Bác bảo vệ cầm 500 nghìn năn nỉ mua cho bằng được chiếc iPhone và những hành động kỳ lạ khiến dân mạng tranh cãi
Người đàn ông với vẻ mặt khắc khổ và có gì đó “không bình thường”, cầm 500 nghìn đưa cho chủ quán điện thoại và nhất định chờ đợi, năn nỉ từ sáng đến trưa với mong muốn chủ quán bán cho mình một chiếc điện thoại iPhone thật to!
Cách đây ít giờ, mạng xã hội xôn xao đăng tải đoạn clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông với vẻ mặt có gì đó “không bình thường” cầm 500 nghìn đến cửa hàng điện thoại, năn nỉ chủ cửa hàng bán cho mình 1 chiếc iPhone cỡ… lớn!
Người chủ cửa hàng kể lại: “Ai cho anh ấy được 500k, anh cứ đòi mua iPhone to. Anh năn nỉ sáng đến trưa, không bán, anh giận bỏ về. Mỗi người hoàn cảnh, thấy thương nhưng biết sao giờ”.
Người đàn ông cầm 500 nghìn đến cửa hàng điện thoại năn nỉ mua chiếc Iphone cỡ lớn
Nhìn hình ảnh này, nhiều người vừa xúc động vừa thương cảm
Theo như đoạn clip, người đàn ông đó đã khá lớn tuổi và có vẻ gì đó “không bình thường”, chẳng biết ông mua iPhone cho bản thân mình hay cho con, cho cháu, nhưng chỉ có 500 nghìn là số tiền không thể mua được 1 chiếc Iphone dù đã cũ. Chủ quán thấy thương nhưng đành… bất lực.
Ngay sau khi đăng tải, đoạn clip này đã khiến dân mạng xôn xao, tranh cãi. Đa số đều thắc mắc về nguyên nhân phía sau hình ảnh đáng thương này, nhiều người cho rằng, có lẽ do người đàn ông đó không bình thường nên mới không biết để mua 1 chiếc iPhone với giá 500 nghìn đồng là điều không thể. Số còn lại thì cho rằng, người đàn ông này vì một lý do khó nói nào đó nên mới có hành động gây khó hiểu nhưng đa phần mọi người đều nhận xét về trường hợp này đáng thương hơn là đáng trách:
- “Thương chú quá đi, già rồi mà vẫn phải đi làm. Đáng ra tuổi này phải được nghỉ ngơi để còn lo cho bản thân chứ, thương chú”.
- “Chắc ai đó trêu chú là 500 nghìn mua được Iphone nên chú mới như vậy đấy. Nhìn chú có vẻ không bình thường về nhận thức cho lắm. Chẳng biết ai đùa dai vậy, thấy tội nhiều hơn”.
- “Nói thật, mình xem clip thì thương thật, nhưng mỗi người 1 hoàn cảnh, tiền đó không đủ mua Iphone thì làm sao bây giờ, chủ cửa hàng Iphone chắc gì đã dư giả để tặng chú ấy 1 chiếc đây?”.
- “Không rõ lý do gì chú ấy lại đòi mua bằng được chiếc Iphone to nhỉ? Là ai xúi, hay là bắt buộc phải mua cho nhỉ? Nhìn tội thật sự”.
Thậm chí, có nhiều người dùng mạng còn ngỏ ý muốn giúp người đàn ông ấy có 1 chiếc iPhone như “ước nguyện”:
- “Có ai có địa chỉ của chú không, cho mình với, mình còn 1 chiếc Iphone không dùng, mình sẽ mang tặng chú ấy”.
- “Thương quá, nhìn vẻ mặt của chú ấy mình thấy ám ảnh thực sự. Ai đứng ra ủng hộ đủ số tiền mua 1 chiếc Iphone như chú mong muốn không? Iphone cũ cũng được, mình xin đóng góp”.
- “Nét mặt nhăn nheo ấy, tóc bạc phơ lại bị bệnh, nhìn hình ảnh này tự nhiên mình rơi nước mắt”.
Video đang HOT
Mặc dù chỉ là hình ảnh đăng tải rất bình thường mà chủ cửa hàng điện thoại tình cờ ghi lại được, nhưng khoảnh khắc ấy lại khiến biết bao người đồng cảm. Vậy mới thấy, còn rất nhiều những tấm lòng tốt, những điều nhỏ bé nhưng ý nghĩa vẫn ngày ngày tồn tại trong cuộc sống khá vội vã này!
Phó Chủ tịch chiến dịch "3 chữ A" cảm ơn và xin lỗi sau thành quả vượt kỳ vọng: "Chúng tôi hy vọng được phản biện để ngày càng hoàn thiện"
Chiến dịch "3 chữ A" kêu gọi sự hưởng ứng của cộng đồng vì trẻ tự kỷ đã nhận được sự quan tâm rất lớn trong dư luận, đồng thời xuất hiện một số phản ánh trái chiều.
Phó Chủ tịch Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam - người chịu trách nhiệm chính của "3 chữ A" đã lên tiếng giải thích sau khi chiến dịch hoàn thành.
Chiến dịch "3 chữ A": Vừa nhận hưởng ứng rộng rãi vừa vướng mắc tranh cãi trái chiều
Nhiều ngày qua, những dòng trạng thái về chiến dịch "3 chữ A" đã được rất nhiều người đăng tải lên trang Facebook cá nhân, lan toả thông điệp ủng hộ cho trẻ em tự kỷ.
Chiến dịch này được phát động bởi Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN) từ ngày 10/3. Với mỗi bài đăng của trên Facebook có hình ảnh tích cực, lạc quan cùng 3 hashtag bắt đầu bằng chữ A là #autism, #awareness, #a365 là mỗi người đã đóng góp cho VAN 3 chữ A, một người có thể đăng nhiều lần. Mục đích của chiến dịch là gom đủ 100.000 chữ A để nhà tài trợ tặng 200 triệu đồng tổ chức các khóa tập huấn cho phụ huynh có con tự kỷ.
Chỉ trong một thời gian ngắn phát động, chiến dịch đã nhận được sự hưởng ứng và lan tỏa mạnh mẽ của người dùng mạng. Ban đầu chiến dịch dự tính sẽ kéo dài đến hết tháng 4, tuy nhiên chỉ đến ngày 15/4 số lượng người tham gia đã vượt xa con số kỳ vọng, VAN sau đó đã đăng thông báo kết thúc chiến dịch sớm hơn thời hạn.
Chiến dịch nhận được sự hưởng ứng của rất đông đảo cư dân mạng - Ảnh chụp màn hình.
Chiến dịch "3 chữ A" nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng vì ý nghĩa xã hội tốt đẹp. Tuy nhiên bên cạnh đó, chiến dịch cũng vướng mắc phải tranh cãi khi xuất hiện một số ý kiến như: chiến dịch tạo ra để quảng cáo cho nhà tài trợ, số tiền 200 triệu đồng cũng không phải là tiền mặt mà là trị giá khóa học do nhà tài trợ này tổ chức,...
Ý kiến phản đối chiến dịch trên MXH - Ảnh chụp màn hình.
Phó Chủ tịch VAN giải thích, gửi lời cảm ơn và xin lỗi hậu chiến dịch "3 chữ A"
Chiến dịch "3 chữ A" đã kết thúc sớm nhờ thành quả vượt kỳ vọng. Hôm qua ngày 16/4, chị Trần Thị Hoa Mai (Phó Chủ tịch Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam - VAN) đã chia sẻ lên trang Facebook cá nhân kết quả mà chiến dịch đạt được sau hơn 1 tháng thực hiện.
Chị Mai cho biết, theo thống kê từ đơn vị làm social listening, tính đến 23h59 ngày 15/4 chiến dịch đã nhận được 164.427 post tích cực trên mạng xã hội, nghĩa là nếu mỗi post là 3 chữ A thì đã có 493.281 chữ A được ghi nhận, gần gấp 5 lần so với mục tiêu đặt ra ban đầu.
Cũng trên bài đăng của mình, chị Mai cho biết mình là người chịu trách nhiệm chính cho chiến dịch "3 chữ A". Chị đã làm rõ hơn về chiến dịch để vừa để cung cấp thông tin cho cộng đồng, vừa để phản biện các ý kiến trái chiều.
Chiến dịch "3 chữ A" không phải yêu cầu từ nhà tài trợ
Chị Mai cho biết, từ năm 2016 đến 2019, VAN đều nhận được tài trợ từ tổ chức Grand Challenges Canada (GCC) thông qua nhà điều phối tài trợ Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP). Trong 3 năm này, VAN đã tổ chức Ngày Việt Nam nhận thức về tự kỷ và Đại hội Thể thao thân thiện dành cho người tự kỷ, phía tổ chức tài trợ không hề yêu cầu quảng bá.
Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không thể tổ chức sự kiện như mọi năm, VAN đã sử dụng số tiền 200 triệu được tài trợ để mở các cuộc tập huấn phụ huynh có con tự kỷ tại các địa phương.
Số liệu về kết quả chiến dịch "3 chữ A" được VAN công bố.
Chiến dịch "3 chữ A" cũng do VAN tự đề xuất chứ không phải do đơn vị tài trợ yêu cầu. Theo chị Mai, mục đích của chiến dịch là muốn lan tỏa trong cộng đồng mối quan tâm về tự kỷ, mong muốn tự kỷ được nhận thức sớm, phát hiện sớm, can thiệp đúng cách, bằng các phương pháp khoa học, để người tự kỷ tiến bộ, được cộng đồng thấu hiểu, và có thể sống độc lập, không trở thành gánh nặng xã hội.
Ngoài ra, chiến dịch cũng mang 1 mục đích khác là giới thiệu về website A365.vn - website cung cấp thông tin và hỗ trợ các gia đình có con em tự kỷ.
Chị Mai viết trên Facebook: " Chúng tôi cũng muốn giới thiệu A365.vn, một website miễn phí cung cấp thông tin và hướng dẫn can thiệp tự kỷ bằng video cho các gia đình, để thêm một hỗ trợ đáng tin cậy trong bối cảnh thiếu thốn mọi dịch vụ hỗ trợ cho người tự kỷ hiện nay.
A365 đã làm được điều mà các chương trình kêu gọi, truyền thông, chia sẻ của VAN từ lúc thành lập (2013) đến giờ chưa thực hiện thật sự hiệu quả".
Chiến dịch "3 chữ A" để lan toả thông tin về lớp tập huấn, gói tài trợ 200 triệu đã có sẵn
Trên bài đăng của mình, chị Mai cho biết số tiền 200 triệu là gói tài trợ đã có chứ không phải gom đủ 100.000 chữ A thì VAN mới nhận được số tiền này. Tuy nhiên do muốn thông tin về lớp tập huấn có thể tiếp cận đến nhiều phụ huynh hơn, VAN đã nhân cơ hội để tổ chức chiến dịch.
Chị Mai cho hay, VAN xin lỗi nếu điều này khiến nhiều người có cảm giác bị lừa dối.
Chị viết: " Các chia sẻ kiến thức và tập huấn phụ huynh không thể thành công nếu không được biết tới và nếu người cần hỗ trợ không tiếp cận được thông tin.
Gói tài trợ đã có, nhưng bởi chúng tôi cũng mong muốn nhân cơ hội này kêu gọi các thành viên trong mạng lưới thực hiện công việc lan tỏa, đăng 3A, để đạt được mục đích nhận thức về tự kỷ, và truyền thông về A365, hệ thống hỗ trợ cộng đồng phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
Điều đó không phải ràng buộc của nhà tài trợ, mà do chính chúng tôi đặt ra. Điều này làm cho nhiều người có cảm giác bị lừa dối và chúng tôi chân thành nhận lỗi".
Tọa đàm can thiệp không bạo lực với trẻ tự kỷ do VAN tổ chức tháng 12/2019 - Ảnh: Fanpage VAN
Cam kết thực hiện chương trình tập huấn khi dịch Covid-19 chấm dứt
Chị Mai thay mặt VAN cho biết rất bất ngờ trước sự ủng hộ của cộng đồng dành cho chiến dịch và chân thành cảm ơn sự chung tay lan toả thông tin từ mọi người. Chị cho hay, VAN cam kết sẽ thực hiện chương trình tập huấn phụ huynh tại các địa phương khi đại dịch Covid-19 chấm dứt.
" Xin chân thành cảm tạ mỗi chữ A thân tình của những tấm lòng trao tặng, và xin phép bày tỏ niềm hạnh phúc quá lớn của các gia đình có con tự kỷ, khi biết kết quả này. Chúng tôi trân trọng và hiểu mỗi chữ A là sự trao tặng lớn hơn vật chất. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện chương trình tập huấn phụ huynh các địa phương khi đại dịch COVID-19 chấm dứt" - Chị Mai chia sẻ trên Facebook.
Xin lỗi về phát ngôn gây tổn thương cho các thành viên trong nhóm trao đổi vấn đề về tự kỷ
Khi thực hiện chiến dịch "3 chữ A", VAN đã đề nghị các thành viên trong nhóm cha mẹ có con tự kỷ và nhà chuyên môn về tự kỷ hưởng ứng chiến dịch, nếu ai không hưởng ứng sẽ bị loại khỏi nhóm.
Chị Mai thay mặt VAN cho biết, sau đó VAN đã biết rằng đây là phát ngôn gây tổn thương cho các thành viên, không thể hiện đúng tinh thần của VAN, do đó VAN xin rút lại phát ngôn này và xin lỗi.
Chị Mai viết trên Facebook: " Chúng tôi cũng gửi lời xin lỗi đến các thành viên trong Nhóm cha mẹ có con tự kỷ và Nhà chuyên môn về tự kỷ, đây là nhóm kín do chúng tôi thiết lập để trao đổi các vấn đề về tự kỷ.
Trong một bài đăng trên nhóm, ban điều hành đã đưa ra đề nghị các thành viên chia sẻ 3A và tiến hành lọc lại thành viên, nếu ai không hưởng ứng những hoạt động chung sẽ loại khỏi nhóm. Đây là một phát ngôn thể hiện không đúng tinh thần quan tâm, chia sẻ, tham gia tự nguyện trong Mạng lưới, vì vậy chúng tôi xin nhận lỗi và rút lại thông báo này.
Mong muốn lớn nhất của Ban điều hành là các thành viên cùng chia sẻ mối quan tâm và các hoạt động chung, việc chia sẻ 3A là làm cho nhiều phụ huynh có con tự kỷ khác biết tới, sử dụng, đem lại lợi ích cho trẻ, nhưng việc phát ngôn như vậy gây tổn thương cho các thành viên, chúng tôi xin được lượng thứ".
Ảnh truyền thông về chiến dịch giai đoạn ban đầu.
Cảm ơn sự giúp đỡ và xin lỗi những cá nhân, tổ chức liên quan vì sự phiền phức gặp phải
Xuyên suốt bài đăng của mình, chị Mai dành lời cảm ơn cho nhiều cá nhân, đơn vị đã hưởng ứng chiến dịch "3 chữ A" cũng như hỗ trợ, giúp đỡ cho VAN về công nghệ, tư vấn.
Chị Mai cũng hy vọng rằng tiếp tục nhận được sự quan tâm từ cộng đồng và những ý kiến phản biện để VAN ngày một hoàn thiện.
" Chúng tôi cũng gửi lời xin lỗi nhà tài trợ CCIHP, GCC, và người quan tâm ủng hộ VAN, về những phiền phức gặp phải trong thời gian vừa qua. Chúng tôi vẫn hy vọng được ủng hộ trong các hoạt động sau này, và được tư vấn, góp ý, phản biện, để ngày càng hoàn thiện".
Tùng
TPHCM: Nhiều chuỗi điện thoại nhỏ đóng cửa, đẩy mạnh bán online Một số chuỗi điện thoại nhỏ tại TP.HCM tạm ngưng mở cửa, doanh thu giảm. Các cửa hàng đều đẩy mạnh bán online để duy trì việc kinh doanh. Sau yêu cầu cách ly xã hội kể từ 1/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các quận huyện tại TP.HCM có cách áp dụng khác nhau. Một số nơi nhắc nhở các cửa hàng...