Bá Vương Biệt Cơ: Mối tình đồng tính và giấc mộng vàng son
Đây cũng là bộ phim duy nhất của Trung Quốc giành được giải thưởng Cành cọ vàng tại LHP Cannes.
Vào 11h sáng thứ 3 hàng tuần, sẽ có một bộ phim nằm trong danh sách 200 bộ phim hay nhất mọi thời đại được giới thiệu đến khán giả. Đây đều được xem là những siêu phẩm điện ảnh kinh điển của thế giới từ trước đến nay.
Năm 1993, lần đầu tiên một tác phẩm điện ảnh Trung Quốc xuất hiện trên bản đồ điện ảnh thế giới, với giải thưởng Cành cọ vàng cao quý. Cho đến nay Bá Vương Biệt Cơ của đạo diễn Trần Khải Ca vẫn là bộ phim Hoa Ngữ duy nhất từng đoạt giải thưởng cao quý này.
“Bá Vương Biệt Cơ” là bộ phim kinh điển của điện ảnh Hoa ngữ
Bá Vương Biệt Cơ không phải là một bộ phim dễ xem khi nó đề cập tới tình cảm đồng tính. Đây là sự táo bạo của đạo diễn Trần Khải Ca khi dám đề cập đến vấn đề này vào thời điểm những năm đầu thập niên 90 với bối cảnh Trung Quốc những năm 1930.
Tuy nhiên, những giám khảo ở Cannes lựa chọn Bá Vương Biệt Cơ không phải chỉ bởi tình yêu đồng tính. Mà còn là ở sự biến đổi không ngừng của xã hội Trung Quốc dưới những chế độ chính trị khác nhau.
Cơ duyên đưa Trần Khải Ca đến với Bá Vương Biệt Cơ là nhờ nữ diễn viên Đài Loan Từ Phong – người nắm vai trò sản xuất và giữ bản quyền cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lý Bích Hoa. Ban đầu, đạo diễn họ Trần lại tỏ ra khó chịu với cuốn tiểu thuyết này vì cho rằng cuốn sách có một góc nhìn nông cạn.
Sau một thời gian dài thuyết phục và thương thảo, Trần Khải Ca đã nhận dự án này, đồng thời viết lại gần như toàn bộ kịch bản. Ông không tập trung vào tình yêu đồng tính mà tập trung vào “một giấc mộng về quá khứ huy hoàng xưa cũ”.
Các vai chính trong phim được giao cho toàn những cái tên lớn thời điểm đấy như Trương Phong Nghị (vai Đoàn Tiểu Lâu), Củng Lợi (vai Diệu Linh), Cát Ưu (vai Viên đại nhân) và đặc biệt, linh hồn của bộ phim vai diễn Trình Điệp Y được giao cho diễn viên Hồng Kông Trương Quốc Vinh.
Trương Quốc Vinh được coi như linh hồn của bộ phim
Có thể nói, Bá Vương Biệt Cơ là một bộ phim phức tạp. Phim lấy bối cảnh kéo dài tới hơn 50 năm, xoay quanh mối quan hệ giữa hai người đàn ông Trình Điệp Y (Trương Quốc Vinh thủ vai) và người bạn diễn Đoàn Tiểu Lâu (Trương Phong Nghị). Xuyên suốt cả bộ phim là sự phản bội mà đạo diễn Trần Khải Ca ám ảnh.
Bá Vương Biệt Cơ mở đầu bằng năm 1977 khi hai nhân vật Trình Điệp Y và Đoàn Tiểu Lâu gặp lại nhau sau 11 năm xa cách và biểu diễn lại vở kinh kịch nổi tiếng Bá vương biệt cơ. Từ đó, cuộc đời của hai người được quay ngược thời gian với đủ mọi thăng trầm của lịch sử.
Trình Điệp Y là con của một gái lầu xanh được mẹ mang tới đoàn kịch vì không thể nuôi giấu được nữa. Ở đó, Trình Điệp Y bắt đầu một cuộc sống luyện tập tới mức tàn bạo cùng với những đứa trẻ mồ côi khác tại đoàn kịch.
Điệp Y lớn dần lên, bằng đòn roi của sư phụ và bằng cả sự quan tâm ấm áp của sư huynh Đoàn Tiểu Lâu. Vóc dáng nhỏ bé và gương mặt khả ái nên Điệp Y thường được giao cho những vai nữ trong vở kịch. Ban đầu Điệp Y phản kháng trong vô thức bằng việc liên tục hát sai thời thoại nhưng đến khi bị chính tay Tiểu Lâu đánh mà cũng chính là để bảo vệ Điệp Y, cậu đã chấp nhận từ bỏ bản ngã nam của mình.
Video đang HOT
Trình Điệp Y đắm chìm trong thứ tình cảm không nên có
Để rồi từ đó, Điệp Y và Tiểu Lâu trở thành hai ngôi sao sáng nhất của kinh kịch với vở Bá vương biệt cơ. Điệp Y gắn chặt cuộc đời với sư huynh của mình, sống trong giấc mộng của nàng Ngu Cơ luôn một lòng một dạ chung thủy với Sở Bá Vương, cho đến tận lúc chết.
Xoay quanh bộ phim là sự phản bội. Điệp Y phản bội lại bản ngã của mình, đến những năm cuối đời gặp lại Tiểu Lâu mới nhận ra bi kịch của mình là ở đó. Không phải là sự tráo trở của con người, không phải là sự phản bội của Tiểu Lâu, mà ở chính ngay từ buổi ban đầu hai người gặp nhau, Điệp Y đã không nên từ bỏ bản ngã của mình để sống trong giấc mộng của người khác.
“Sở Bá Vương” Đoàn Tiểu Lâu thực chất lại là một người đàn ông ham sống sợ chết, ích kỷ, hèn mọn. Chính Tiểu Lâu cũng không kịp thích nghi với sự thay đổi quá nhanh của lịch sử, khi vừa phút trước anh ta còn được tung hô trên sân khấu, được đối xử như một vị vua thực sự thì phút sau, tất cả mọi thứ đã quay lưng và vùi dập anh ta đến ê chề.
Cô gái lầu xanh Diệu Linh do Củng Lợi thủ vai
Một tuyến nhân vật nữa trong Bá Vương Biệt Cơ là vai diễn cô gái lầu xanh Diệu Linh, do Củng Lợi đảm nhận. Diệu Linh cũng yêu Đoàn Tiểu Lâu, bằng tình yêu tôn thờ và nể phục một người đàn ông sẵn sàng cứu mình bằng một đám cưới. Đối với Tiểu Lâu, đó chẳng qua là một câu nói bật ra trong lúc nguy khốn nhưng với Diệu Linh, đó lại là lời hứa cả đời. Vậy nên khi nhận ra, người đàn ông mình tôn thờ lại sẵn sàng chà đạp lên lời hứa đó, Diệu Linh đã chọn cái chết vì tuyệt vọng.
Cả ba nhân vật của Bá Vương Biệt Cơ đều phải đối mặt với sự phản bội đó. Một người đàn ông phản bội lại cả bản ngã của mình, cuối cùng nhận phải sự phản bội. Một người phụ nữ hết lòng với tình yêu rách nát, cuối cùng cũng nhận lấy sự phản bội. Và một người đàn ông, cả đời phải sống trong sự ân hận và hồ nghi trước sự thay đổi quá nhanh của xã hội và sự phản bội của lòng người.
Nhiều người nhận xét rằng, Bá Vương Biệt Cơ được xây dựng nên từ góc nhìn của Trần Khải Ca. Phải chăng chính đạo diễn họ Trần cũng bị ám ảnh bởi sự phản bội, với sự thay đổi quá nhanh của lịch sử và sự tráo trở của lòng người?
Bi kịch của phim là sự phản bội
Bối cảnh trong phim đi qua ba giai đoạn lịch sử của Trung Quốc. Từ những mầm mống cuối cùng còn sót lại của nhà Thanh, tới khi bị phát xít Nhật xâm lược, đánh đuổi quân Nhật và cuộc cách mạng Văn hóa. Những sự kiện lịch sử đó đủ để khán giả thấy, sự lật lọng tráo trở của những giá trị cũ, những ngọc ngà bị đem thiêu cháy thành tro và những con người từng sống trong cảnh vàng son, cuối cùng phải chịu cảnh ô nhục ê chề.
Tai ương của loài người vẫn vậy. Vẫn là cố chấp, cố chấp với thứ quá khứ vàng son, cố chấp với một người không yêu mình, cố chấp với một thời đại đã qua đi mất và cố chấp với cuộc sống không thuộc về mình. Đứng trên sàn diễn, đắm mình trong vở Bá vương biệt cơ, trở thành ái thê của nhà vua, thời khắc đó có phải thời khắc hạnh phúc nhất của Điệp Y không? Hay đó cũng chỉ là nằm mơ, một giấc mơ của người khác. Cả Sở Bá Vương lẫn Tiểu Lâu, vốn dĩ không bao giờ thuộc về mình.
Theo Danviet
Tranh cãi kịch liệt phía sau tác phẩm điện ảnh nổi tiếng
Không phải bộ phim nào cũng hoàn hảo và được lòng khán giả dù nổi tiếng thế nào.
Star Wars
Tựa phim kinh điển của nước Mỹ từ năm 1977 luôn là bộ phim yêu thích của hàng triệu fan đam mê khoa học viễn tưởng trên toàn cầu.
Star Wars thậm chí còn trở thành một phần của văn hóa nước Mỹ, thường xuyên xuất hiện trong các văn hóa phẩm khác như phim ảnh, truyện tranh.
Nữ diễn viên Carrie Fisher cảm thấy bị hủy hoại bởi cảnh này
Tuy là một trong những bộ phim vũ trụ kinh điển nhưng Star Wars cũng không phải là một loạt phim hoàn hảo. Cảnh trong tập Chiến tranh giữa các vì sao 6: Sự trở lại của Jedi đã gây ra nhiều tranh cãi giữa khán giả. Đó là cảnh công chúa Leia bị nhân vật phản diện - trùm tội phạm Jabba người Hutt khống chế. Điều đáng bàn cãi ở đây là trang phục của công chúa Leia lúc đó là một bộ nội y ánh kim.
Nhiều năm về sau, nữ diễn viên Carrie Fisher - người thủ vai công chúa Leia vẫn cho rằng, chính hình ảnh đó đã hủy hoại cô. Bộ phim đã cố biến Carrie Fisher trở thành một biểu tượng nóng bỏng dù cô không hề mong muốn.
Bộ nội y nổi tiếng của công chúa Leia đã được đem ra bán đấu giá vào năm 2015 với giá khởi điểm 2 tỷ đồng.
Alien
Bộ phim kinh dị Alien của đạo diễn Ridley Scott ra mắt năm 1979 đã tạo ra một tiêu chuẩn hoàn toàn mới cho dòng phim kinh dị viễn tưởng từ đó đến nay. Bộ phim được coi là một tác phẩm về sự sống bên ngoài Trái Đất nổi tiếng nhất.
Không chỉ được lòng khán giả, Alien còn được các nhà phê bình phim ảnh đánh giá khá cao - một điều mà ít tác phẩm kinh dị nào có thể làm được.
Tuy là chuẩn mực mới cho dòng phim kinh dị viễn tưởng nhưng đạo diễn Ridley Scott cũng không thể tránh khỏi sai sót. Một cảnh trong phim đã được khán giả chỉ ra là khá phi thực tế và không có chút logic nào.
Cảnh Lambert khóc lóc thay vì chạy đi khi bị tấn công khiến khán giả bực mình
Đó là cảnh phim khi Lambert (Veronica Cartwright thủ vai) đang hoảng loạn và sợ hãi vì những con quái vật ngoài không gian, anh chàng Parker (Yaphet Kotto) đã quyết định hi sinh thân mình, ở lại một tòa tháp có đầy quái vật để cho Lambert chạy thoát. Nhưng thay vì chạy đi theo lời của Parker, cô lại đứng đó khóc lóc, hò hét. Tình tiết này đã khiến các fan hâm mộ bực mình và phàn nàn khá nhiều.
Finding Dory
Bộ phim hoạt hình được làm lại từ tựa phim Finding Nemo nổi tiếng cũng đã vấp phải một làn sóng tẩy chay ngay khi phim vừa lộ diện trailer.
"Finding Dory" cũng bị khán giả soi ra chi tiết gây tranh cãi
Lý do để các khán giả tranh luận không dứt về Finding Dory nằm ở một tình tiết khá là...không liên quan đến bộ phim. Đó là cảnh một gia đình đồng tính nữ đưa con đi chơi trong viện hải dương và xuất hiện xẹt qua màn hình.
Cặp đôi đồng tính khiến phim bị phản đối
Chỉ có vậy nhưng các bậc phụ huynh đã phản đối Finding Dory gay gắt. Họ cho rằng điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến những khán giả nhí và đưa đến những cái nhìn lệch lạc cho nhiều đứa trẻ.
Phía Disney vẫn im lặng trước làn sóng tẩy chay. Tuy nhiên "nhà chuột" trước đến nay vẫn nổi tiếng với những ý tưởng táo bạo của mình. Cô công chúa Elsa trong phim hoạt hình Frozen cũng được úp mở là một đồng tính nữ.
The Last Temptation of Christ
Bộ phim Hà Lan The Last Temptation of Christ của đạo diễn Martin Scorsese đã nhận được một đề cử Oscar cho danh hiệu đạo diễn xuất sắc nhất. Điều này đã chứng tỏ tài năng của vị đạo diễn sinh năm 1942. The Last Temptation of Christ được đánh giá cao bởi sự sáng tạo đến mức táo bạo của đạo diễn.
Tuy nhiên, The Last Temptation of Christ cũng đã tạo ra một làn sóng tranh luận kéo dài hàng thập kỷ. Lý do là bộ phim đã đụng chạm tới hai vấn đề nhạy cảm nhất: Tôn giáo và tình dục.
Phim động chạm đến 2 vấn đề nhạy cảm là tôn giáo và tình dục
Bộ phim đề cập đến phần con người trong chúa Jesus đang bị treo trên thánh giá trước những cám dỗ của quỷ satan và về những gì mà lẽ ra cuộc sống trần tục ngài đã có, trong đó bao gồm cả việc kết hôn và có con với Mary Magdalene.
Cảnh chúa Jesus quan hệ tình dục với Mary Magdalene đã được miêu tả trong bộ phim. Dù cho đạo diễn Martin Scorsese đề cập đến hình ảnh này thông qua một giấc mơ của chúa Jesus khi Ngài đang bị satan cám dỗ, thì điều đó cũng đủ khiến những tín đồ Thiên chúa giáo phẫn nộ.
Ngay khi bộ phim được phát hành, những cuộc biểu tình tôn giáo đã nổ ra ở miền Nam nước Mỹ. Các bang Savannah, Georgia đã cấm chiếu bộ phim. Ngay cả hãng sưu tập và cho thuê phim Blockbuster ban đầu cũng từ chối đưa đĩa phim này lên giá của họ.
Tại Paris, một nhóm tín đồ Thiên Chúa Giáo ném bom xăng vào một rạp đang chiếu bộ phim này làm hơn 10 người bị thương. Cuốn sách mà bộ phim này chuyển thể cũng đã bị nhà thờ Thiên Chúa Giáo ra lệnh cấm, còn tác giả của cuốn sách, Nikos Kazantzakis, đã bị rút phép.
Theo Danviet
Tượng đài phim cao bồi của nước Mỹ và sự "đe dọa" ở tuổi 84 Nam diễn viên huyền thoại Clint Eastwood dường như đã "sống chết" với những bộ phim cao bồi viễn tây. Hình tượng chàng cao bồi lãng tử Một cơ duyên đưa nam diễn viên huyền thoại Clint Eastwood đến với điện ảnh là từ một trò "láu cá" của ông. Vào năm 19 tuổi, ông bị gọi nhập ngũ cho cuộc chiến tranh...