Bắc Bộ và nhiều tỉnh miền Trung chuyển rét
Từ đêm nay, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời rét, với nền nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến 14-17 độ C, vùng núi cao dưới 12 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (12/12), không khí lạnh đã tiến sát đến biên giới Việt – Trung. Dự báo, sáng nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc, chiều và đêm nay ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên trong ngày hôm nay (12/12), ở Bắc Bộ có mưa, mưa nhỏ rải rác. Khu vực từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa kết hợp với hoạt động của trường gió Đông trên cao nên từ nay đến hết ngày 14/12, có mưa, mưa rào và có nơi có giông.
Bắc Bộ và nhiều tỉnh miền Trung chuyển rét. (Ảnh: Toàn Vũ).
Từ đêm nay, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời rét với nền nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến 14-17 độ C, vùng núi cao dưới 12 độ C; khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế 16-19 độ C.
Từ sáng nay, trong đất liền ở Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.
Video đang HOT
Ngoài ra, từ trưa nay, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực giữa Biển Đông, gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, biển động, sóng biển cao từ 2,0-3,0 m. Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía tây Quần đảo Trường Sa) gió Đông Bắc tiếp tục mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2,0-4,0 m.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
Khu vực Hà Nội, ngày hôm nay có lúc có mưa nhỏ, từ đêm nay trời rét với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-17 độ C.
Nguy cơ 'bão chồng bão', người dân hạn chế về quê trong 10 ngày tới
Trong 10 ngày tới, ở khu vực bắc miền Trung trở ra Bắc Bộ đối mặt với thời tiết bất thường gồm các cơn bão số 7, bão số 8, thậm chí là bão số 9 và không khí lạnh liên hoàn.
Vị trí và hướng di chuyển bão số 7 - Ảnh: NCHMF
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h sáng 10-10, bão số 7 (tên quốc tế Lionrock) đang cách Hải Phòng khoảng 170km, cách Nam Định khoảng 190km, cách Thanh Hóa khoảng 260km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của bão số 7 nên ở trạm đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, trạm đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, khu vực ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng có gió giật cấp 6-7. Khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 130mm.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15-20km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào khu vực từ Hải Phòng đến Thanh Hóa, sau đó áp thấp nhiệt đới đi sâu vào đất liền và suy yếu dần.
Liên tiếp 2 cơn bão
Cũng theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay trên vùng biển phía Đông của Philippines có bão Kompasu đang hoạt động. Lúc 7h sáng nay, bão Kompasu mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo khoảng đêm 11 đến sáng 12-10, cơn bão này có khả năng đi vào phía Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 8.
"Đây là một cơn bão mạnh khi ở trên biển, di chuyển nhanh và có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và phía Bắc Trung Bộ trong khoảng ngày 13 và 14-10, và có thể gây ra một đợt mưa lớn cho các khu vực này trong giai đoạn 13 đến 15-10.
Các tính toán dự báo của chúng tôi cũng cho thấy, có khả năng ngày 16 và 17-10 sẽ xuất hiện một cơn áp thấp nhiệt đới hoặc bão khác trên Biển Đông", ông Lâm nói.
Sau khi bão số 7 đổ bộ vào đất liền thì bão Kompasu sẽ đi vào Biển Đông - Ảnh: NCHMF
Người dân ở phía Nam hạn chế hồi hương trong 10 ngày tới
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết sắp tới, chúng ta đứng trước tổ hợp thiên tai như bão số 7, bão số 8, dự kiến có cơn bão số 9 và không khí lạnh. Như vậy thời tiết 10 ngày tới sẽ rất bất thường, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và bắc miền Trung.
"Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai sẽ lên kịch bản trong 10 ngày để hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương đảm bảo sản xuất, đời sống nhân dân và phòng chống các hình thái thiên tai", ông Hiệp nói.
Ông Hiệp cũng cho biết Ban Chỉ đạo có văn bản gửi các địa phương phía Nam, các tỉnh trọng điểm có người di dân về để thông báo trong 10 ngày tới tình hình thời tiết rất nguy hiểm, sẽ có mưa lớn, ngập lụt, đặc biệt quốc lộ 1 sẽ có đoạn ngập sâu.
"Chúng tôi cũng sẽ đề nghị các tỉnh dọc quốc lộ 1 từ Hà Tĩnh trở ra phải tính các nơi tránh trú cố định cho bà con. Trong trường hợp không có điểm tránh trú cố định thì chuẩn bị lều bạt để có điểm tránh trú di động, hỗ trợ người dân di chuyển từ phía Nam ra.
Đề nghị các địa phương tiếp tục hỗ trợ người dân về đồ ăn, thức uống cũng như các vật dụng thiết yếu để người dân di chuyển an toàn nhất trong 10 ngày tới", ông Hiệp nói.
Biển Đông sắp đón bão Côn Sơn, miền Bắc mưa to Áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã mạnh lên thành bão có tên quốc tế là CONSON (Côn Sơn) và có xu hướng di chuyển vào Biển Đông. Chiều 6/9, áp thấp nhiệt đới ở vùng biển miền Trung Philippines đã mạnh lên thành bão Côn Sơn với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Trung tâm Dự báo khí tượng...