ tìm thấy. Bởi...