Bác bỏ tin đồn “Hà Nội có 1 người nhiễm MERS”
Bộ Y tế ngày 19-6 khẳng định, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) tại Việt Nam và tin đồn về một người mắc MERS tại tòa nhà Keangnam, Hà Nội là không đúng sự thật.
Thông tin về virus MERS được tuyên truyền rộng rãi tại các địa điểm công cộng ở Thái Lan
Trước đó, trên mạng xã hội Kakao Talk xuất hiện thông tin tại tòa nhà Keangnam, Hà Nội có 1 người bị Mers, đang bị Bộ Y tế Việt Nam cách ly, nhập cảnh ngày 10-6. Những người sống ở Keangnam phải nâng cao biện pháp phòng ngừa. Tin đồn này đã khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.
“Đến thời điểm này, hệ thống giám sát chủ động phòng chống dịch bệnh MERS từ Trung ương đến địa phương trên địa bàn TP Hà Nội không theo dõi trường hợp nghi mắc MERS nào. Bộ Y tế khẳng định, đây chỉ là tin đồn, không đúng sự thật, làm hoang mang dư luận. Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai các biện pháp giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu và cộng đồng, đồng thời tăng cường công tác truyền thông phòng chống MERS cho người dân, khách du lịch và nhân viên y tế”, đại diện Bộ Y tế thông tin.
Cục Y tế dự phòng cho biết, hôm qua 19-6, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 1 ca mắc mới MERS và 1 trường hợp tử vong. Theo đó, đến nay nước này đã ghi nhận 166 trường hợp mắc, 24 trường hợp tử vong.
Video đang HOT
Trước đó 1 ngày, Bộ Y tế Thái Lan đã xác nhận một người đàn ông 75 tuổi đến từ Oman ngày 15-6, tới Thái Lan để điều trị bệnh tim mạch đã có kết quả xét nghiệm dương tính với MERS. Ngay sau đó, Chính phủ Thái Lan đã cách ly bệnh nhân ở Viện các bệnh viện truyền nhiễm tại tỉnh Nonthaburi, đồng thời cách ly 59 người tiếp xúc với người bệnh (người cùng khách sạn, nhân viên y tế, lái xe taxi, người ngồi cùng trên chuyến bay 2 hàng ghế trước và sau bệnh nhân).
Ba thành viên gia đình đi cùng bệnh nhân đã được giám sát, cách ly tại bệnh viện chỉ định… Được biết, người dân tại khu vực Trung Đông thường xuyên tới Thái Lan để điều trị y tế. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã kêu gọi dân chúng không nên hoảng sợ sau ca nhiễm MERS đầu tiên tại nước này.
Cùng ngày, Cơ quan quản lý y tế của Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), thông báo một người nước ngoài 65 tuổi (quốc tịch không được tiết lộ) đã qua đời tại nước này do nhiễm virus MERS. Đây là trường hợp thứ hai nhiễm virus MERS tại UAE, bệnh nhân còn lại đang trong tình trạng ổn định và được sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên y tế.
Trên thế giới, tính đến ngày 19-6, tổng số ca nhiễm MERS là 1.334 trường hợp, trong đó 471 ca tử vong tại 26 nước. Cục Y tế dự phòng nhận định, tình hình dịch MERS vẫn đang diễn biến phức tạp. Ngày 18-6, Tổng giám đốc WHO đã tới Hàn Quốc 3 ngày để làm việc với quốc gia này về phòng chống dịch. Thái Lan cũng đang tiến hành giám sát quyết liệt các nguy cơ lây truyền dịch MERS tại 67 cửa khẩu, gồm cả đường bộ, đường biển và hàng không.
Theo_An ninh thủ đô
TP HCM gắn 3 camera trên mỗi xe buýt chống quấy rối tình dục
Dự kiến, 2 camera nhằm quan sát bên trong xe buýt, cái còn lại gắn phía trước xe để theo dõi hành trình và việc đón, trả khách.
Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP HCM cho biết, hầu hết các đơn vị vận tải xe buýt đều đã thống nhất chủ trương lắp đặt camera trên xe buýt. Việc thực hiện sẽ bắt đầu những tháng tới và dự kiến hoàn tất trong năm sau. Riêng các xe mới thuộc đề án 1.680 xe buýt của TP hoặc đơn vị xe buýt tự đầu tư đều buộc phải lắp đặt camera.
Xe buýt là nơi dễ xảy ra hiện tượng lạm dụng tình dục đối với nữ giới. Ảnh: Giang Huy.
Cũng theo trung tâm này, kinh phí đầu tư cho thiết bị, lắp đặt khoảng 13 triệu đồng/xe và chi phí vận hành khoảng 400.000 đồng/xe/tháng là tương đối lớn. Vì vậy, cơ quan này sẽ tham mưu cho Sở Giao thông Vận tải (GTVT) theo 2 hướng: kiến nghị UBND TP xem xét hỗ trợ các đơn vị vận tải đã đầu tư lắp đặt đồng bộ trên xe buýt; hoặc đưa nội dung chi phí thiết bị vào tính toán đơn giá để tính trợ giá.
Trước đó, cuối tháng 5, Sở GTVT TP HCM đã yêu cầu Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng Thành phố làm việc với các hãng xe buýt về việc gắn camera trên loại phương tiện này để giúp doanh nghiệp vận tải kiểm soát sản lượng, nâng cao chất lượng phục vụ... Từ đó, đánh giá và tiếp tục gắn camera trên các xe còn lại.
TP HCM hiện có gần 2.800 xe buýt hoạt động trên 107 tuyến có trợ giá và khoảng 400 xe hoạt động trên 32 tuyến không trợ giá. Thời gian qua, ngành giao thông thành phố đã thực hiện nhiều chương trình để thu hút người dân sử dụng loại hình vận chuyển hành khách công cộng này. Tuy nhiên, xe buýt hiện vẫn chưa thực sự trở thành phương tiện đi lại phổ biến của người dân, thậm chí nhiều người vẫn còn "ngán" và xem xe buýt là "hung thần".
Một trong những than phiền của người đi xe buýt hiện nay là dịch vụ xe buýt chưa tốt. Nhiều người, đặc biệt các sinh viên đề xuất lắp đặt camera để hạn chế nạn trộm cắp, mất an toàn và chống tình trạng sàm sỡ trên của xe buýt.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, phân tích hơn 7.000 phản ảnh của hành khách đi xe buýt cho thấy, các lỗi chủ yếu của phương tiện này là phân biệt đối xử với hành khách (chiếm 8,5%), bỏ trạm không đón khách (23,9%), không cho hành khách xuống trạm (7,86%), văn hóa ứng xử kém (19,4%); còn lại là các phản ảnh liên quan đến vé, mức độ an toàn, lộ trình, thời gian...
Trong công văn gửi thành phố Hà Nội và TP HCM hồi đầu tháng 12 về việc quấy rối tình dục trên các phương tiện giao thông công cộng, Ủy ban ATGT Quốc gia đã dẫn chứng những thông tin từ phản ánh của báo chí và kết quả khảo sát của tổ chức Action Aid.
Theo khảo sát tại Hà Nội và TP HCM, có 57% phụ nữ (từ 16 tuổi trở lên) cho rằng đường phố là nơi có nguy cơ xảy ra các vụ quấy rối tình dục cao nhất, 31% nữ sinh đã từng bị quấy rối trên xe buýt. Nghiên cứu cũng chỉ ra những địa điểm công cộng khác mà phụ nữ có nguy cơ bị quấy rối là bến xe, công viên, nhà chờ xe buýt.
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, dù kết quả khảo sát chỉ thực hiện trên một mẫu nhỏ (2.046 người), nhưng phần nào phản ánh nguy cơ bị xâm hại về thân thể và nhân phẩm, gây tổn thương về tâm lý, tình cảm và sức khỏe của phụ nữ khi sử dụng dịch vụ công cộng.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Trung Quốc biện bạch về lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông Trung Quốc bao biện rằng lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông mà nước này đơn phương đưa ra chỉ nhằm "hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: CCTV Theo AP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay nói rằng nước này hàng năm...