Bắc Cực đang xanh hơn
Nhiệt độ ấm lên tạo điều kiện cho thực vật phát triển mạnh mẽ tại hệ sinh thái lãnh nguyên ở vùng cực bắc của Trái Đất.
Cảnh quan tại Bắc Cực đang thay đổi. Dựa trên các quan sát từ vệ tinh trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học nhận thấy hệ sinh thái lãnh nguyên tại đây đã trở nên xanh hơn do nhiệt độ đất và không khí ấm lên thúc đẩy sự tăng trưởng của thực vật.
“Lãnh nguyên Bắc Cực là một trong những khu vực lạnh nhất và ấm lên nhanh chóng nhất trên Trái Đất. Quá trình xanh hóa mà chúng ta thấy là một biểu hiện của biến đổi khí hậu. Đó là phản ứng ở quy mô quần xã sinh vật đối với sự gia tăng nhiệt độ không khí”, trưởng nhóm nghiên cứu Logan Berner, nhà sinh thái học tại Đại học Northern Arizona của Mỹ, cho biết trong bài đăng trên tạp chí Nature Communications hôm 22/9.
Công trình của Berner cùng các cộng sự là nghiên cứu đầu tiên đánh giá mức độ thay đổi của thực vật trên toàn bộ lãnh nguyên Bắc Cực, kéo dài từ Alaska và Canada đến vùng Siberia, bằng cách sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Landsat – một sứ mệnh chung giữa NASA và Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).
Một con tuần lộc tận hưởng những ngọn cỏ xanh tươi trên lãnh nguyên Bắc Cực. Ảnh: Logan Berner.
Quá trình xanh hóa Bắc Cực đại diện cho sự phát triển nhiều hơn và dày đặc hơn của thảm thực vật, cũng như sự xâm lấn của cây bụi thay cho các loại cỏ và rêu điển hình của lãnh nguyên, nhóm nghiên cứu giải thích. Khi thảm thực vật thay đổi, nó không chỉ tác động đến động vật hoang dã mà còn ảnh hưởng đến những người dân sống trong khu vực và phụ thuộc vào hệ sinh thái bản địa để kiếm thức ăn.
Trong khi nhiệt độ nóng lên làm tan băng vĩnh cửu và giải phóng khí nhà kính, sự phát triển của thảm thực vật lại giúp hấp thụ carbon từ khí quyển. Nghiên cứu mới bởi vậy cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách các hệ sinh thái phản ứng biến đổi khí hậu.
Nhóm của Berner đã sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Landsat và các tính toàn bổ sung để ước tính mức độ phủ xanh của thực vật tại 50.000 địa điểm khác nhau được lựa chọn ngẫu nhiên trên toàn bộ lãnh nguyên.
Kết quả cho thấy từ năm 1985 đến năm 2016, khoảng 38% các khu vực lãnh nguyên trên khắp Alaska, Canada và phía tây lục địa Á-Âu đã được “hóa xanh” và chỉ có 3% cho thấy hiệu ứng “hóa nâu” ngược lại – có nghĩa là thực vật kém phát triển hơn. Tại các địa điểm phía đông lục địa Á-Âu, khoảng 22% diện tích lãnh nguyên được phủ xanh từ năm 2000 đến năm 2016 và chỉ có 4% chuyển màu nâu ngược lại.
“Chúng tôi nhận thấy sự phủ xanh ở quy mô quần xã sinh vật ở Bắc Cực xảy ra trong cùng khoảng thời gian nhiệt độ không khí mùa hè ấm lên nhanh chóng”, Berner cho biết. Khi so sánh mô hình phủ xanh với các yếu tố khác, nhóm nghiên cứu nhận thấy nó cũng liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ và độ ẩm của đất.
Video đang HOT
“Vệ tinh Landsat là chìa khóa cho các loại phép đo này vì nó thu thập dữ liệu ở quy mô lớn hơn nhiều so với những phương pháp được sử dụng trước đây. Điều đó cho phép chúng ta tìm hiểu điều gì dẫn đến sự thay đổi trên toàn bộ lãnh nguyên”, Giáo sư Scott Goetz từ Đại học Bắc Arizona, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, chia sẻ.
Kỷ nhân sinh Anthropocene và những vết sẹo con người rạch vào Đất Mẹ
Cuộc cách mạng kỹ thuật đã biến tất cả chúng ta thành những con virus. Chúng ta tiêu thụ tất cả các sinh vật sống và làm suy giảm sự đa dạng sinh học trên Trái Đất.
Norilsk là một thành phố công nghiệp được thành lập vào năm 1920 dưới thời Liên Bang Xô Viết. Cách Bắc Cực chỉ khoảng 200 dặm, thành phố này có 2 tháng mùa đông hoàn toàn chìm trong bóng tối. Norilsk cũng giữ những kỷ lục vô cùng khắc nghiệt: là thành phố cận cực Bắc nhất, lạnh nhất và ô nhiễm nhất của Liên Bang Nga bây giờ.
Nhưng tại sao 175.000 cư dân của Norilsk vẫn chọn sống dưới những cơn mưa axit và bầu không khí ô nhiễm của thành phố vừa cũ kỹ vừa lạnh lẽo này?
Bên trên bầu trời Norilsk một ngày mùa đông.
Hóa ra, thứ " sưởi ấm" cho họ là những đồng đô la kiếm được từ việc bán palladium, một khoáng chất được sử dụng để làm nên những chiếc điện thoại di động. Palladium hiện có giá 970 USD/ounce, và bên dưới Norilsk người ta đã tìm ra một mỏ palladium- đồng- niken có trữ lượng lớn nhất thế giới.
***
Norilsk chỉ là một trong những nơi xa xôi mà nhiếp ảnh gia người Canada Edward Burtynsky từng đặt chân tới. Trong hơn 40 năm sự nghiệp của mình, Burtynsky luôn bị ám ảnh bởi những vết sẹo mà hoạt động công nghiệp của con người đã rạch vào Đất Mẹ.
Edward Burtynsky tại một mỏ than lộ thiên ở Hambach, Đức.
Đó là các mỏ than đá, những đường hầm khai thác đồng, nhà máy lọc dầu, những vựa muối và cả đất hoang lẫn với rừng trọc... Tất cả đều được nhiếp ảnh gia người Canada chụp lại trên những khung hình khổ lớn.
Qua các bức ảnh của Burtynsky, chúng ta có thể thấy rõ quy mô của những vết thương mà cảnh quan thiên nhiên đang phải chịu đựng trong Kỷ nhân sinh Anthropocene, thời đại những sinh vật được gọi là " con người" thống trị Trái Đất.
" Anthropocene" là một thuật ngữ do nhà hóa học khí quyển đoạt giải Nobel Paul Crutzen đặt ra vào năm 2000, để mô tả điều mà ông và một số nhà khoa học khác coi là một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới.
Nó được gọi là Kỷ nhân sinh, hay kỷ nguyên của loài người bắt đầu tính từ sau Cách mạng Công nghiệp. Anthropocene đặc trưng bởi sự thay đổi vĩnh viễn của cảnh quan thiên nhiên và thế giới tự nhiên dưới bàn tay con người, một sự thay đổi không thể đảo ngược.
Chino là một mỏ đồng lộ thiên ở Thành phố Silver, New Mexico, Mỹ. Nó có bán kính rộng tới 3km và đã được khai thác trong hơn 100 năm qua.
" Trong 12.000 năm qua, chúng ta đã ở trong kỷ nguyên Holocene, theo sau kỷ băng hà cuối cùng và chứng kiến sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nhưng bây giờ chúng ta đang đưa hành tinh bước sang một kỷ nguyên mới", Burtynsky nói.
Với ông, Kỷ Nhân sinh bắt đầu từ sau cách mạng công nghiệp khi con người phát minh ra đầu máy hơi nước. Một số nhà khoa học có thể cho rằng Anthropocene bắt đầu từ năm 1945, sau những cuộc thử nghiệm bom nguyên tử.
Thế nhưng, họ đều có đồng quan điểm cho rằng con người đang tàn phá tự nhiên một cách khủng khiếp để có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển giống nòi của mình.
Đường cao tốc Santa Ana ở Los Angeles, California, Mỹ. Đối với Burtynsky đây là một mô hình ngoại ô thành phố điển hình, nơi tất cả mọi người đều phụ thuộc vào ô tô mới có thể di chuyển tới nơi làm việc.
" Cuộc cách mạng kỹ thuật đã biến tất cả chúng ta thành những con virus. Chúng ta tiêu thụ tất cả các sinh vật sống và làm suy giảm sự đa dạng sinh học trên Trái Đất", Burtynsky nói.
Để chứng minh cho luận điểm đó, ông đã dành hàng chục năm để đi đến những nơi mà hệ sinh thái bị tàn phá nặng nề nhất trên thế giới: một khu rừng trọc ở Borneo, các hầm chứa dầu dọc theo châu thổ sông Niger, xa lộ Santa Ana ở Los Angeles, thành phố cấm địa Norilsk ở cận Cực Bắc...
Một mỏ dầu ở Niger Delta, Nigeria, nơi dầu thô được khai thác và chưng cất bất hợp pháp.
Tất cả các khung cảnh đều được Burtynsky khai thác từ góc nhìn rộng lớn. Và ông ấy đã theo đuổi điều này trước cả thời đại của những chiếc flycam và drone chụp ảnh.
Từ năm 2003, Burtynsky đã chụp những bức ảnh của mình bằng trực thăng. Sau đó, ông mới chuyển sang một chiếc drone được đặt hàng riêng với độ phân giải cực lớn để có thể in được ra những tấm ảnh khổ lớn 9x18 feet.
" Chụp từ trên không cho phép tôi nắm bắt được quy mô của những dấu chân người theo cách mà bạn không thể làm từ mặt đất", Burtynsky nói.
Một khu rừng tràm ở Malaysia.
Là nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất Canada, các tác phẩm của Burtynsky đã được mua lại và trưng bày tại hơn 60 bảo tàng trên khắp thế giới. Mặc dù tất cả chúng đều là những tấm ảnh tuyệt đẹp, Burtynsky chống lại ý tưởng rằng ông đang thẩm mỹ hóa sự tàn phá môi trường của con người.
" Một hình ảnh được treo trên tường trong một hội chợ nghệ thuật mà không có bối cảnh là một điều nguy hiểm", ông thừa nhận. Do đó, trong những năm gần đây, Burtynsky đã hợp tác với hai nhà làm phim Jennifer Baichwal và Nicholas de Pencier để thực hiện một bộ phim tài liệu có tên là "ANTHROPOCENE: The Human Epoch":
Bộ phim được mô tả là một "trải nghiệm thiền định thông qua điện ảnh", cho phép khán giả đắm mình vào sự thay đổi của hành tinh dưới bàn tay con người và những guồng máy khổng lồ của công nghiệp.
"Một khi xem nó, bạn sẽ hiểu mỗi một tấm hình trong này đều nói lên những gì chúng ta đang làm với hành tinh của mình", Burtynsky nói.
Giải mã miệng hố khổng lồ hình thành sau vụ nổ lớn ở Nga Qua mùa hè nóng bức kỷ lục, miệng hố khổng lồ có chiều sâu hơn 50 m bất ngờ xuất hiện sau một vụ nổ lớn ở cực bắc nước Nga. Các chuyên gia tin rằng vụ nổ khủng khiếp xảy ra do sự tích tụ khí methane trong lớp băng vĩnh cửu ở khu vực này. Đây là miệng hố lớn thứ...