Bác bỏ thông tin có “sinh vật lạ” trong mì tôm 3 Miền
Mẫu “sinh vật lạ” có trong nhãn hiệu mì tôm “3 miền” lấy tại hiện trường gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (thôn Đông Đoài, xã Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh) được Viện Sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng Trung ương xác định là đốt sán dây. Và, rất có thể, chúng đã được xâm nhập từ môi trường trong quá trình sử dụng.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, ngay sau khi có thông tin về sinh vật lạ trong sản phẩm mì tôm nhãn hiệu “3 miền”, Chi cục ATVSTP tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tiến hành xác minh nội dung thông tin tại gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (thôn Đông Đoài, xã Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh).
Chi cục ATVSTP tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành lấy gói mì tôm cùng loại tại gia đình bà Nguyễn Thị Xuân để pha vào nước sôi nhưng không thấy có hiện tượng gì bất thường, Bên cạnh đó, Chi Cục cũng đã lấy mẫu mì tôm nguyên gói còn lại của gia đình gửi Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm của Viện không phát hiện sinh vật lạ, sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm theo quy định.
Mẫu “sinh vật lạ” lấy tại hiện trường cũng đã được gửi tới Viện Sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng Trung ương để định danh. Kết quả Viện Sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng Trung ương xác định mẫu “sinh vật lạ” là đốt sán dây.
Theo Cục An toàn thực phẩm, mì tôm là sản phẩm trong quá trình chế biến có xử lý ở nhiệt độ cao (trên 100 độ C) nên sán dây không thể sống trong sản phẩm mì tôm đã được bao gói kín. Sán dây trưởng thành sống trong ống tiêu hoá của nhiều động vật khác nhau như: trâu, cừu, bò, lợn, chó mèo… Ấu trùng sán dây sống trong cơ thể của động vật không xương sống như: giun ít tơ, đỉa, chân khớp ở dưới nước và trên cạn hoặc động vật có xương sống. Do đó, Cục An toàn thực phẩm khẳng định, sán dây trong bát mì tôm tại gia đình bà Nguyễn Thị Xuân đã được xâm nhập từ môi trường trong quá trình sử dụng.
Video đang HOT
Để phòng chống ảnh hưởng của sán dây tới sức khỏe cộng đồng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần tăng cường các biện pháp vệ sinh môi trường; không ăn thịt bò, lợn tái hoặc chưa nấu chín. Thực hiện ăn chín, uống chín; nên bảo quản để bát, đũa và thực phẩm chín và ngồi ăn uống trên bàn cao cách xa nền nhà.
VH
Ngư dân bắt được hải cẩu 30 kg
Khoảng 7h sáng nay (19/8), ngư dân Đà Nẵng cất lưới, bắt được hải cẩu nặng khoảng 30kg. Đây lần thứ 2, ngư dân Đà Nẵng bắt được hải cẩu.
Hải cẩu nặng chừng 30km vừa dính lưới ngư dân Đà Nẵng.
Thời điểm này, anh Ông Văn Thuận (phường Hòa Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) chủ ghe rớ, cất lưới ở vùng biển cách bờ chừng 1km. Thấy lưới nặng, anh Thuận tưởng bắt mẻ cá lớn. Tuy nhiên, khi vừa kéo lên khỏi mặt nước, anh Thuận bất ngờ phát hiện "sinh vật lạ" giống hải cẩu.
Lập tức, anh Thuận kéo vào bờ, cho vào sọt để nằm sát mé biển và điện báo cơ quan chức năng. Đông đảo người dân hiếu kỳ kéo đến xem. Hải cẩu nặng chừng 30g, màu trắng sám, có nhiều đốm đen.
Theo anh Thuận, những ngày qua, anh thả lưới nhưng kéo được rất ít tôm cá. Mẻ lưới đầu anh chỉ kéo được vài chục cân cá, bán được hơn 500 ngàn đồng. Đến mẻ sau, anh chỉ kéo được... 1 chú hải cẩu.
"Hải cẩu vào ăn cá, hải sản của ngư dân và phá lưới. Mẻ lưới gặp hải cẩu tôi không kéo được con cá nào. Lưới bị hư hỏng nhiều", anh Thuận nói.
Trước đó, ngày 8/7, một ngư dân bắt được hải cẩu nặng chừng 30kg, khá giống chú hải cẩu do anh Thuận vừa bắt được. Nhiều ngư dân cho biết, rất có thể đây là hải cẩu lần trước được thả lại vùng biển tự nhiên và quay vào ăn cá ngư dân, dính lưới. Cơ quan chức năng cần thả hải cẩu xa bờ, ít nhất cách bờ hơn 30km để hạn chế tình trạng này.
Anh Thuận và chú hải cẩu vừa bắt được.
Ông Dương Hiển Đông - Chánh thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Chi cục Thủy sản Đà Nẵng) cho biết, rất khó để phân biệt đây có phải hải cẩu ngư dân đã bắt được trước đó hay không.
Người dân hiếu kỳ xem hải cẩu.
Theo quy định người dân, khi bắt được động vật quý hiếm phải tự giác giao nộp để thả về tự nhiên. Cơ quan chức năng phối hợp để đưa hải cẩu thả về ở vùng biển cách 30km.
Theo Xahoi
Căn bệnh kỳ lạ biến "hoa khôi" miệt vườn sau một đêm hóa thành... bà lão Ngồi trước tôi là một người phụ nữ thân hình gầy xọm, da nhăn nheo, miệng móm, tóc rụng nửa phần. Bà là Nguyễn Thị Nhỏ (53 tuổi), người từng được sánh như "hoa khôi" trong xóm khiến bao người phải trầm trồ. Thế nhưng, từ ngày mắc chứng bệnh lạ, bà bị nhiều người xa lánh, giễu cợt là "người ngoài hành...