Bác Ba Phi – Người nông dân hào sảng
Bác Ba Phi là một nhân vật có thật ở Cà Mau. Tuy nhiên rất nhiều thông tin viết về ông hiện nay chưa chính xác, có khi thêu dệt khiến con cháu ông không hài lòng.
Trong quá trình đi tìm lại sự thật, phóng viên đã phát hiện thêm nhiều câu chuyện độc đáo, ly kỳ xung quanh nhân vật này.
Ai cũng biết ngày trước bác Ba Phi sở hữu hàng ngàn công đất và được xem là một tiểu điền chủ ở xứ Cà Mau. Không ít người viết rằng số đất này là của hương quản Trần Văn Tế “bù đắp” cho ông khi gả con gái Trần Thị Lữ do bà không được đẹp.
Thế nhưng các con cháu của ông một mực phủ nhận chuyện này.
Ở đợ, được vợ
Từ TP Cà Mau, chúng tôi đi thêm gần 100 km nữa mới đến được nhà và khu mộ ông Ba Phi ở cuối một con đường thuộc xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời. Sau khi tiếp xúc với hậu duệ của ông, từ con dâu đến cháu nội, cháu cố và những người từng gặp ông trước đây thì chúng tôi mới tá hỏa: rất nhiều thông tin về ông Ba Phi trên mạng hiện nay, kể cả ở trang Wikipedia, là không chính xác.
Bà Nguyễn Thị Anh (82 tuổi) là con dâu trưởng, cũng là người đang giữ gìn, coi sóc khu mộ ông Ba Phi mấy chục năm qua. Bà Anh về làm dâu nhà này từ năm 1952 nên biết rõ nhiều chuyện. Theo bà, bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp và mất năm 1964, thọ 80 tuổi. Tấm bia mộ ông trong vườn nhà cũng ghi rõ thông tin này.
Ông là con trai trưởng trong gia đình có năm anh em nên nếu gọi đúng phải là Hai Phi. Vì loạn lạc nên cả gia đình phải bỏ xứ đi và cuối cùng dừng chân, lập nghiệp ở tận vùng đất giáp biển Cà Mau. Năm đó Hai Phi chỉ mới được 10 tuổi.
“Tui nghe kể lại là hồi nhỏ ba chồng tui cao lớn và rất khỏe mạnh. Khi đi phát cỏ khai hoang thì ông luôn làm nhiều gấp rưỡi người khác. Năm lên 18 tuổi Hai Phi bị Pháp bắt đi làm phu, rồi sau đó bị đưa sang nước ngoài làm lính lê dương. Được mấy năm thì ông trốn về Thái Lan, rồi lần mò về rừng U Minh này sống cho đến khi qua đời” – bà Anh kể.
Ông Nguyễn Tấn Lực (cháu ông Ba Phi) và bà Nguyễn Thị Anh (con dâu ông Ba Phi) kể chuyện về người đàn ông nhiều giai thoại.
Và trong thời gian sống trong rừng U Minh, Hai Phi được kết thân với Tư Ứng là con của hương quản Trần Văn Tế – một người giàu có bậc nhất xứ này. Hai Phi được Tư Ứng đưa về nhà chơi nhiều lần. Hương quản Tế để ý thấy Hai Phi khỏe mạnh, hiền lành nên kêu ở lại làm tá điền, coi sóc ruộng đất của gia đình, thực chất là ở đợ.
Dần dần bản tính siêng năng và tính nết thật thà của Hai Phi đã chinh phục được hương quản Tế. Ông này có ý gả con gái thứ ba tên là Trần Thị Lữ cho Hai Phi để biến thằng tá điền khố rách áo ôm thành người trong gia đình.
Có điều để thử lòng Hai Phi, hương quản Tế ra điều kiện: “Phải ở rể thêm ba năm nữa mới được cưới con gái ông”. Do thời gian đó bà Lữ sống ở nơi khác nên Hai Phi cũng không biết mặt mũi vợ tương lai của mình ra sao.
Video đang HOT
Rồi ba năm ở rể cũng qua nhanh, hương quản Tế tổ chức đám cưới linh đình để gả con gái cho Hai Phi. Đến lúc này Hai Phi mới biết mặt vợ – một người con gái có nhan sắc trung bình lại hơi lùn. Khi hai người đứng cạnh nhau thì chẳng khác nào… đôi đũa lệch.
Kể từ lúc cưới vợ là con nhà danh giá thì cái tên “cúng cơm” Nguyễn Long Phi hoặc Hai Phi cũng biến mất. Mọi người đều gọi ông căn cứ vào thứ của vợ nên cái tên Ba Phi xuất hiện và… chết danh cho đến bây giờ.
Yêu thương người nghèo
Bà Nguyễn Thị Anh khẳng định hương quản Tế gả bà Trần Thị Lữ cho ông Ba Phi hoàn toàn không có kèm theo mấy ngàn công ruộng để gọi là “bù đắp nhan sắc” như mọi người hay đồn đại.
Bà Anh quả quyết: “Đất đai của ông hương quản Tế nằm khu vực bên kia cầu Lung Tràm. Còn đất phía bên này chạy dài ra tới biển là đất đai do ba chồng tui tự khai phá rừng mà thành như bây giờ. Hồi đó ở đây là rừng tràm bạt ngàn với rất nhiều cây cổ thụ và nhiều loài thú dữ sinh sống. Ba chồng tui giỏi võ lại khỏe mạnh, cần cù nên mới khai phá được nhiều như vậy. Người khác cũng làm nhưng không ai thành công như ông”.
Mộ ông Ba Phi.
Ông Nguyễn Tấn Lực (62 tuổi, cháu nội ông Sáu Đống – em của ông Ba Phi) xác nhận: “Nội tui thuật lại cho mấy anh em tui biết vùng đất này do một tay ông bác của tui khai phá mà có. Sau khi đã khai phá xong, ông bác tui kêu ông nội tui xuống đây lập nghiệp. Ông nội tui ban đầu tính không đi vì nhà có tới 11 đứa con, cần rất nhiều đất mới có thể chia đủ.”
“Ông bác tui nói cứ dẫn theo hết xuống đây, ổng cho mỗi đứa 100 công ruộng mà làm. Nhờ ông bác cho nhiều đất mà sau này ba tui có mà chia cho con cái. Tui là cháu nội mà còn được hơn 50 công, tức hơn 5ha. Nhờ vậy mà sống cũng khỏe”.
Nhờ chí thú làm ăn nên một thời gian sau khi cưới vợ, ông Ba Phi sở hữu rất nhiều đất đai. Bà Anh nhớ khi về làm dâu ông Ba Phi năm 1952, bà đã nghe nói ruộng đất của ba chồng cò bay thẳng cánh. Có điều đất ở đây trồng lúa không tốt như những nơi khác nên cho dù ruộng đất nhiều như vậy nhưng kinh tế gia đình ông cũng chỉ khá giả chứ
không gọi là giàu. Dù trở thành là “tiểu điền chủ” xứ Cà Mau nhưng tâm tính của ông Ba Phi không thay đổi. Vì xuất thân trong gia đình nghèo khó, nhờ chí thú làm ăn mà có dư dả nên ông luôn quan tâm đến người nghèo hơn mình.
Trong ký ức con cháu ông bây giờ, bác Ba Phi sinh thời còn là một người đàn ông hào hiệp với tất cả mọi người ông gặp. Ông hay nói với vợ con: “Tui từ nghèo khó mà ra nên hiểu sự thiếu thốn, vất vả của kẻ nghèo. Mình ăn cơm với muối nhưng có người không có muối mà ăn. Cho nên nếu hạt muối đó cắn làm đôi được để chia cho họ thì nên làm”.
Bà Anh kể thêm: “Hồi đó tui nhiều lần thấy người dân ở xứ khác tìm đến nhà hỏi xin đất của ba chồng tui để lập nghiệp. Nghe xong ổng cười khà khà rồi gật đầu đồng ý liền. Ngồi uống trà nói chuyện một lát thì ổng dắt người ta ra ruộng chỉ chỗ cắm cọc, cắt đất cho họ. Chưa bao giờ tui thấy ổng từ chối ai cả”.
Câu chuyện ông Ba Phi gỡ bộ ván gõ rất quý cho người nghèo xẻ ra đóng quan tài chôn người chết luôn in sâu trong trí nhớ của người con dâu Nguyễn Thị Anh.
Bà nhớ lại: “Hôm đó ở ngoài khu vực Lung Tràm có người bệnh chết. Nhà đó nghèo lắm, đến mức không có tiền mua quan tài, trong nhà cũng chẳng có gỗ để đóng áo quan mà chôn. Họ đến nhà tìm ba chồng tui khóc than thê thảm lắm. Nghe xong ông đứng dậy đến bộ ván gõ tháo tung ra hết rồi bảo mấy người đó khiêng về xẻ ra đóng quan tài lo hậu sự cho người thân. Ban đầu họ không dám nhận vì đây là tài sản rất quý giá. Nhưng do ba tui nói nếu không nhận ông sẽ giận nên sau đó họ phải khiêng về”.
Theo_Zing News
"Hoạn thư" xăm hình 3 con rết lên mặt và ngực thiếu nữ hầu tòa
Nghi ngờ nhân viên "léng phéng" với chồng mình, Trâm Anh đã dùng nhiều đòn tra tấn, hành hạ. Chưa hết, "hoạn thư" thời hiện đại này còn cho xăm 3 hình con rết lên ngực, má thiếu nữ trút đòn ghen. Dự kiến, sáng nay 26/8, TAND TP Vũng Tàu sẽ đưa ra xét xử.
Màn tra tấn dã man
Do có người quen giới thiệu nên khoảng tháng 3/2008, Nguyễn Thị Giang đi từ Nghệ An vào TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) làm thuê cho Nguyễn Thị Anh (tên thường gọi là Trâm Anh, SN 1978, quê Nghệ An) tại số 3 Lê Quang Định, P.Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu. Ngoài thuê Giang, Trâm Anh còn thuê Hoàng Thị Hương, Hồ Thị Quỳ, Phan Thị Tính, Thái Thị Tuất đều ở Nghệ An vào làm thuê cho mình. Đến tháng 7/2011, Nguyễn Thị Lan (chị ruột Giang) và Hoàng Thị Oanh (em họ Giang) cũng vào Vũng Tàu làm thuê cho Trâm Anh.
Hàng ngày, công việc của Giang là bán tạp hóa, sim card điện thoại ở số 1 Lê Quang Định và bán café ở quán Monel, số 3 Lê Quang Định, lương hàng tháng có 2 triệu đồng. Số tiền này, Trâm Anh gửi về cho gia đình Giang 1 triệu đồng, còn lại giữ để khi nào Giang lập gia đình thì sẽ đưa hết.
Nguyễn Thị Giang và những vết xăm không dễ xóa nhòa
Ngày 26/11/2011, phát hiện trong túi quần của Giang có số tiền 2,7 triệu đồng, Trâm Anh tưởng đây là tiền của Lan nên Trâm Anh chở Lan về nhà tra hỏi. Khi biết số tiền trên là của Giang đồng thời Trâm Anh nghi ngờ Giang có quan hệ tình cảm với chồng mình là anh Phạm Thế Phong nên Trâm Anh đã gọi điện cho em gái là Nguyễn Thị Oanh nhờ chở Giang về nhà Trâm Anh. Tại đây, Trâm Anh tra khảo, đánh dập, dọa tạt axit vào người Giang, dọa gọi điện cho giang hồ đến xử lý rồi buộc Giang phải thừa nhận có quan hệ tình cảm với Phong. Do bị đe dọa đánh đập nên Giang đã phải nhận có "quan hệ"với anh Phong 3 lần. Sau khi Giang đã thừa nhận có quan hệ tình cảm với anh Phong thì Trâm Anh cùng 1 số người thân đưa Giang về nhà số 3 Lê Quang Định buộc Giang phải nói lại sự việc cho anh Phong và mọi người trong gia đình cùng nghe. Lúc này, ngoài Trâm Anh, chị em Lan, Giang còn có mẹ, vợ chồng chị gái của Trâm Anh và một số nhân viên. Do anh Phong không thừa nhận có "quan hệ" với Giang và đe dọa chị em Lan, Giang đồng thời đuổi đánh Trâm Anh thì Trâm Anh cầm phích nước ném về phía chồng. Trâm Anh lao vào túm tóc, tát và cào cấu, đạp vào bụng Giang. Sau đó, gia đình Trâm Anh đưa chị em Giang về nhà mẹ ruột của Trâm Anh tại 135/K15 Lê Quang Định, P.Thắng Nhất, TP Vũng Tàu.
Chiều 27/11/2011, khi chị em Giang đang ở trong phòng ngủ thì Trâm Anh đến. Trâm Anh đuổi Lan ra khỏi phòng và chốt cửa lại rồi tiếp tục chửi bới, đánh đập, xé áo của Giang. Trâm Anh lấy 1 cây kéo đã chuẩn bị sẵn cắt tóc Giang mặc cho cô gái kêu khóc, van xin. Cắt bằng kéo xong, Trâm Anh kêu em dâu đưa tông đơ để "gọt" trọc đầu Giang. Xong, Trâm Anh đưa giấy bút buộc Giang phải viết lại toàn bộ sự việc "quan hệ" với anh Phong. Sau đó, chị em Giang tiếp tục bị "giam lỏng" tại nhà mẹ ruột Trâm Anh.
Chiều 28/11/2011, Trâm Anh lại liên tục khóc, chửi bới chồng và Giang. Trâm Anh suy nghĩ làm cho Giang luôn nhớ đến nỗi đau mà Giang đã gây ra cho Trâm Anh nên khoảng 16h cùng ngày, Trâm Anh gọi điện thoại cho Nguyễn Thị Hương (SN 1991, quê Nghệ An, ngụ TP.Vũng Tàu) và yêu cầu Hương: "Mày chở con Giang đi xăm 1 con rết vào mặt, 2 con rết lên ngực cho tao" thì Hương đồng ý.
Vết tích đòn ghen kinh hoàng của người đàn bà có máu "hoạn thư"
Do đang bị khống chế, phụ thuộc nên Giang phải đi theo Hương. Xấu hổ vì bị cắt trọc đầu nên Giang lấy khăn trùm kín đầu để ra ngoài. Hương chở Giang đi tìm tiệm xăm. Trên đường đi, Hương nói: "Giờ dì Trâm Anh cho mày 2 cách lựa chọn, 1 là tạt axit vào mặt, 2 là xăm hình 3 con rết lên người, 1 con lên mặt, 2 con lên ngực". Sau một hồi suy nghĩ, Giang sợ tạt axit sẽ hủy hoại cơ thể và đang bị khống chế nên buộc Giang phải chọn xăm hình lên cơ thể. Hương chở Giang thẳng đến tiệm xăm. Tại đây, Hương chủ động chọn hình xăm là con rết lớn nhất, ghê sợ nhất với giá 1,2 triệu đồng. Sau khi xăm 2 con rết trên ngực, Hương bảo thợ xăm tiếp tục xăm con rết còn lại lên má trái của Giang. Mặc dù thợ xăm không đồng ý vì thấy "cắn rứt lương tâm" nhưng trước thái độ cương quyết, sợ bị xù tiền của Hương nên thợ xăm phải nghe theo.
Đến 21h cùng ngày thì xăm xong và Hương lấy tiền của Giang trả công cho thợ rồi chở Giang về nhà mẹ Trâm Anh.
Hơn 300 triệu đồng để thoát tội?
Ngày hôm sau, theo chỉ đạo của Trâm Anh, Hương rút tiền của Giang và 3 mua vé xe cho chị em Giang và Oanh về Nghệ An.
Sau khi về quê, mẹ Giang phát hiện sự việc đau lòng trên nên đưa con đi xóa sẹo đồng thời tố cáo hành vi tàn độc của Trâm Anh lên cơ quan công an.
Theo kết luận giám định, sức khỏe bị giảm do thương tích gây nên khi chưa can thiệp y học để xóa 3 hình xăm trên người Giang là 28%. Trâm Anh và Hương bị bắt, khởi tố và VKSND đã hoàn tất cáo trạng chờ ngày đưa ra xét xử trước tòa về tội "Làm nhục người khác và Cố ý gây thương tích" theo Điều 121 và Điều 104 Bộ luật Hình sự.
Trâm Anh bị bắt và chờ ngày đền tội
Tuy nhiên, ngày 4/4/2013, đại diện gia đình Trâm Anh đã bồi thường cho Giang 330 triệu đồng. Ngay sau đó, cô gái này đã viết giấy bãi nại và rút lại đơn yêu cầu khởi tố đối với Nguyễn Thị Anh và Nguyễn Thị Hương. Cùng ngày, TAND TP Vũng Tàu đã ra quyết định đình chỉ vụ án.
Tuy nhiên, ngày 12/8/2013, TAND tỉnh BR-VT có quyết định giám đốc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án của TAND TP Vũng Tàu và yêu cầu điều tra lại theo thủ tục chung.
Quá trình tiến hành điều tra lại vụ án theo thủ tục chung thì Giang vẫn giữ nguyên quan điểm bãi nại, rút đơn yêu cầu khởi tố đối với 2 kẻ đã hành hạ mình.
Ngày 16/3/2014, Cơ quan CSĐT công an TP Vũng Tàu đã có quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự, phục hồi điều tra 2 bị can Trâm Anh, Thị Hương về tội: "Cố ý gây thương tích" quy định tại khoản 2, Điều 104 Bộ luật Hình sự.
Dự kiến, sáng 26/8, TAND TP.Vũng Tàu sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án "Xăm hình 3 con rết lên ngực thiếu nữ". Hai bị cáo Nguyễn Thị Anh và Nguyễn Thị Hương sẽ bị đưa ra trước vành móng ngựa về tội: "Cố ý gây thương tích". Với tội danh được quy định tại khoản 2, Điều 104 Bộ luật Hình sự thì 2 bị can này đối mặt với mức án từ 2-7 năm tù.
Công Quang
Theo dantri
Bé gái tử vong bất thường sau khi tiêm vắc xin Sau khi tiêm vắc xin theo lịch tiêm chủng tại trạm y tế xã, bé Nguyễn Lê Hà Phương (4 tháng tuổi) lên cơn sốt, khó thở, tay chân tím tái. Dù được cấp cứu liên tục trong nhiều ngày, bé Phương đã không qua khỏi. TS nhận được đơn thư của anh Lê Hồng Sâm (thôn Ngọc Văn, Diễn Ngọc, Diễn Châu,...