Bà Yingluck thoát lệnh bồi thường 1,1 tỷ USD
Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra được tòa hủy yêu cầu bồi thường 1,1 tỷ USD vì sai phạm trong chương trình trợ giá lúa gạo.
Tòa Hành chính Trung ương Thái Lan hôm 2/4 phán quyết, lệnh yêu cầu bồi thường của Bộ Tài chính nước này với bà Yingluck hồi năm 2016 thiếu cơ sở pháp lý, bởi cựu thủ tướng không phải người chịu trách nhiệm về các cáo buộc tham nhũng, mà là những quan chức khác.
Phán quyết của tòa cho biết thêm rằng Bộ Tài chính Thái Lan không chứng minh được bà Yingluck phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những thiệt hại tài chính.
Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tới một phiên tòa ở thủ đô Bangkok hồi tháng 8/2017. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Yingluck, cựu thủ tướng bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2014, bị kết án 5 năm tù trong một phiên xử vắng mặt hồi năm 2017 vì tội xao nhãng trách nhiệm trong chương trình trợ giá lúa gạo và gây thất thoát khoản tiền lớn. Tuy nhiên, bà đã rời Thái Lan trước khi có phán quyết, đồng thời cáo buộc sự việc này mang động cơ chính trị.
Chương trình trợ giá lúa gạo, bắt đầu được triển khai năm 2011, là chính sách hàng đầu giúp đảng Pheu Thai của Yingluck giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm. Theo chương trình này, chính phủ sẽ mua lúa gạo của nông dân tại những vùng nghèo khó cao hơn gấp đôi so với giá thị trường, với ý định đẩy giá lên bằng cách tích trữ.
Tuy nhiên, các quốc gia sản xuất gạo khác đã chiếm được thị trường gạo quốc tế bằng cách bán với mức giá cạnh tranh. Kết quả là Thái Lan mất vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cùng lượng lớn gạo không thể bán trong các kho của chính phủ, gây lỗ ít nhất 8 tỷ USD.
Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck, giữ chức thủ tướng Thái Lan từ năm 2001 đến 2006 và cũng bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự, đồng thời vướng các cáo buộc hình sự mà ông cho rằng được dàn dựng. Hai anh em Shinawatra đang sống lưu vong.
Bốn người trên chuyến bay thương mại đầu tiên vào vũ trụ
Một giáo sư khoa học và một nhà phân tích dữ liệu hàng không vũ trụ đã trở thành hai người cuối cùng giành được ghế ngồi trên chuyến bay thương mại đầu tiên đi vào quỹ đạo dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Bốn công dân được chọn cho chuyến bay thương mại vào vũ trụ đầu tiên từ trái qua phải:
Jared Isaacman, Hayley Arceneaux, Sian Proctor và Chris Sembroski. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, tại cuộc họp báo phát sóng trực tiếp từ Trung tâm Không gian Kennedy (bang Florida, Mỹ) ngày 30/3, Giám đốc Du hành Thương mại của Tập đoàn SpaceX Benji Reed và doanh nhân tỷ phú Jared Isaacman đã công bố hai phi hành gia công dân cuối cùng. Ông Isaacman cũng là một trong bốn người tham gia sứ mệnh trên với mục đích để gây quỹ từ thiện cho bệnh viện điều trị ung thư nhi khoa St. Jude Children's Research Hospital.
Chuyến bay đầu tiên chở toàn người thường mang tên gọi Inspiration4 dự kiến diễn ra sau ngày 15/9 và kéo dài trong 3 đến 4 ngày, bao gồm cả thời gian phóng và hạ cánh.
"Khi sứ mệnh kết thúc, mọi người sẽ nhìn vào và nói đây là lần đầu tiên ai cũng có thể lên vũ trụ", nhà tỷ phú Isaacman (38 tuổi) kỳ vọng.
Được giao nhiệm vụ là người thuyền trưởng của sứ mệnh, hồi tháng 2, nhà tỷ phú Isaacman đã chỉ định trợ lý bác sĩ Haley Arceneaux (29 tuổi) - người từng chiến thắng bệnh ung thư xương - trở thành bạn đồng hành trong chuyến bay.
Trong khi đó, theo danh sách công bố ngày 30/3, anh Chris Sembroski (41 tuổi) và Giáo sư Sian Proctor (51 tuổi) là hai người cuối cùng tham gia sứ mệnh. Chris là một nhân viên làm việc trong ngành hàng không vũ trụ tại Seattle và từng là lính Không quân Mỹ. Anh đã được lựa chọn thông qua một cuộc thi thu hút 72.000 người ứng tuyển và quyên góp được 113 triệu USD. Người còn lại là giáo sư chuyên khoa học địa lý Sian Proctor làm việc tại Đại học Cộng đồng South Mountain ở Phoenix (bang Arizona) và từng là ứng viên phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Cả bốn công dân trên sẽ trải qua khóa đào tạo chuyên sâu theo mô hình giáo trình mà các phi hành gia NASA sử dụng để chuẩn bị cho sứ mệnh bay vào quỹ đạo của SpaceX.
Ban tổ chức cho biết Inspiration4 không chỉ là hoạt động thỏa mãn niềm đam mê cho nhà tỷ phú Isaacman mà phi hành đoàn hứa hẹn sẽ tiến hành một số thí nghiệm khoa học trong hành trình ngắn ngủi của mình.
Sứ mệnh Inspiration4 có thể đánh dấu một kỷ nguyên mới trong du hành vũ trụ, song nó không phải là chuyến bay chở toàn người thường duy nhất.
Tập đoàn Virgin Galactic của tỷ phú người Anh Richard Branson cũng đang phát triển một tàu vũ trụ để chở khách hàng trả tiền vé cho các chuyến bay vào quỹ đạo.
Tập đoàn SpaceX kết hợp với công ty không gian tư nhân Axiom Space có trụ sở tại Houston lên kế hoạch triển khai sứ mệnh bay vào quỹ đạo với sự tham gia của một phi hành gia NASA đã nghỉ hưu, một cựu phi công chiến đấu của Israel và hai người khác.
Nhà sáng lập SpaceX Elon Musk cũng dự định đưa tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa bay vòng quanh Mặt Trăng vào năm 2023. Chi phí cho chuyến bay đó sẽ giúp tài trợ cho việc phát triển tàu vũ trụ Starship thực hiện các sứ mệnh lên Mặt Trăng và sao Hỏa.
Thế giới thiệt hại ra sao khi tàu khổng lồ mắc kẹt trên kênh đào Suez? Tau container dai 400m mac ket tren kenh đao Suez, chan đung giao thong o tuyen đuong bien quan trong, co the gay thiet hai cho the gioi đang ke. Sẽ mất hàng tuần để giải cứu tàu Ever Given bị mắc kẹt. Ảnh: Cnbc Theo kênh CNN, sự cố với tàu Ever Given xảy ra đúng vào thời điểm cực kỳ khó...