Bà Yingluck có chịu kết cục như người anh trai Thaksin Shinawatra?
Ngày 4-12, một lãnh đạo quân đội Thái Lan trấn an rằng, sẽ không có cuộc đảo chính quân sự nào diễn ra nhằm lật đổ chính phủ đương nhiệm, hay đánh dấu sự kết thúc cuộc khủng hoảng hiện tại đang diễn ra ở nước này.
Đô đốc hải quân Narong Pipatanasai bác bỏ hoàn toàn tin đồn rằng, các nhà lãnh đạo quân đội có thể sẽ tiến hành một cuộc đảo chính mới, để kết thúc cuộc khủng hoảng chính trị do cuộc biểu tình chính trị chống chính phủ diễn ra trên đường phố từ tháng trước.
“Chúng tôi đã học được bài học từ cuộc đảo chính lần trước và không muốn lặp lại một lần nữa. Chúng tôi đang đứng ở một vị trí thích hợp, quân đội không phải là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo… Sẽ có một lối thoát cho tình hình chính trị chưa hẳn là đã bế tắc hiện nay” – Đô đốc Pipatanasai cho biết nhưng không giải thích rõ, ông cũng dự đoán tình hình sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn.
Đô đốc Narong kêu gọi các học giả độc lập, các nhân vật chính trị và công chúng nỗ lực tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị. Ông nói rằng lực lượng quân đội chuyên nghiệp không đủ kinh nghiệm hay hiểu biết các vấn đề chính trị và không thể có bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề này.
Xe tăng quân đội Thái Lan trong cuộc đảo chính năm 2006, lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra – anh trai của đương kim Thủ tướng Yingluck
Video đang HOT
Ông phủ nhận các nhà lãnh đạo quân sự, trong đó có Tư lệnh quân đội Hoàng gia Thái Lan Prayuth Chan-ocha, tư lệnh không quân Prajin Juntong và ông đã bí mật tổ chức cuộc gặp giữa Thủ tướng Yingluck và lãnh đạo phe biểu tình Suthep Thaugsuban vào hôm chủ nhật.
Cuộc thương lượng không chính thức giữa Yingluck và Suthep dường như đã kết thúc trong bế tắc. Thủ tướng Yingluck cho rằng việc thành lập một “Hội đồng Nhân dân” không qua bầu cử rõ ràng là một hành động vi Hiến, trong khi cựu thủ tướng Suthep khăng khăng khẳng định các cuộc biểu tình sẽ không dừng lại, ngay cả khi Thủ tướng từ chức và giải tán Quốc Hội.
Tư lệnh quân đội Hoàng gia Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định sẽ không có một cuộc đảo chính nào diễn ra
Suthep tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình chống chính phủ sau lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 86 của Quốc vương diễn ra hôm 05-12.
Phó thủ tướng Surapong Tovichakchaikul nói rằng, Suthep có thể đàm phán với chính phủ khi ông ra đầu thú với cảnh sát, và việc ông Suthep kêu gọi lập một Thủ tướng không được bầu cử chỉ là tưởng tượng của riêng cá nhân và điều đó trái với Hiến pháp.
Tình trạng bất ổn trên các đường phố đã tạm kết thúc vào hôm thứ 3 nhằm đảm bảo cho lễ sinh nhật lần thứ 86 của nhà Vua Thái Lan vào ngày hôm nay (05-12) diễn ra trong hòa bình, nhưng Suthep và cựu các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ tuyên bố sẽ tiếp tục tái biểu tình bắt đầu từ hôm thứ sáu.
Theo ANTD
Tư lệnh Mỹ "sốt vó" lo chặn tên lửa Triều Tiên
Tư lệnh Các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương tuyên bố, ông đang lên kế hoạch đối phó với khả năng Triều Tiên có tên lửa đạn đạo có thể tấn công lục địa Mỹ.
Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương Samuel Locklear.
Trao đổi với báo giới, đô đốc Samuel Locklear nhấn mạnh, chính Triều Tiên muốn thế giới tin họ có khả năng tấn công lục địa Mỹ. Do vậy, ông buộc phải xem đây là mối đe dọa nghiêm trọng và phải chuẩn bị kế hoạch để đối phó.
Trong 18 tháng qua, Triều Tiên được cho là đã tiến hành một vụ thử hạt nhân (lần 3), phóng một tên lửa tầm xa vào không gian và ra mắt tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân thế hệ đầu tiên KN-08 có tầm bắn theo lý thuyết lên tới từ 5.500 km đến hơn 11.000 km trong cuộc diễu hành quân sự hoành tráng tại Bình Nhưỡng. Nhiều chuyên gia vũ khí quan ngại, nếu có khả năng hoạt động, KN-08 của Triều Tiên có khả năng đe dọa đến lục địa Mỹ.
Song, một số người lạc quan cho rằng, các tên lửa mà Triều Tiên phô diễn trong cuộc diễu hành quân sự chỉ là mô hình hay là "đồ giả".
"Dù KN- 08 là thật hay giả, có khả năng vươn tới lục địa Mỹ hay không, Triều Tiên rõ ràng muốn cả thế giới tin họ có khả năng đó. Do đó, chúng tôi phải có kế sách và chiến lược để ứng phó kịp thời trong mọi tình huống nhằm bảo vệ không chỉ Mỹ và cả khu vực", đô đốc Locklear nhấn mạnh.
Đô đốc Mỹ cũng khẳng định, một Triều Tiên khó đoán và hạt nhân hóa đại diện cho mối nguy hiểm lớn nhất không chỉ trong khu vực ông chỉ huy quân sự - trải dài từ vùng biển ngoài khơi bờ biển phía tây của Mỹ đến biên giới phía tây của Ấn Độ - mà còn toàn bộ thế giới.
Đồng thời, Đô đốc Locklear lưu ý tầm quan trọng của việc ngăn ngừa các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương leo thang trở thành điểm nóng khu vực, cũng như những nỗ lực để giải quyết chúng bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở thỏa hiệp và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Theo Kiến thức
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương gốc Nhật Bản đầu tiên Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ ngày 17-10 cho biết, hạm đội này đã chọn Đô đốc Harry Harris làm tư lệnh. Đô đốc Harry Harris Như vậy, Đô đốc Harris là người Mỹ gốc Nhật Bản đầu tiên được chọn vào cương vị tư lệnh hạm đội có trụ sở tại Hawaii này, thay thế Đô...