Bắc Cực bốc cháy, nóng 50 độ C nơi lạnh giá: Loài người đang tiến đến diệt vong?
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Bắc Cực cháy ngùn ngụt, nóng đến 50 độ C ở nơi lạnh giá, lũ lụt ngàn năm có một – dấu hiệu diệt vong của loài người?
Từ các vụ cháy thiêu rụi hàng nghìn ha đất tới các trận lũ lụt lịch sử nghìn năm có một, con người đang phải trả giá cho các tác động của biến đổi khí hậu.
Cháy rừng tàn phá vòng Bắc Cực
Tại Bắc Cực, nền nhiệt cao làm bùng phát các vụ cháy rừng bất thường ở khắp những khu rừng vốn hẻo lánh và vùng đồng bằng lạnh lẽo vào mùa hè. Thị trấn Verkhoyansk – nơi nổi tiếng ở vòng Bắc Cực, với cái lạnh cắt da cắt thịt có mức nhiệt kỷ lục – 32 độ C được ghi nhận vào năm 1892.
Một đám cháy ở vòng Bắc Cực.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 6/2020, thang đo nhiệt kế tại thị trấn này chạm mốc 38 độ C – mức nhiệt kỷ lục từng được ghi nhận ở Vòng Bắc Cực.
Nhiệt độ không khí Bắc Cực đã tăng lên với tốc độ gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Sóng nhiệt và nhiệt độ mùa hè cao đang đẩy nhanh quá trình tan chảy của băng vĩnh cửu. Khi nhiệt độ tăng lên, các cấu trúc bên trong lớp băng này bắt đầu lỏng lẻo và tan chảy.
Đây là một phần nguyên nhân cho sự cố tràn dầu thảm khốc xảy ra ở Siberia hồi tháng 6/2020 khi một bể chứa nhiên liệu sụp đổ và xả ra hơn 21.000 tấn nhiên liệu, dẫn tới sự cố tràn dầu lớn nhất từng có ở Bắc Cực.
Thảm họa nối thảm họa
Hồi tháng 8, đợt nắng nóng kỷ lục trong nhiều thập kỷ ở Hy Lạp dẫn tới gần 100 đám cháy rừng trên khắp quốc gia Nam Âu. Gần 100.000 ha rừng và đất nông nghiệp bị thiêu rụi trong vòng chưa đầy 2 tuần. Thủ tướng Hy Lạp gọi đây là “thảm họa sinh thái lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ” ở nước này.
Các vụ cháy trong mùa hè vừa qua cướp đi sinh mạng của 80 người tại Algeria và Thổ Nhĩ Kỳ. Italy và Tây Ban Nha cũng chịu nhiều thiệt hại do không thể kiểm soát các đám cháy.
2 tháng trước đó, Tây Canada và Tây Bắc nước Mỹ hứng chịu đợt nắng nóng khủng khiếp kéo dài trong nhiều ngày.
Trận mưa kéo dài 5 ngày gây ra đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng hơn 50 năm qua tại Australia.
Tại làng Lytton ở Lytton, British Columbia, cách Vancouver 250 km về phía đông bắc, nhiệt độ vào một ngày cuối tháng 6 có thời điểm đạt ngưỡng 49,5 độ C. Steve Addison, quan chức Sở Cảnh sát Vancouver cho biết thành phố chưa bao giờ trải qua tình trạng nắng nóng gay gắt như vậy.
Hàng chục người dân ở Lytton đã thiệt mạng về nắng nóng. Con số này trên toàn Canada lên tới hơn 230 người.
Video đang HOT
Tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hồi tháng 7 hứng chịu đợt lũ lụt “nghìn năm có một”. Ở thành phố Trịnh Châu, lượng mưa 617,1 mm trút xuống trong 3 ngày gần bằng lượng mưa trung bình cả năm của thành phố này.
Ước tính, 292 người chết và 47 người mất tích trong trận lụt lịch sử này. Nước lũ làm ngập nhiều hầm đường bộ và hệ thống tàu điện ngầm, khiến nhiều người chết đuối.
Hình ảnh nước lũ trút xuống các hệ thống tàu ngầm điện không chỉ xuất hiện ở Trung Quốc mà còn được ghi nhận ở thủ đô London của Anh trong trận lụt hồi tháng 7 và ở New York khi cơn bão nhiệt đới Elsa tấn công thành phố này.
Cũng trong tháng 7, lượng mưa dữ dội trong thời gian ngắn gây ra trận lụt lịch sử ở Đức, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Đây được đánh giá là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất tại các nước này trong nhiều thập kỷ qua.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết chỉ trong 2 ngày 15 và 16/7, nhiều vùng tại châu Âu đã hứng chịu lượng mưa tương đương lượng mưa trong 2 tháng.
Tại Đức, số người chết trong trận lũ lụt lịch sử lên tới gần 200 người. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà hết sức kinh hoàng trước thiệt hại khủng khiếp mà lũ lụt gây ra.
Vài tháng trước đó, các trận mưa như trút nước xuống miền Đông Australia, buộc hàng nghìn người phải sơ tán để tránh trận lũ lụt chưa từng có trong nhiều thập kỷ – chỉ một năm sau khi khu vực này bị hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng.
Mưa dài ngày không ngớt khiến mực nước sông ở New South Wales – bang đông dân nhất Australia – dâng lên mức cao nhất trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây.
Hồi mùa xuân, đợt sương giá muộn khi nhiệt độ giảm sâu đã tàn phá các vườn nho ở Pháp. Hiện tượng thời tiết cực đoan này làm giảm khoảng 30% sản lượng nho của nước này, gây thiệt hại tới 2,3 tỷ USD.
Phân tích của Hiệp hội Khoa học World Weather Attribution (WWA) chỉ ra biến đổi khí hậu đã gây đợt giá lạnh lịch sử, tàn phá khoảng 70% các vùng sản xuất rượu vang của Pháp.
Thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân chính khiến hàng tỷ con châu chấu sinh sôi, tràn sang Đông Phi trong tháng 1/2020, đe dọa gây khủng hoảng lương thực tại các nước Ethiopia, Somalia và Kenya.
Tại các quốc gia khác ở lục địa đen, các trận mưa xối xả khiến hàng chục nghìn người ở Somalia phải đi sơ tán trong khi các thị trấn ở Nam Sudan chìm trong nước lũ.
Ở Kenya, Ethiopia và Tanzania, lũ quét và lở đất cướp đi sinh mạng của hàng chục người.
Tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu
Các chuyên gia tin rằng tất cả các hiện tượng khí hậu cực đoan đều xuất phát từ tác động của biến đổi khí hậu.
“Thật sự đáng sợ. Làm sao chúng ta có thể chuẩn bị ứng phó với một cơn bão vốn được dự báo xảy ra trong 100 năm tới nhưng thực chất có thể ập đến nay mai”, Sarah Kaufman, phó giám đốc Trung tâm Giao thông Rudin thuộc Đại học New York, chia sẻ khi nói về cơn bão nhiệt đới Elsa ập vào New York hồi tháng 7.
Đợt bão cát lịch sử tấn công Trung Quốc và Mông Cổ hồi tháng 4/2021.
Trong khi đó, ông Mohamed Nasheed – cựu Tổng thống Maldives, quốc đảo có nguy cơ bị xóa sổ nếu nước biển dâng cao cho rằng dù không phải tất cả các nước đều chịu ảnh hưởng như nhau, nhưng sự kiện bi thảm này là một lời nhắc nhở rằng trong trường hợp khẩn cấp về khí hậu, không ai được an toàn dù họ sống ở một đảo quốc nhỏ như của chúng tôi hay một quốc gia Tây Âu phát triển.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, trận lũ “nghìn năm có một” khiến người dân nước này cảm nhận rõ hơn bao giờ hết hậu quả từ cuộc khủng hoảng khí hậu.
Ông Jia Xiaolong, phó giám đốc trung tâm khí hậu quốc gia Trung Quốc nhận định dù ở Trung Quốc hay các khu vực khác trên thế giới, tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan đều liên quan mật thiết tới hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ông này cũng cảnh báo các hiện tượng thời tiết cực đoan “sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở Trung Quốc do sự nóng lên toàn cầu, điều khiến quốc gia này rất dễ tổn thương”.
Biến đổi khí hậu đang khiến các trận bão tăng mạnh về số lượng và nguy hiểm hơn về mức độ tàn phá.
“Chúng tôi đã quan sát toàn cầu trong 30 năm qua và thấy rằng những cơn bão mạnh nhất đều trở nên mạnh hơn do đại dương nóng lên”, Giáo sư James Elsner, nhà khoa học khí quyển từ Trường Đại học bang Florida cho biết.
Các nhà khoa học lo ngại các đám cháy ở Bắc Cực là dấu hiệu báo trước tình hình thời tiết tại vùng đất lạnh giá đang trở nên hanh khô hơn, dẫn đến các vụ cháy rừng xảy ra với tần suất thường xuyên hơn, qua đó giải phóng lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính – yếu tố làm Trái Đất ấm lên.
Dữ liệu ghi từ hơn 100 năm trước đến nay cũng cho thấy nhiệt độ Bắc Cực đã đạt những kỷ lục mới trong vài năm gần đây.
Khi Bắc Cực nóng lên khiến băng tan, nhiều vùng sẽ hấp thụ nhiệt nhanh hơn. Từ những năm 1970 đến nay, diện tích của biển băng Bắc Cực đã bị thu nhỏ 70% và giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2019.
Nghiên cứu mới đây cũng cho thấy sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu có thể giải phóng các thành phần nguy hiểm như hóa chất độc hại và vật liệu phóng xạ được tích tụ từ thời Chiến tranh Lạnh, cũng như các vi sinh vật như virus mắc kẹt trong băng một thời gian dài.
Con người đang tiến gần tới viễn cảnh diệt vong?
Trong một báo cáo công bố hồi tháng 3/2020, Liên hợp quốc cảnh báo khí thải độc hại, nước uống nhiễm hóa chất và tình trạng phá hoại hệ sinh thái vốn đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới.
Báo cáo Triển vọng Môi trường toàn cầu (GEO) do 250 nhà khoa học từ 70 quốc gia trên thế giới thực hiện trong 6 năm chỉ ra rằng các điều kiện môi trường khắc nghiệt gây ra gần 25% các ca dịch bệnh và tử vong trên toàn thể giới.
Đợt nắng nóng kỷ lục trong nhiều thập kỷ ở Hy Lạp dẫn tới gần 100 đám cháy rừng trên khắp quốc gia Nam Âu.
Họ cũng cảnh báo có tới 1 triệu loài trong số khoảng 8 triệu loài sinh vật trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài thập kỷ tới.
Nhiều nhà khoa học kết luận rằng hành tinh của chúng ta thực sự đã bước vào giai đoạn gọi là “tuyệt chủng hàng loạt”.
“Trái Đất đang lâm vào kỳ giữa của kỳ đại tuyệt chủng thứ 6″, Sir David Attenborough, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh cảnh báo.
Một số nhà môi trường khẳng định Trái Đất đang phải trải qua quá trình hủy diệt sinh học khi hàng tỷ quần thể động vật bị mất đi trong những thập kỷ gần đây. Điều này đồng nghĩa kỳ tuyệt chủng lần thứ 6 đang diễn ra và nghiêm trọng hơn 5 lần trước đó.
Theo Frédérik Saltré, nhà nghiên cứu về Sinh thái học tại Trung tâm nghiên cứu về đa dạng sinh học và di sản của Australia, trái ngược với 5 kỳ đại tuyệt chủng trước, các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người như phá hủy môi trường sống, đánh bắt và săn bắt vô tội vạ, ô nhiễm hóa học, các loài xâm lấn và hiện tượng nóng lên toàn cầu là tác nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của nhiều sinh vật trên Trái Đất.
Cảnh báo được 11.000 nhà khoa học đến từ 153 quốc gia đăng tải trên tạp chí BioScience, nhân kỷ niệm 49 năm hội nghị khí hậu thế giới đầu tiên vào tháng 12/2019, khẳng định nhân loại sẽ phải đối mặt với nỗi thống không kể xiết vì biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi tuyên bố rõ ràng và dứt khoát rằng Trái Đất đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Cuộc khủng hoảng khí hậu đang tới và tăng tốc nhanh hơn những gì mà các nhà khoa học dự đoán. Nó nghiêm trọng hơn, đe dọa hệ sinh thái tự nhiên và nhân loại”, các nhà khoa học đưa ra kết luận.
Các nhà khoa học cho rằng chỉ trong khoảng 30 năm tới, con người sẽ có thể nhìn thấy những hậu quả của việc đó ở khắp nơi. Nhưng rõ ràng, liên tục trong liên tiếp các tháng vừa qua, chúng ta đã, đang cảm nhận được biến đổi khí hậu đang làm tổn thương Trái Đất nhiều thế nào.
Chiến lược Bắc Cực của EU sẽ ảnh hưởng đến các dự án khai thác dầu của Nga
Liên minh châu Âu (EU) đang có tham vọng tăng vai trò ảnh hưởng của khối này tại Bắc Cực.
Tàu chở LNG của Sovcomflot, Nga lần đầu tiên hoàn thành lộ trình tuyến NEP vào tháng 1/2021. Ảnh: Sovcomflot.
Được sự hẫu thuẫn của 3 thành viên Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển trong Hội đồng Bắc Cực bao gồm 8 quốc gia có biên giới gắn liền Bắc Cực là Đan Mạch, Iceland, Canada, Na Uy, Nga, Mỹ, Phần Lan và Thụy Điển, EU muốn can thiệp sâu hơn vào tiến trình phát triển khu vực này, mặc dù vẫn chưa đạt đến tư cách quan sát viên sau nhiều năm cố gắng kể từ 2008.
Mới đây, Ủy ban châu Âu đã ban hành Chiến lược Bắc Cực, trong đó nêu rõ yêu cầu cấm hoàn toàn khai thác than, dầu thô và khí đốt, bao gồm cả tại các vùng lân cận do lo ngại ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến biến đổi khí hậu. Ngoài ra, tự cho mình đóng vai tác nhân có tầm ảnh hưởng địa chính trị lớn khu vực, EU có lợi ích chiến lược không chỉ tại phần lãnh thổ Bắc Cực châu Âu, mà cả Bắc Cực nói chung.
Động thái này sẽ ảnh hưởng đến các dự án LB Nga đang phát triển tại Bắc Cực, bao gồm cụm mỏ Vankor (2009), Bovanenkovskoye và đường ống dẫn khí Bovanenkovo-Ukhta (2012), Prirazlomnoye và Novoportovskoye, Đông Messoyakhskoye và Paiyakhskoye (2017), Artic LNG 2, trong tương lai - mỏ Tambeyskoye sẽ được phát triển. Ngoài ra, LB Nga đang tích cực phát triển Tuyến đường Biển Bắc (Northeast Passage, viết tắt là NEP) - giao thông vận tải biển kết nối châu Âu và châu Á thông qua Bắc Cực.
Theo dữ liệu Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng tài nguyên dầu khí tiềm năng Bắc Cực lên tới 90 tỷ thùng dầu thô, 47.300 tỷ m3 khí đốt, 44 tỷ thùng condensate, tập trung chủ yếu tại các lưu vực như Tây Siberia, thềm lục địa Bắc Alaska và phía đông biển Barents. Công ty tư vấn Vygon Consulting ước tính, Bắc Cực chiếm hơn 15% tổng sản lượng khai thác dầu thô và 20% khí đốt LB Nga hàng năm. Các công ty dầu khí hàng đầu LB Nga như Rosneft, Gazprom và Novatek đang triển khai những kế hoạch tham vọng nhất phát triển khai thác tài nguyên, nhưng phải chịu áp lực trừng phạt từ phía Mỹ và EU, phần nào hạn chế khả năng tìm kiếm đối tác và tiếp cận công nghệ tiên tiến. Vostok Oil - dự án quy mô lớn nhất Bắc Cực (vùng Krasnoyarsk) đang được Rosneft tập trung phát triển và hiện chưa bị đưa vào danh sách trừng phạt, kỳ vọng sẽ đạt sản lượng 50 triệu tấn dầu thô/năm đến năm 2030, chiếm 40% lưu lượng NEP.
Tuyến NEP được khai thông lần đầu tiên từ năm 1935, là tuyến vận tải biển ngắn nhất kết nối châu Âu với Viễn Đông, giảm 40% quãng đường so với đi qua kênh đào Suez (thời gian từ cảng Murmansk đến Nhật Bản chỉ mất 18 ngày so với 37 ngày qua Suez, không phải xếp hàng và trả phí). Mặc dù khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng đều hàng năm, tuy nhiên, đến nay, lưu lượng của NEP vẫn thấp hơn tuyến kênh Suez 35 lần. Chính phủ LB Nga có kế hoạch đầu tư bổ sung 10 tỷ USD phát triển NEP đến năm 2030 nhằm đưa công suất vận chuyển lên 150 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nếu lần này EU quyết tâm đưa ra tối hậu thư cấm khai thác tài nguyên Bắc Cực, điều này sẽ hạn chế sự tham gia của các đối tác lớn như Shell, Total, BP.
Giá rét bất thường tại Hàn Quốc Ngày 17/10, thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã chứng kiến nhiệt độ xuống gần 1 độ C, đánh dấu buổi sáng lạnh nhất vào giữa tháng 10 trong vòng 64 năm qua ở nước này. Người dân di chuyển trên đường phố tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 6/12/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN Trước đó, Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) đã báo động về...