Bà Yingluck rời khỏi Bangkok
Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra, mục tiêu của những người biểu tình chống chính phủ, đã rời khỏi Bangkok và ở cách thủ đô 150km, văn phòng của bà hôm thứ Hai (24/2) cho biết.
Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra
Các cuộc biểu tình, thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi các vụ đánh bom và nổ súng, bao gồm một vụ vào hôm Chủ nhật (23/2) khiến một phụ nữ và hai em nhỏ thiệt mạng, là nhằm lật đổ bà Yingluck và xóa bỏ ảnh hưởng của anh trai bà, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người được cho là vẫn có quyền lực trong chính phủ.
Văn phòng của bà Yingluck nói với các phóng viên rằng bà không ở Bangkok và yêu cầu truyền thông đi theo một đoàn hộ tống ra ngoài thành phố tới nơi mà họ nói là bà Yingluck “đang thực hiện nhiệm vụ của mình”.
Văn phòng không xác nhận liệu bà Yingluck sẽ làm việc ở ngoại ô bao lâu. Lần cuối bà xuất hiện trước công chúng tại Bangkok cách đây gần 1 tuần, thứ Ba tuần trước, và không tham gia phiên điều trần vào hôm thứ Năm.
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul nói rằng thủ tướng tạm quyền Yingluck sẽ tổ chức một cuộc họp nội các vào ngày mai (25/2).
“Có vẻ như chúng tôi sẽ tổ chức họp nội các ở ngoại ô Bangkok. Còn về việc thủ tướng ở đâu, tôi không được thông báo,” ông Surapong nói với các phóng viên.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan không có dấu hiệu chấm dứt sớm.
Video đang HOT
Tuy nhiên quân đội, từng lật đổ ông Thaksin vào năm 2006 trong 18 cuộc đảo chính hoặc cố gắng đảo chính mới nhất kể từ khi Thái Lan trở thành một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1932, cho biết sẽ không can thiệp trong thời điểm này.
“Một số người phải chịu trách nhiệm nhưng không có nghĩa là quân đội sẽ can thiệp mà không tuân thủ luật pháp,” Tư lệnh lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định khi xuất hiện trên truyền hình.
“Làm sao chúng ta có thể đảm bảo rằng nếu chúng ta sử dụng quân đội, tình hình sẽ trở lại hòa bình?”
Hiện vẫn chưa rõ ai chịu trách nhiệm cho vụ nổ bom tại một trung tâm mua sắm nhộn nhịp vào hôm Chủ nhật (23/2) nhưng sự phân cực trong xã hội Thái Lan sẽ đẩy khả năng của cuộc xung đột dân sự lan rộng hơn.
Theo Trung tâm Y tế Erawan, đơn vị quản lý các bệnh viện, ít nhất 20 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra vào tháng 11 năm ngoái.
Sầm Hoa(Theo Reuters)
Theo VNN
Hàng nghìn người biểu tình vây tư gia của Thủ tướng Thái Lan
Hàng chục nghìn người biểu tình Thái Lan hôm qua (22/12) đã đổ ra đường phố Bangkok khiến giao thông tại thành phố này tê liệt. Trong khi thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra lặng lẽ rời thành phố từ lâu, hàng nghìn người vẫn bao vây tư dinh của bà.
Theo tờ the Nation của Thái Lan, chưa bao giờ nước này lại chứng kiến hai cảnh tượng trái ngược giữa nông thôn và thành thị rõ nét như cuối tuần qua. Trong khi hàng chục nghìn người biểu tình phản đối chính phủ làm tê liệt các tuyến phố Bangkok, thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra lại được chào đón nồng nhiệt trong hành trình về các tỉnh phía Đông Bắc.
Người biểu tình làm trung tâm thủ đô Bangkok tê liệt
Nhiều người biểu tình đã tụ tật bên ngoài tư dinh của bà Yingluck để gây sức ép đòi bà phải từ chức. Dù vậy từ trước đó bà đã sớm rời đi để đến với những người ủng hộ mình tại nông thôn.
Trong bài phát biểu của mình, lãnh đạo phe biểu tình tuyên bố sẽ huy động lực lượng biểu tình quy mô lớn kéo dài một tháng để chiếm đóng Bangkok, nếu bà Yingluck vẫn còn tại vị.
Người biểu tình chia thành hơn một chục nhóm, phong tỏa khu trung tâm thủ đô Bangkok, bao gồm cả một số khu mua sắm chính. Vài nghìn người khác thì vây lấy tư dinh của bà Yingluck, trong tình trạng an ninh được thắt chặt.
Trong chuyến công du các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc, bà Yingluck đã được nhiều người ủng hộ đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) hô khẩu hiểu thể hiện sự hậu thuẫn. Tuy vậy một số người phản đối cũng đã tìm cách lại gần, thổi còi, vẫy cờ và hô khẩu hiệu "Ra đi! Ra đi!"
Các nguồn tin trong đảng Pheu Thai tiết lộ vị nữ thủ tướng sẽ không trở lại Bangkok trước Năm mới.
Tờ Bưu điện Bangkok cho biết trong 2 tuần qua, bà Yingluck đã công du tới tổng cộng 14 tỉnh, và lẽ ra sẽ kết thúc hành trình trong ngày hôm qua. Tuy nhiên bà không trở về Bangkok mà quyết định tiếp tục tới tỉnh Phetchabun trong ngày hôm nay.
Bà Yingluck được người ủng hộ vây quanh khi tới tỉnh Nong Bua Lamphu
Bà Yingluck vẫn là ứng cử viên số 1
Trong một thông báo được phát đi chính thức sáng nay, đảng Pheu Thai khẳng định đã đệ trình danh sách các ứng cử viên của đảng này lên Ủy ban bầu cử Thái Lan, để chuẩn bị cho đợt bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 2 tới. Và trong danh sách này bà Yingluck tiếp tục là ứng cử viên số 1.
Không có luật nào quy định ứng viên cho ghế thủ tướng là người đứng đầu danh sách các ứng viên của các đảng, nhưng thường đây vẫn là thông lệ trong bầu cử tại Thái Lan.
Quyết định trên của Pheu Thai đã được dự báo từ trước, cho dù các thành viên của đảng này, bao gồm cả Bộ trưởng nội vụ tạm quyền Charupong Ruangsuwan chưa hề lên tiếng.
Đứng thứ hai trong danh sách các ứng viên của Pheu Thai là cựu thủ tướng Somchai Wongsawat, anh rể của bà Yingluck.
Phát biểu hôm Chủ nhật, người phát ngôn đảng Pheu Thai khẳng định danh sách các ứng viên mà họ đệ trình là "đội hình trong mơ", nhằm giúp các cử tri thêm tự tin.
Cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/2, nhưng đối thủ chính của Pheu Thai là đảng Dân chủ đã tuyên bố tẩy chay cho đến khi các cải cách theo đề xuất của họ được thực hiện.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
LHQ đề nghị làm trung gian hòa giải cho Thái Lan Hôm qua 24.2, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đề nghị đối thoại với lãnh đạo phe biểu tình để chấm dứt tình trạng bạo lực, sau 2 vụ nổ làm 3 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. ảnh minh họa Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hôm qua cũng kêu gọi chấm dứt bạo động và đề nghị làm...