Ba yếu tố khiến Trump khó bại trận
Khi nhiều khó khăn, bất lợi bủa vây Trump trong chặng nước rút, nhiều người lo ngại ông có thể thảm bại như cựu tổng thống Jimmy Carter năm 1980.
Tổng thống Mỹ gần đây nhất gặp rắc rối tái tranh cử như Tổng thống Donald Trump hiện giờ là Jimmy Carter với cuộc bầu cử năm 1980. Suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng quốc gia là hai yếu tố khiến ông Carter bại trận trước ứng viên đảng Cộng hòa Ronald Reagan.
John Harwood, nhà phân tích của CNN, cho rằng bế tắc của chính quyền Tổng thống Trump trước Covid-19, đại dịch khiến hơn 230.000 người Mỹ tử vong, cũng giống như việc cựu tổng thống Jimmy Carter bất lực trước cuộc khủng hoảng con tin Iran 40 năm trước. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng cũng đang đối mặt với suy thoái kinh tế vì đại dịch.
Cựu tổng thống Jimmy Carter (trái) bắt tay ứng viên Cộng hòa Ronald Reagan sau cuộc tranh luận ở Clevelend, bang Ohio hồi tháng 10/1980. Ảnh: AP.
Khi chỉ cách ngày bầu cử 3/11 chưa đầy một tuần, tỷ lệ ủng hộ của ông Trump trong các cuộc khảo sát quốc gia vẫn thấp hơn ứng viên Dân chủ Joe Biden khoảng 10 điểm phần trăm. Con số này tương đồng với tỷ lệ thâm hụt phiếu bầu dẫn tới thất bại của cựu tổng thống Carter năm 1980 trước đối thủ Reagan, người đã thắng lớn ở 44 bang. Đồng thời, đảng Cộng hòa của ông Reagan cũng thắng lớn và giành quyền kiểm soát Thượng viện.
Một số thăm dò cuối chiến dịch tranh cử cho thấy Tổng thống Donald Trump có thể đối mặt với thất bại lớn giống cựu tổng thống Jimmy Carter. Dave Wasserman, chuyên gia hàng đầu về cuộc đua vào Hạ viện, cho biết nhiều khảo sát tại các khu vực cạnh tranh cho thấy Biden vẫn giữ khoảng cách lợi thế so với Trump từ 8-10 điểm phần trăm.
Dựa trên tính toán về tỷ lệ ủng hộ dành cho Biden và Trump trong các nhóm nhân khẩu học quan trọng, chuyên gia Wasserman nhận định nếu Biden vẫn giữ được lợi thế trên các bang chiến trường, ứng viên Dân chủ có thể chiến thắng với hơn 400 phiếu đại cử tri, giống như Reagan 40 năm trước.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác cho rằng Tổng thống Trump không có nhiều khả năng đối mặt kịch bản tương tự Carter vì ba lý do.
Tổng thống Trump có nền tảng ủng hộ nhỏ nhưng vững chắc, chủ yếu tập trung ở nhóm cử tri da trắng vùng nông thôn, tín đồ của phái Phúc âm và nhân viên cổ cồn xanh.
Video đang HOT
Khi đắc cử năm 2016, ông Trump chỉ nhận được 46,1% phiếu ủng hộ và không cải thiện được tình hình sau 4 năm cầm quyền. Theo tính toán của Telegraph dựa trên số liệu 10 cuộc khảo sát gần nhất, tỷ lệ ủng hộ trung bình của Tổng thống Mỹ hiện khoảng 45%, trong khi 53% không tán thành cách ông điều hành đất nước.
Khảo sát của FiveThirtyEight tuần trước cũng chỉ ra tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Trump không giảm quá nhiều so với mức sàn 42,5%, dù ông vấp nhiều chỉ trích về xử lý đại dịch, suy thoái kinh tế, tình trạng bất ổn liên quan tới phân biệt chủng tộc.
Dù thấp hơn mức ủng hộ mà nhiều tổng thống tiền nhiệm nhận được trong giai đoạn này, tỷ lệ ủng hộ của Trump được đánh giá tương đối ổn định trong suốt 4 năm nhiệm kỳ.
“Trump là tổng thống tệ nhất tôi từng thấy. Tôi không thể nghĩ các nhà sử học sẽ mất tới hơn 10 phút để tranh luận điều này”, Larry Sabato, giám đốc Trung tâm Chính trị thuộc Đại học Virginia, nói. “Nhưng ông ấy đã xây dựng được một nền tảng ủng hộ thực sự vững chắc”.
Quan điểm chính trị khác biệt giữa các bang có thể là yếu tố khiến cuộc đua vào Nhà Trắng trở nên khó lường, tạo cơ hội để Tổng thống Trump giành chiến thắng.
Năm 2000, George W. Bush từng bất ngờ giành chiến thắng chung cuộc về số phiếu đại cử tri dù thua đối thủ Al Gore 0,5 điểm phần trăm về số phiếu bầu phổ thông. Năm 2016, Tổng thống Trump cũng đánh bại ứng viên Hillary Clinton khi giành được nhiều phiếu đại cử tri hơn, dù thua đối thủ 2 điểm phần trăm về phiếu bầu phổ thông.
Năm nay, diễn biến gay cấn ở các bang chiến trường quan trọng đồng nghĩa Trump vẫn có cơ hội tái đắc cử dù thua số phiếu bầu phổ thông trước đối thủ Biden. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 có thể minh chứng cho nhận định này.
Đảng Dân chủ khi đó giành lại quyền kiểm soát Hạ viện nhờ tỷ lệ ủng hộ tăng mạnh do tâm lý ác cảm mà người dân Mỹ dành cho Trump và các chính sách của ông. Tuy nhiên, đảng Dân chủ lại thua Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào vị trí thống đốc và thượng viện tại một số bang chiến trường quan trọng.
“Ngay cả khi dẫn trước 8 điểm phần trăm trong các cuộc khảo sát quốc gia, điều này không đủ để đảng Dân chủ chiến thắng ở Ohio hay Iowa. Nó cũng không đủ để giữ được Florida”, Amy Walter, biên tập viên của Cook Political Report, nhận định.
Harwood, nhà phân tích của CNN, đánh giá Tổng thống Trump đang vận động tốt tại các bang quyết định hơn là trên toàn quốc. Ngoài ra, chiến thắng sít sao của Trump tại các bang nghiêng về bảo thủ như Georgia, Iowa và Bắc Carolina có thể hạn chế thiệt hại mà phe Cộng hòa có thể gặp phải trong cuộc đua vào Thượng viện. Năm 2016, các vị trí trong Thượng viện tại mỗi bang đều thuộc về những người cùng đảng với ứng viên tổng thống chiến thắng ở bang đó.
Tổng thống Donald Trump tại sự kiện tranh cử ở Lansing, bang Michigan hôm 27/10. Ảnh: NYTimes.
Hiệu ứng năm 2016 là yếu tố thứ ba khiến một số chuyên gia cho rằng Trump và đảng Cộng hòa không bại trận như cựu tổng thống Jimmy Carter.
Các cuộc khảo sát năm 2016 đều nghiêng về ứng viên Dân chủ Hillary Clinton. Tuy nhiên, một số cuộc thăm dò tại các bang chiến trường quan trọng đã đánh giá thấp quy mô của khối cử tri giai cấp công nhân. Những sai sót đó cùng lựa chọn của những cử tri quyết định vào phút chót đã mang tới chiến thắng bất ngờ cho ông Trump trong ngày bầu cử.
4 năm sau, kết quả thăm dò trong chiến dịch cũng có lợi cho phe Dân chủ, khi Biden duy trì khoảng cách lợi thế tương đối lớn với Tổng thống Trump. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo các cuộc thăm dò đang đánh giá thấp nền tảng ủng hộ dành cho Trump và vai trò của những các cử tri chưa quyết định.
Chiến thắng bất ngờ của Trump năm 2016 đã khiến nhiều thành viên Dân chủ không mấy tin tưởng vào các cuộc khảo sát hiện tại. “Mọi người vẫn bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn 4 năm trước”, Sabato nói.
Thậm chí chính ứng viên Dân chủ Biden cũng cho rằng Tổng thống Trump vẫn có cơ hội chiến thắng khi trả lời phỏng vấn được phát sóng trên CBS hôm 25/10.
“Mọi chuyện chưa kết thúc cho tới khi chuông báo hết trận đấu. Tôi thấy thật mê tín khi dự đoán bất cứ điều gì về kết quả bầu cử, ngoài việc đây sẽ là một trận đấu cam go”, ông nói.
Ông Obama xuất hiện cùng ông Biden, tổng công kích ông Trump
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama bất ngờ xuất hiện để tiếp sức cho ông Biden tại bang Michigan trong bối cảnh chưa tới năm ngày nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và ứng viên Joe Biden (phải) xuất hiện ở bang Michigan hôm 31-10. Ảnh: REUTERS
Tờ The New York Times đưa tin cựu Tổng thống Barack Obama đã bất ngờ xuất hiện bên cạnh ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden khi ông đang tiến hành vận động tranh cử ở bang Michigan hôm 31-10. Đây được cho là bước đi chiến lược của ông Biden vì ông cần tung ra một nhân vật có sức nặng như ông Obama để tạo điểm nhấn trong giai đoạn nước rút như hiện nay.
Phát biểu tại sự kiện, cựu Tổng thống Mỹ công khai gọi ông Biden là "người anh em của tôi', đồng thời liên tục chỉ trích Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đã thất bại trong việc xử lý đại dịch COVID-19 nói riêng và trong cương vị là người lãnh đạo quốc gia nói chung.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) xuất hiện bên cạnh ứng viên Joe Biden (phải) trong cuộc vận động tranh cử ở bang Michigan hôm 31-10. Ảnh: AP
Ông Obama còn đặt ra những câu hỏi ngụ ý ông Trump không hề lo nghĩ cho an toàn của người dân mà chỉ tập trung tới những chuyện vụn vặt của bản thân, chẳng hạn như hay so sánh số người tới dự các buổi vận động của ông nhiều hơn ông Biden.
"Ông ta không còn điều gì hay ho hơn để nghĩ tới sao mà suốt ngày cứ lo đám đông (tham dự các buổi vận động) ít hơn đối thủ. Chẳng lẽ hồi còn nhỏ không ai đến dự sinh nhật của ông ta à?" - ông Obama phát biểu.
Sau đó, ông chuyển sang chỉ trích việc ông Trump và đảng Cộng hoà liên tục kêu gọi huỷ bỏ luật bảo hiểm y tế Obamacare mà không đưa được biện pháp thay thế.
"Đảng Cộng hoà gần 10 năm qua lúc nào cũng bảo sẽ trình ra một kế hoạch tốt hơn nhưng rồi cũng thấy đâu. Nếu một đồng nghiệp trong đảng Dân chủ nói dối như vậy thì chúng tôi sẽ sa thải anh ta" - ông Obama nói, nhấn mạnh rằng người dân sẽ không phải lo lắng về sự trung thực của ông Biden.
Theo The New York Times, rõ ràng ông Obama đang dùng lại đúng chiến thuật công kích cá nhân đặc trưng của ông Trump. Việc ông Obama rời chính trường Mỹ khiến ông tương đối tự do hơn về mặt phát ngôn nên dễ áp dụng chiến thuật này hơn là ông Biden - vốn rất cần giữ hình ảnh công chúng.
Về phía ứng viên Joe Biden, nhân vật này khẳng định: "Ba ngày nữa, chúng ta có thể đặt dấu chấm hết cho một chính quyền không thể bảo vệ quốc gia này. Tôi không quan tâm ông ta sẽ cố gắng như thế nào, bởi ông ta không thể ngăn người dân đi bầu".
Ông Biden còn khẳng định nếu đắc cử sẽ đảm bảo để những người thu nhập dưới 400.000 USD một năm không phải trả thêm thuế trong khi những người giàu hơn sẽ phải bắt đầu trả thuế một cách "công bằng". "Tại sao tất cả chúng ta phải trả nhiều thuế hơn ông Trump, một triệu phú?" - ông Biden nói.
Trump châm chọc phóng viên đeo khẩu trang Trump "điểm mặt" phóng viên Laura Ingraham của Fox News khi cô đeo khẩu trang dự buổi mít tinh của ông ở Michigan, nói cô "mang động cơ chính trị". "Tôi tin là Laura Ingraham đang ở đâu đó quanh đây", Tổng thống Donald Trump nói và quét qua đám đông dự buổi vận động tranh cử của ông ở Michigan hôm 30/10....