Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước
Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.
Sáng 21/3, tại kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông báo về việc thực hiện quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo: Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Việc này được căn cứ vào Hiến pháp; Luật Tổ chức Quốc hội; Nghị quyết kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa 15; Kết luận của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Trung ương Đảng giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đây là lần thứ 2 bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước. Trước đó bà Xuân đã được phân công giữ quyền Chủ tịch nước trong 2 tháng từ 1 – 3/2023.
Bà Võ Thị Ánh Xuân, sinh ngày 8/1/1970; quê quán ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; trình độ chuyên môn Cử nhân Sư phạm Hóa học, Thạc sĩ chuyên ngành quản lý công.
Bà là Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa 11 (dự khuyết), 12, 13; Đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.
Bà Võ Thị Ánh Xuân trưởng thành từ một giáo viên Trường PTTH Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên. Sau đó, bà làm chuyên viên nghiên cứu tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy An Giang.
Từ năm 2001 – 2010, bà đảm nhận các vị trí: Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang; Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Bí thư Thị ủy Tân Châu. Sau đó bà giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang.
Ngày 2/10/2015, Bộ Chính trị điều động, phân công và chỉ định bà đảm nhận chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2010 – 2015. Ngay sau đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015-2020 bầu bà giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
Ngày 6/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14, bà Võ Thị Ánh Xuân được bầu làm Phó Chủ tịch nước và tái cử chức danh này tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 15 vào tháng 7/2021 cho đến nay. Trong đó, bà được phân công giữ quyền Chủ tịch nước trong 2 tháng từ 1 – 3/2023.
Quốc hội họp bất thường bầu Chủ tịch nước sáng mai 2.3
Sáng mai 2.3, Quốc hội họp bất thường lần thứ 4 để thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, thay ông Nguyễn Xuân Phúc đã miễn nhiệm.
Chiều 1.3, Tổng thư ký Quốc hội đã có thông cáo về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường thứ 4 Quốc hội khóa XV để làm công tác nhân sự, thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Kỳ họp bất thường lần thứ 3 Quốc hội khóa XV hôm 18.1 thực hiện quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh PHẠM THẮNG
Theo đó, trong sáng 2.3, Quốc hội sẽ họp kỳ bất thường thứ 4 để thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 thay ông Nguyễn Xuân Phúc đã miễn nhiệm.
Thông báo cũng cho biết, lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam trong khoảng thời gian từ 10 giờ - 11 giờ ngày 2.3.
Quốc hội họp bất thường bầu Chủ tịch nước sáng 2.3
Trong sáng nay 1.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, T.Ư Đảng khóa XIII đã họp bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ.
Tại hội nghị, T.Ư Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trước đó, ngày 18.1 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước tại phiên họp bất thường thứ 3.
Ông Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu đối với các vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian ông là Thủ tướng Chính phủ (2016 - 2021), đặc biệt là việc xảy ra các "đại án" lớn như vụ Việt Á và "chuyến bay giải cứu" khiến 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự, 2 phó thủ tướng phải xin thôi giữ các chức vụ. Ông Nguyễn Xuân Phúc sau đó đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu và được T.Ư Đảng đồng ý.
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó chủ tịch nước, giữ Quyền Chủ tịch nước kể từ khi ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội miễn nhiệm hôm 18.1.
Theo quy định hiện hành, nhân sự bầu Chủ tịch nước sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu để Quốc hội bầu. Chủ tịch Quốc hội sẽ là người trình bày tờ trình nhân sự.
Tiếp đó, sau khi tiến hành thảo luận tại các đoàn đại biểu Quốc hội, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu kín để bầu Chủ tịch nước.
Sau khi có kết quả bỏ phiếu kín, Quốc hội còn tiến hành bước biểu quyết bằng bấm nút điện tử để thông qua nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được T.Ư Đảng cho thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên T.Ư Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026, tại hội nghị bất thường chiều 20.3. Theo Văn phòng T.Ư Đảng, chiều 20.3, T.Ư Đảng khóa XIII đã họp hội nghị bất thường xem xét và...