Bắc Bộ ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất
Ngày 3-8, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai có Công văn số 297/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố Bắc Bộ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất.
Cầu tạm nhân dân tự thi công, nối từ quốc lộ 217 vượt sông Lò sang bản Lầm, xã Trung Tiến, huyện Quan Sơn ( Thanh Hóa) bị đứt do mưa lũ. Ảnh: MAI LUẬN
Theo đó, đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố tập trung triển khai các nhiệm vụ ứng phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1021/C-TTg ngày 1-8-2020 và một số nội dung sau: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất. Chỉ đạo chính quyền cơ sở và lực lượng xung kích PCTT kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn. Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; tuyên truyền, ngăn chặn không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính…
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương, bão số 2 đã làm hai người chết, ông ỗ Văn Mạnh, sinh năm 1979 tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị tường chắn đất đổ vào lán trại; ông Bùi Văn Ân bị cuốn trôi khi đi qua ngầm tràn tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi (Hòa Bình). Về nông nghiệp, có 1.715 ha lúa và hoa màu bị ngập, trong đó: Quảng Ninh: 47 ha, Bắc Giang: 931 ha, Hà Tĩnh: 737 ha.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, từ đêm 3-8 đến ngày 5-8 ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100 đến 200 mm/đợt; khu vực ông Bắc và Việt Bắc có mưa to đến rất to từ 150 đến 300 mm/đợt, có nơi hơn 350 mm/đợt. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: cấp 1 – 2. Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 19 – 22 độ vĩ bắc kết hợp với hoạt động của gió mùa tây nam nên trong ngày 4-8, ở khu vực bắc Biển ông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), phía bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái-lan tiếp tục có mưa rào và dông; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia cho biết, tính đến sáng 3-8, ở khu vực Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to tại: Quảng Ninh, Bắc Giang, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình. Lượng mưa đo được ở trạm Bến Châu: 138 mm (Quảng Ninh), Lục Nam: 118 mm (Bắc Giang), Gia Phù: 35 mm (Sơn La), Thủy điện Séo Chông Hô: 51 mm (Lào Cai)… Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang cho biết, mưa lớn rạng sáng 3-8 đã làm ngập nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TP Bắc Giang gây khó khăn cho việc đi lại. Tại huyện Yên Dũng có 916 ha lúa, 15 ha dưa hấu bị ngập, trong đó có 243 ha lúa ngập trắng. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức trực ban nghiêm túc, có phương án xử lý kịp thời tình huống xấu xảy ra.
Từ chiều 2-8 đến sáng 3-8, tại tỉnh Yên Bái tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Tại huyện Trạm Tấu, mưa lớn kèm theo sét khiến sáu con trâu tại xã Túc án bị sét đánh chết. Trên các tuyến đường liên xã đi Tà Xi Láng, Phình Hồ, Làng Nhì, Pá Hu khoảng gần 700 m3 đất đá vùi lấp nhiều điểm, làm tê liệt giao thông. Một nhà dân ở thôn Suối Giao, xã Xà Hồ, do nằm sát suối phải di dời khẩn cấp do lũ dâng cao. Thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 154 triệu đồng. Hiện Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương giúp các gia đình bị thiệt hại, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Video đang HOT
Ngày 3-8, UBND huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Mưa bão số 2 khiến nước sông Lò dâng cao, chảy xiết cuốn trôi 13 guồng tải nước tưới cho 15 ha ruộng của người dân bản Lốc, bản Toong; đứt một cầu tạm làm bằng luồng nối từ quốc lộ 217 sang bản Lầm; sạt lở đất đá làm tắc đường Pha Ngùa ở xã Trung Tiến. Tại xã Na Mèo, đập tạm cùng các cống thoát nước thi công ngang lòng sông Luồng ở bản Bo Hiềng bị ngập, chia cắt tạm thời đường về các bản: Sa Ná, Son, Ché Lầu, nơi có 223 hộ, hơn 1.000 nhân khẩu.
Theo thống kê sơ bộ, đến 13 giờ ngày 3-8, địa bàn TP Cần Thơ có 100 nhà bị sập, tốc mái, xiêu vẹo do mưa dông, lốc xoáy trong hai ngày qua, trong đó có 12 nhà bị sập; đổ nhiều cây xanh, trụ điện, các biển quảng cáo… Bị ảnh hưởng nhiều nhất là huyện Thới Lai, quận Ninh Kiều, huyện Phong iền…
Ngày 3-8, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hậu Giang cho biết, do ảnh hưởng của bão số 2 trong những ngày qua, đã xảy ra mưa to, dông lốc làm sập hoàn toàn 38 nhà và tốc mái 156 nhà dân ở 7 trong số 8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn, ước thiệt hại gần 2,5 tỷ đồng. Bước đầu địa phương đã hỗ trợ 20 triệu đồng đối với mỗi nhà bị sập và hỗ trợ từ 5 đến 10 triệu đồng phù hợp với từng nhà bị tốc mái.
Ngày 3-8, theo Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu – PCTT và TKCN tỉnh An Giang, bão số 2 đã ảnh hưởng nhiều nhà cửa, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng trên địa bàn. Theo đó, tại TP Châu ốc có cây xanh đổ làm hai người bị thương; 19 nhà ở bảy huyện, thành phố bị sập và tốc mái; hơn 7.000 ha lúa tại tám huyện, thị, thành phố bị đổ.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ chiều tối 2-8 đến ngày 3-8, tại tỉnh Trà Vinh, mưa lớn kèm dông lốc với cường độ mạnh đã làm sập và tốc mái, hư hỏng hơn 150 nhà của người dân trên địa bàn tỉnh; trong đó, 23 nhà bị sập hoàn toàn, 135 nhà bị xiêu vẹo, tốc mái hư hỏng nặng. Các địa phương bị thiệt hại nặng là thị xã Duyên Hải, huyện Càng Long… Ngoài ra, mưa lớn và dông lốc gây thiệt hại hàng nghìn ha lúa, hoa màu và sạt lở hàng trăm mét đê bao ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Cà Mau cho biết, đến cuối giờ chiều 3-8, do ảnh hưởng của bão số 2 trong hai ngày qua đã gây mưa lớn kèm dông lốc, triều cường… khiến 377 nhà dân trên địa bàn bị hư hỏng. Trong đó: 35 nhà bị sập hoàn toàn, hư hỏng một phần và tốc mái 338 nhà… ước tổng thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng. Chính quyền các địa phương trong tỉnh đang tích cực giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.
Theo dõi sát diễn biến thời tiết, xây dựng phương án ứng phó khi xảy ra tình huống bất thường
Mưa lớn 2 ngày qua ở Hà Tĩnh đã "giảm nhiệt" nắng hạn, bổ sung nguồn nước cho cây trồng, tuy nhiên cần đề phòng mưa kéo dài gây lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.
Mưa lớn ở Hà Tĩnh do ảnh hưởng hoàn lưu của bão gây ra.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới (đã mạnh lên thành bão vào chiều 1/8 - cơn bão số 2 Sinlaku) nên hai ngày qua, toàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa, mưa vừa, có nơi mưa rất to.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, tổng lượng mưa tính từ chiều 31/7 tới sáng 2/8 phổ biến ở mức 170 - 250 mm, nhiều nơi có lượng mưa lớn như Thạch Đồng 317 mm; Hoành Sơn 324 mm; Cẩm Nhượng 396 mm; Kỳ Anh 408 mm.
Nhiều diện tích bưởi sắp tới vụ thu hoạch được cung cấp lượng nước đáng kể.
Thời gian qua, Hà Tĩnh phải trải qua các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ luôn duy trì ở mức 38 - 40 độ C. Nhiều địa phương có số ngày nắng nóng kéo dài như Hương Khê, Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Nghi Xuân...
Thời tiết nắng nóng dẫn tới hạn hán ở một số địa phương, ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi, đặc biệt trên cây ăn quả có múi (cam, bưởi), hoa màu, chè.
Đến 10h sáng nay (2/8), lúa hè thu vào thời kỳ trổ đòng ở xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) không còn bị hạn.
Theo số liệu từ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh gieo cấy hơn 44 nghìn ha lúa và đang bước vào thời kỳ trổ đòng. Khô hạn kéo dài khiến nhiều diện tích lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước. Nắng nóng kết hợp gió phơn Tây Nam thổi mạnh làm nước bốc hơi nhanh khiến nước ngầm và mực nước trong các hồ đập, kênh mương xuống thấp, ảnh hưởng lớn tới việc chống hạn.
Vừa qua, một số nơi của Hà Tĩnh có mưa, tuy nhiên, đây là hiện tượng mưa dông nhiệt, diện mưa hẹp, lượng mưa không đáng kể nên gần như không mang nhiều tác dụng, chỉ mang tính "giải nhiệt" tức thời.
Mưa lớn trong hai ngày qua đã bổ sung nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là những nơi bị thiếu nước sinh hoạt như Hương Khê, vùng thượng Kỳ Anh, Đức Thọ. "Tính tới thời điểm này, mưa lớn đã cung cấp cho cây trồng, vật nuôi và các hồ đập lượng nước đáng kể" - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh Trần Duy Chiến đánh giá.
Tàu thuyền vào tránh trú bão ở cảng Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà).
Huyện Hương Khê có 4.300 ha cây ăn quả có múi, trong đó cam 1.900 ha, bưởi 2.400 ha. Thời điểm này, bưởi Phúc Trạch sắp bước vào vụ thu hoạch. Nắng nóng kéo dài đã khiến người dân nơi đây từng lo lắng về chất lượng quả.
"Mưa đã giúp cây phục hồi, quả bưởi vì thế cũng sẽ căng mọng nước, chất lượng được nâng lên đáng kể", anh Trần Xuân Loát (SN 1987, xã Hương Trạch) cho hay.
Nhiều diện tích chè ở huyện Kỳ Anh hồi sinh.
Còn tại huyện Kỳ Anh, nhiều diện tích cây trồng được "hồi sinh", tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nhiều xã như Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Lạc... cũng được khắc phục.
"Trận mưa đã giải quyết được các khó khăn lâu nay mà địa phương gặp phải về nguồn nước tưới tiêu, nước sinh hoạt", Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh Lê Văn Trọng nhìn nhận.
Theo ông Ngô Đức Hợi - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, tới sáng nay, chưa ghi nhận tình trạng ngập úng ở các địa phương. Diện tích lúa hè thu không có gì đáng ngại, các công trình thi công dang dở vẫn đang đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, các địa phương, đơn vị vẫn cần phải theo dõi sát diễn biến thời tiết để có phương án ứng phó khi xảy ra tình huống bất thường.
Trong ngày 1/8, trên địa bàn có mưa nên mái taluy tiếp tục sạt trượt đất đá tràn xuống lòng đường Phúc Trạch - Hương Liên (Hương Khê). Ảnh Đức Quyền
Trong chiều 1/8, mưa lớn gây sạt lở mát taluy khiến đất đá tràn xuống tuyến đường Phúc Trạch - Hương Liên (Hương Khê). UBND huyện Hương Khê đã có văn bản chỉ đạo gắn biển cấm người và phương tiện lưu thông trên tuyến đường này.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, vùng biển khu vực Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Sóng biển cao từ 1,5-2,5m, vùng gần tâm bão đi qua 2,0-4,0m.
Ngày 2/8, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa cả đợt dự báo phổ biến 200 - 400 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm.
Do đó, cần đề phòng mưa lớn gây lũ, lũ quét, sạt lở đất ở trung du và vùng núi. Khu vực đô thị và vùng trũng thấp cần đề phòng ngập úng.
Bão số 2 vào đất liền khi dịch COVID-19 phức tạp, Thủ tướng chỉ đạo khẩn Ngày 1/8, trong công điện gửi các địa phương phía Bắc và các tỉnh Thanh Hoá đến Quảng Trị, các bộ ngành, Thủ tướng đề cập khả năng bão đổ bộ vào đất liền vào ngày mai, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại một số địa phương, cần sẵn sàng phương án ứng phó theo phương châm "4 tại...