Bà Yingluck vẫn là ứng viên số 1 cho chức Thủ tướng
Đảng cầm quyền Pheu Thai hôm nay (23/12) xác nhận bà Yingluck Shinawatra vẫn là ứng cử viên số 1 cho chức Thủ tướng Thái Lan nếu đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Bà Yingluck giữa vòng vây người ủng hộ
Theo danh sách được đảng Pheu Thai trình lên Ủy ban Bầu cử ngày hôm nay, bà Yingluck đang được xếp ở vị trí số 1 trong các ứng cử viên của đảng tham gia tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 2/2 tới.
Quyết định của đảng Pheu Thai đã được dự đoán từ lâu mặc dù các thành viên của đảng này, trong đó có Chủ tịch Charupong Ruangsuwan cũng là Bộ trưởng Nội vụ lâm thời và ngay cả bà Yingluck, đều kín như bưng về sự sắp xếp nói trên cho đến khi bản danh sách chính thức được trình lên Ủy ban Bầu cử.
Không có luật nào yêu cầu ứng cử viên cho chức Thủ tướng phải là người đứng đầu trong danh sách nhưng điều này dường như đã thành thông lệ.
Nữ Thủ tướng lâm thời không đưa ra bình luận gì về diễn biến nói trên và bà vẫn đang tiếp tục chuyến công du mở rộng đến một loạt thành trì ủng hộ của đảng Pheu Thai ở phía bắc và đông bắc đất nước, tránh xa cuộc khủng hoảng chính trị đang leo thang ở thủ đô.
Bà Yingluck đã đến thăm 14 tỉnh ở các khu vực phía bắc và đông bắc Thái Lan trong hai tuần qua. Chuyến đi này ban đầu dự kiến kết thúc tại điểm dừng chân ở tỉnh Loei hôm Chủ nhật (22/12). Tuy nhiên, bà Yingluck đã thay đổi lịch trình, tiếp tục đến Phetchabun trong ngày hôm nay (23/12) và chưa có kế hoạch quay trở về thủ đô Bangkok – nơi hàng ngàn người biểu tình đang tụ tập và bao vây cả dinh thự riêng của Thủ tướng.
Video đang HOT
Trong danh sách các ứng cử viên của đảng Pheu Thai tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới, ngoài bà Yingluck còn có anh rể của bà là cựu Thủ tướng Somchai Wongsawat. Ông này đang được xếp ở vị trí thứ hai, ngay sau bà Yingluck. Tiếp đó lần lượt là các ứng cử viên Charupong, quyền Ngoại trưởng Surapong Tovichakchaikul, quyền Bộ trưởng Tư pháp Chaikasem Nitisiri và quyền Bộ trưởng Lao động Chalerm Yubamrung. Tiếp theo danh sách này là ông Sanoh Thienthong; 3 Phó Thủ tướng Pol Gen Pracha Promnok, Pongthep Thepkanchana và Plodprasop Suraswadi; cố vấn pháp luật của đảng – ông Pokin Polakul và giám đốc chiến dịch tranh cử Sompong Amornwiwat.
Phát ngôn viên đảng Pheu Thai – ông Prompong Nopparit hôm qua đã nhận xét rằng, danh sách trên là “một đội trong mơ” nhằm tạo niềm tin cho cử tri.
Cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra trong ngày 2/2 tới và đối thủ chính của đảng cầm quyền Pheu Thai – Đảng Dân chủ đối lập đã tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử này cho đến khi một cuộc cải cách được thực hiện.
Người biểu tình cản trở tiến trình bầu cử
Các đảng phái chính trị của Thái Lan hôm nay đã bắt đầu thực hiện việc đăng ký tham gia tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 2/2 tới bất chấp việc những người biểu tình tìm mọi cách cản trở quá trình này với mục đích mà họ tuyên bố là nhằm phá hỏng kế hoạch tổ chức bầu cử sớm của bà Yingluck.
Bắt đầu từ lúc 3h sáng, một số đảng chính trị đã thành công khi tiếp cận được vào Sân vận động Thái-Nhật để đăng ký tham gia tranh cử dù 6 khu cổng của nơi này đã bị hàng ngàn người biểu tình phong tỏa từ tối hôm Chủ nhật (21/12).
34 đảng, trong đó có đảng cầm quyền Pheu Thai của bà Yingluck, đã thành công trong việc đăng ký tham gia cuộc bầu cử ngay trong ngày đầu tiên trong thời hạn đăng ký kéo dài 5 ngày, một thành viên của Ủy ban Bầu cử – ông Somchai Srisuthiyakorn cho phóng viên ở thủ đô Bangkok biết. Chỉ có đảng Dân chủ đối lập không đăng ký tham gia vì họ tuyên bố tẩy chay cuộc tổng tuyển cử này.
9 đảng đã vào được tận trong sân vận động Thái-Nhật để đăng ký tranh cử trong khi 25 đảng phái khác phải đăng ký ở một đồn cảnh sát gần đó sau khi không thể phá vỡ vòng vây người biểu tình để vào được bên trong sân vận động.
Những người biểu tình chống chính phủ quyết tâm lật đổ cho bằng được Thủ tướng Yingluck. Trong một động thái thể hiện sự khiêu khích hơn và quyết tâm hơn nữa, những người biểu tình hôm qua đã đổ ra khắp các đường phố ở thủ đô Bangkok, kéo đến bao vây dinh thự riêng của nữ Thủ tướng đồng thời phong tỏa các cửa ra vào sân vận động Thái-Nhật trong một nỗ lực bất thành nhằm cản trở các đảng phái chính trị đăng ký tham gia tranh cử.
Thủ tướng Yingluck được người dân nông thôn yêu mến nhưng lại bị tầng lớp trung lưu ở thành thị căm ghét. Trước làn sóng các cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ kéo dài cả tháng trời, bà Yingluck đã buộc phải giải tán Quốc hội, tuyên bố bầu cử sớm.
Tuy nhiên, hành động của bà Yingluck không làm vừa lòng người biểu tình bởi họ muốn bà phải từ chức hoàn toàn. Người biểu tình tuyên bố muốn xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của gia đình thế lực Shinawatra ra khỏi chính trường Thái Lan. Phe đối lập và những người biểu tình hoàn toàn không muốn một cuộc bầu cử mới bởi họ thừa biết, đảng Pheu Thai của bà Yingluck nắm chắc phần thắng trong tay và họ hoàn toàn không có cơ hội chiến thắng. Đây là điều đã xảy ra trong nhiều năm qua, kể từ năm 1991.
Trong một bài phát biểu thể hiện sự quyết liệt chưa từng thấy được đưa ra tối ngày hôm qua, thủ lĩnh phe biểu tình – ông Suthep tuyên bố sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc biểu tình rầm rộ cho đến khi đạt được mục đích. “Bởi vì bà Yingluck tiếp tục bám chặt lấy chiếc ghế Thủ tướng nên chúng tôi buộc phải tiếp tục truy đuổi bà ấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục săn đuổi bà Yingluck cho đến khi bà ấy chết hoặc cho đến khi bà ấy rời đi”, ông Suthep đã nói như vậy. Ông này còn nhấn mạnh, nếu cuộc bầu cử tiếp tục diễn ra đúng kế hoạch vào ngày 2/2 tới thì “chúng tôi sẽ đóng cửa toàn bộ đất nước và không ai có thể bỏ phiếu”.
Đáp lại sự cứng rắn của phe đối lập, bà Yingluck cũng thể hiện một thái độ kiên quyết, khẳng định chắc nịch rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra đúng kế hoạch
Vân Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thủ tướng Yingluck tiếp tục xoa dịu phe đối lập
Ngày 21-12, Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề xuất thành lập một hội đồng cải cách quốc gia ngay sau cuộc tổng tuyển cử, dự kiến sẽ tiến hành vào ngày 2-2-2014.
Bà Yingluck cho rằng tất cả các đảng phái chính trị tham gia tranh cử trên toàn quốc cần phải ban hành một tuyên bố chung để đảm bảo rằng một hội đồng cải cách sẽ được thành lập ngay sau khi cuộc đua vào quốc hội kết thúc.
Đề nghị này đã được đưa ra một ngày trước khi phe đối lập dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn vào ngày Chủ nhật (22/12) để buộc bà Yingluck phải rời bỏ chức thủ tướng tạm quyền.
Theo phát ngôn viên của Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) chống chính phủ Ekanat Prompan, tổng số người tham gia cuộc biểu tình này dự kiến sẽ lên đến 2-3 triệu người.
Phe đối lập sẽ tiến hành một cuộc biểu tình với 2-3 triệu người
Thủ tướng tạm quyền Yingluck tuyên bố rằng hội đồng này sẽ bao gồm đại diện của các đảng phái chính trị, hiệu trưởng các trường đại học, các viện nghiên cứu, các giáo sư, doanh nhân và quan chức chính phủ, cùng với những lực lượng khác. Theo bà, thời gian để tiến hành cải cách sẽ kéo dài khoảng 2 năm và vấn đề này cần phải được xem như là một chương trình nghị sự quốc gia.
"Tất cả các đảng phái tham gia tranh cử và các lĩnh vực xã hội khác cần phải có một tuyên bố chung về việc thành lập một hội đồng cải cách quốc gia ngay sau khi quốc hội nhóm họp lại và một nội các mới đã được thành lập. Hội đồng sẽ tiến hành công việc cải cách trên cơ sở dài hạn tập trung vào lĩnh vực chính trị," bà cho biết.
Bà Yingluck đã nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử cần phải được tổ chức đúng kế hoạch để duy trì nguyên tắc dân chủ, hòa bình và trật tự.
Theo ANTD
Nữ Thủ tướng xinh đẹp trước thử thách "sinh tử" Nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra hôm qua (19/11) đã lên tiếng kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế trước khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết có thể buộc bà phải giải tán đảng cầm quyền và thổi bùng lên ngọn lửa mâu thuẫn cay đắng đã âm ỉ bao lâu nay trong xã hội Thái Lan. Nữ Thủ...