Bác chồng quá quắt
Phía bên nhà chồng tôi có bà bác chồng quá lứa lỡ thì, sống một mình không con không cái. Khi chúng tôi cưới nhau, gia đình có thống nhất rằng vợ chồng tôi sang ở với bác, chăm bác như chăm mẹ, sau này bác trăm tuổi thì cái nhà bác đang ở sẽ cho vợ chồng tôi.
Từ khi tôi sinh con bác không đỡ đần gì được cho vợ chồng tôi…
Đồng ý cùng chồng sang ở chung và phụng dưỡng bác, thực tình tôi không nghĩ đến chuyện được cho nhà. Bởi đó là điều quá xa vời. Tôi chỉ nghĩ, bác neo đơn, vợ chồng tôi sang ở cùng sẽ đỡ đần được bác trong cảnh già. Thấy người dưng nước lã lọ mọ một mình tuổi chiều hôm tôi còn biết thương, biết mủi lòng, huống chi là bác, bác ruột của chồng tôi.
Thời gian đầu tôi dọn sang “làm dâu” của bác không có vấn đề gì cả. Bác hơi khó tính nhưng tôi hiểu đó là vì tuổi già, vả lại bác sống đơn thân đã lâu nên tính tình như vậy, tôi không để bụng. Bác mắng thì tôi vâng, bảo lần sau con rút kinh nghiệm. Bác ốm thì tôi vẫn nấu cháo, thuốc thang cho bác uống. Khi khỏe bác muốn đi bộ tập thể dục, nhiều hôm tôi cũng nể bác đi cùng, dù có khi vừa từ cơ quan về thở còn chưa ra hơi. Hai bác cháu vừa đi vừa trò chuyện, tôi cũng muốn hiểu bác hơn, gần gũi bác hơn. Tôi nhận ra rằng bác hay xét nét. Bác nói xấu đủ người, các cháu dâu, cháu ruột, kể cả mẹ chồng tôi cũng có điều khiến bác không vừa ý. Bác bảo mẹ chồng tôi ky, còn cầm vàng của bác chưa chịu trả. Bác cũng coi như thôi, đấy là tiền mẹ chồng tôi lo cho bác lúc bác về với ông bà tổ tiên. Tôi thì cứ nghe vậy thôi chứ chuyện thị phi tôi không có thói quen tham gia bình luận.
Biết tính bác thích tiền, vợ chồng đang thời son rỗi, đi làm cũng có đồng ra đồng vào, lại ít phải chi tiêu nên thi thoảng tôi có biếu bác thêm. Bác hình như vì thế mà yêu quý tôi hơn, hay để dành cho tôi lúc thì quả chuối, khi thì tấm bánh. Tôi vui vì quan hệ hai bác cháu tốt đẹp. Mẹ chồng tôi bận quản việc bên nhà bố mẹ, nên bên “nhà tôi” mẹ không ý kiến gì. Mẹ bảo cứ coi bác như mẹ chồng, còn với mẹ không cần câu nệ. Tôi vì lời dặn ấy cứ ra sức thảo hiền, gia đình nhà chồng và cả chồng tôi đều rất hài lòng. Họ nhẹ lòng hơn vì đã chọn được người chăm sóc cho bác.
Sự thể chỉ bắt đầu khi tôi sinh con. Con đầu lòng nên tôi ít kinh nghiệm. Chẳng hiểu sao mà thằng bé cứ ốm đau quặt quẹo, quấy khóc hoài. Ba tháng đầu nó làm khổ tôi vì cứ đêm là quấy. Tôi gầy rạc cả người, mắt trũng sâu, thâm đen xì xịt. Chồng tôi sáng phải đi làm sớm nên chỉ đỡ đần được vợ thời gian đầu, sau anh cũng kiệt sức, còn quay ra cáu gắt vợ vì không dỗ được con. Tôi vừa giận vừa thương, lại bế con đi chỗ khác cho anh ngủ.
Cũng vì nuôi con vất vả quá nên tôi chẳng còn sức chăm chút đến bác. Ngày trước sáng sáng tôi dẫn bác ra phố ăn quà hay lượn xe mua đồ ăn về cho bác trước khi đi làm, nhưng bây giờ tôi tranh thủ ngủ thẳng cánh lúc con chưa thức dậy. Bởi vì cả đêm tôi mệt với nó rồi, đến lúc nó thức là tôi lại mệt nữa, thời gian ăn còn chẳng có. Nó bám mẹ nên chẳng chịu theo ai. Tôi tay ăn tay bế nó là chuyện bình thường.
Từ ngày tôi có con bác phải tự nấu mì ăn sáng. Nhưng có khi mì hết tôi chưa kịp nhờ chồng mua thì bác nhịn đói. Vài lần như vậy tôi không để ý là bác sẽ dỗi. Khi tôi chưa có con, tôi chăm chút bác là vậy, nhưng lúc tôi bận con mọn rồi, bác lại không đỡ đần gì tôi. Bác bảo “tao cả đời chả chồng con nên nhìn thấy trẻ con là sợ. Tao không chăm được”. Tôi cũng biết bác lóng ngóng với trẻ sơ sinh nên những việc như cho ti bình hay tắm bé, thay bỉm… tôi không dám nhờ. Nhưng nhiều lúc tôi ăn mà bác không bế con giúp tôi, cứ để hai mẹ con đấu vật với nhau làm tôi tủi thân muốn khóc.
Video đang HOT
Cũng vì sinh con là thêm nhiều chi phí, tiền nuôi nó, chăm sóc y tế cho nó, nghỉ sinh mấy tháng thu nhập giảm… nên tôi không có tiền để biếu bác. Tôi muốn tiết kiệm hết sức với khoản dự phòng. Dù sao bác vẫn có lương hưu, sinh hoạt trong gia đình thì vợ chồng tôi lo nên bác không mấy khi phải tiêu đến tiền. Tôi nghĩ như vậy mình cắt khoản biếu thêm cũng được…
Cho đến khi đứa em họ chồng sang chơi thăm cháu ngồi nói chuyện, tôi mới biết bác đi than thở, kể xấu về tôi với… khắp cả họ hàng rồi. Bác bảo tôi vụng thối vụng nát không biết chăm con, để nó ốm đau còi xương nên suốt ngày vặn mình quấy khóc. Bác bảo tôi sợ béo, kiêng khem ăn uống quá nên chả có sữa, để đêm con khát cứ khóc ngằn ngặt, đến nỗi chồng tôi phát bực phải gầm lên thế là vợ chồng lại cãi nhau.. Bác bảo tôi chây lười, cậy sinh con rồi nên suốt ngày ôm con nằm ườn trong phòng chả nhúc nhắc việc gì, nhà gạo muối hết cũng không buồn biết…
Tôi nghe mà ức đến nghẹn cả cổ. Chẳng hiểu sao bác có thể dựng chuyện đến thế. Tôi vốn nghĩ rất thương bác nên mới chấp nhận ở chung, coi bác như mẹ, dốc lòng chăm sóc, nhưng khi tôi vất vả thì bác lại không thương tôi. Nhà của bác thực sự tôi không cần. Tài sản được cho thì quý, nhưng có ai chết vì không có tài sản được cho đâu. Vợ chồng tôi còn trẻ, tôi vẫn tin sẽ có ngày làm nên. Cái nhà do tự tay mình làm ra sẽ bền vững hơn và mình biết nâng niu giá trị của nó. Tự nhiên tôi muốn trả bác cho nhà chồng, trả luôn cả cái nhà vốn dĩ chưa bao giờ tôi nghĩ là của vợ chồng tôi.
Theo VNE
Sốt nhẹ ở trẻ: Coi chừng bệnh nặng!
Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể. Ở trẻ em, thân nhiệt rất dễ thay đổi. Nếu phát hiện nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38 độ C có nghĩa là trẻ đang bị sốt. Lúc này, trẻ thường có có biểu hiện bứt rứt trong người, quấy khóc, tay chân lạnh, người nóng, mặt đỏ bừng, khát nước, đồ mồ hôi, hoặc có cảm giác ớn lạnh, sợ gió, đau đầu...
Nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Do thay đổi cơ thể trẻ: Vì cơ thể còn non yếu, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên cơ quan điều hòa thân nhiệt của trẻ dễ bị xáo trộn, trẻ sốt có thể do mọc răng, hoặc sau khi biết lật, biết bò...
Thiếu nước: Do trẻ bú sữa ít, người lớn lại quên không cho uống thêm nước hoặc do pha sữa bột không đúng lượng (nhiều sữa, ít nước), do tiêu chảy, do nằm lồng ấp đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Dùng không đúng thuốc kháng sinh hoặc dùng nhiều thuốc bổ vitamin D cho trẻ (gây tích lũy) cũng làm trẻ bị sốt.
Sốt do nhiễm trùng: gồm vi trùng (thương hàn, não mô cầu, liên cầu trùng...); siêu vi trùng (sốt xuất huyết, siêu vi cúm...); ký sinh trùng (sốt rét, sán...)
Cha mẹ chớ coi thường khi trẻ bị sốt.
Không nên chủ quan
Tùy theo cơ thể của từng trẻ mà biểu hiện sốt ở mức độ khác nhau. Đôi khi trẻ sốt cao nhưng chỉ là bệnh nhẹ hoặc có khi biểu hiện sốt nhẹ lại là dấu hiệu của bệnh nặng. Do đó, người lớn không nên chủ quan đánh giá tình trạng bệnh qua sốt mà phải quan tâm đến những bệnh lý gây sốt ở trẻ.
Có những cơn sốt nhẹ (hâm hấp về chiều) không làm cho trẻ khó chịu, sau đó dịu dần đi, rồi lặp đi lặp lại khiến nhiều bậc cha mẹ nghĩ không phải trẻ sốt bệnh thật sự nên thường bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng sốt do lao, chỉ đến khi bệnh của trẻ trầm trọng mới đưa đi bệnh viện thì bệnh đã nặng.
Có những trường hợp trẻ bị những đợt sốt cao liên tục, uống thuốc chườm mát thì giảm nhưng sau đó lại bị sốt lại, ngoài ra không có biểu hiện gì khác. Sang ngày thứ ba hoặc thứ tư, trẻ tự nhiên hết sốt làm cho người lớn lầm tưởng đã hết bệnh. Tuy nhiên, đây có thể là sốt của sốt xuất huyết. Ngày trẻ tự hết sốt cũng là ngày quan trọng cần lưu ý vì có khả năng trẻ bị sốc nặng do ảnh hưởng của bệnh này.
Trẻ sốt cao liên miên, kèm theo ho, chảy mũi, hắt hơi nhiều cũng làm cho cha mẹ lầm tưởng là trẻ chỉ bị sốt do viêm đường hô hấp, nhưng đây có thể là sốt do sởi.
Xử lý khi trẻ bị sốt
Thông thường cha mẹ thường theo kiểm tra nhiệt độ của trẻ bằng cách dùng mu bàn tay - ngón tay áp vào trán hoặc nách trẻ để xem trẻ có bị sốt không, nếu nghi ngờ thì lấy nhiệt kế thủy ngân đo cho chính xác.
Khi phát hiện trẻ bị sốt, để giảm nhiệt độ cho trẻ các bậc cha mẹ nên làm một số việc sau:
- Đặt trẻ nằm ở nơi thoáng, không có gió lùa.
- Cởi bỏ đồ dày, dài, chỉ để cho trẻ mặc đồ mỏng, ngắn, thoáng mát. Một số cha mẹ nghĩ quấn chăn sẽ làm trẻ bớt lạnh, ít đổ mồ hôi nhưng đây là quan niệm sai lầm vì sẽ khiến nhiệt độ trong người trẻ không thoát ra được, khiến trẻ sốt càng lúc càng cao, thậm chí có thể gây co giật.
- Dùng 5 chiếc khăn thấm nước mát, vắt ráo, thay đôi đắp lên trán, cổ, nách, háng của trẻ, một chiếc dùng để lau người (cho đến khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống còn 38 -38,5 độ C là được.
- Nhớ cho trẻ uống nhiều nước và lau khô mồ hôi.
Nếu trẻ sốt cao có thê dùng thuốc nhét hậu môn để giảm sốt, hoặc cho trẻ uống Acetaminophen (liều lượng tùy vào trọng lượng cân nặng của bé: 15-20mg/kg/lần). Ví dụ: trẻ cân nặng 10kg thì liều dùng sẽ là 150mg.
Khi liên tục theo dõi 1-2 tiếng, trẻ vẫn chưa hạ sốt hoặc hạ sốt nhưng 4-6 tiếng sau lại sốt lại, cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ khám và tìm được nguyên nhân gây sốt và điều trị đúng bệnh.
Theo Vnmedia
Mẹ tránh ăn gì, khi con còn "ti" Điểm danh những thực phẩm cấm kị không nên ăn khi đang cho con bú. Không hăn la không tôt cho me, nhưng nhưng đô ăn dươi đây co thê khiên em be cua ban găp vai vân đê vê sưc khoe. Vi thê me hay thât lưu y khi ăn nhe! Hải sản vỏ cứng Du me không hê co vân đê...