Ba vấn đề của thị trường chứng khoán Mỹ
Không thể phủ nhận những lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc và giá hàng hóa sụt giảm là những nhân tố tác động mạnh tới thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ thời gian vừa qua, song theo giới phân tích, đằng sau đó còn có những nguyên nhân sâu xa, xuất phát từ chính nội tại của TTCK lớn nhất thế giới này.
Trong bài bình luận trên tờ Thời báo Tài chính (Anh), nhà chiến lược đầu tư của Wells Capital Management, James Paulsen cho rằng, TTCK Mỹ đã và đang phát triển dưới hàng loạt tổn thương trong những năm gần đây, do sự phục hồi của kinh tế Mỹ cuối cùng đã chạm tới điểm chốt quan trọng. Cho đến khi những thách thức trong giai đoạn điều chỉnh mới trên TTCK được giải quyết, các thị trường tài chính trên toàn cầu có thể vẫn chịu nhiều sức ép.
Trước đó, TTCK Mỹ theo xu hướng giá lên (bull market), được hỗ trợ nhờ khả năng kinh tế tăng trưởng mà không tạo ra các hậu quả tài chính tiêu cực. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp hấp thụ các rủi ro trên thị trường lao động, được tạo ra từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trên lý thuyết, một khi nhịp độ tăng trưởng không được như kỳ vọng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải cân nhắc kỹ việc tăng lãi suất, qua đó làm trì hoãn các thách thức tới giá trị của thị trường cổ phiếu, cũng như buộc Fed phải duy trì nguồn lực thanh khoản cho các thị trường tài chính.
Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống dưới mức 5% trong những tháng tới, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc (nếu xảy ra) hay giá hàng hóa thoát đáy cũng không giúp giảm bớt những biến động trên TTCK Mỹ. Sự bất ổn định ngày hôm nay bắt nguồn từ những tổn thương trên thị trường cần được điều chỉnh, được sửa chữa suốt hơn sáu năm qua. Do đó, chứng khoán Mỹ cần tìm kiếm một nền tảng mới, cho phép xu hướng lên giá quay trở lại, ngay cả khi kinh tế Mỹ vận động theo hướng phục hồi toàn toàn thị trường lao động.
Theo chuyên gia James Paulsen, chứng khoán Mỹ đối mặt với ba thách thức lớn. Thứ nhất, trong những năm gần đây, mặc dù các nhà đầu tư đã trở nên bình tĩnh và tự tin hơn tại bất kỳ thời điểm nào trong tiến trình phục hồi kinh tế, song làm thế nào để họ giữ được niềm tin rằng giai đoạn điều chỉnh hiện nay vẫn tạo ra các cơ hội mua vào và xu hướng giá lên sẽ không thay đổi trong thời gian tới thực sự là điểm mấu chốt.
Video đang HOT
Thứ hai, tại mức đỉnh của TTCK Mỹ, hệ số giá chứng khoán/lợi nhuận cổ phiếu chạm mức cao hơn khoảng 19 lần và hiện vẫn cao hơn khoảng 17 lần. Con số này có thể được chấp nhận nếu nền kinh tế phục hồi mà không tạo ra các hậu quả tiêu cực, song có thể không bền vững một khi thị trường lao động phục hồi hoàn toàn.
Thứ ba, Mỹ rõ ràng đang hướng tới giai đoạn bình thường hóa lãi suất. Điều này chắc chắn sớm muộn gì cũng diễn ra. Vì vậy, tỷ lệ giá cổ phiếu/lợi nhuận cùng những điều chỉnh trên thị trường hiện nay có tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư để họ sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán ngay cả khi lãi suất tăng hay không?
Giai đoạn TTCK trên xu hướng tăng điểm có thể vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, sự điều chỉnh trên thị trường diễn ra sâu và kéo dài hơn dự kiến. Liệu TTCK có thể nhanh chóng trở lại các mức đỉnh hay tổn thương từ sự điều chỉnh này có tạo thêm nhiều rủi ro vẫn là thách thức đối với Phố Wall. Có thể chỉ số S&P 500 sẽ phá vỡ mức điểm 1.800 điểm trước khi giai đoạn điều chỉnh này dò đáy.
Chuyên gia James Paulsen kết luận, trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới vẫn trong giai đoạn thích ứng với mô hình chính sách mới, sự điều chỉnh trên TTCK Mỹ đánh dấu bước ngoặt quan trọng, chuyển hướng từ cổ phiếu Mỹ tới thị trường cổ phiếu quốc tế như châu Âu và Nhật Bản.
Việt Khoa (Theo báo chí nước ngoài)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nga lên kế hoạch hợp nhất hệ thống phòng không với khối hậu Xô Viết
Ngày 9-9, hãng Itar Tass đưa tin, Nga đang lên kế hoạch tạo ra các hệ thống phòng không chung với khối hậu Xô Viết gồm Armenia, Belarus, Kyrgyzstan, Tajikistan và Kazakhstan.
Ngày 8-9, người đứng đầu Lực lượng Không gian vũ trụ Nga, Tổng tư lệnh Pavel Kurachenko cho biết, các lực lượng vũ trang của Nga và Belarus sẽ bắt đầu nhiệm vụ chiến đấu của họ như là một phần kế hoạch hợp nhất hệ thống phòng không Nga-Belarus vào cuối năm 2016.
Ông Kurachenko nói: "Hiện Bộ Quốc phòng Nga và Belarus đang thảo luận để thực hiện thỏa thuận về quy tắc tổ chức nhiệm vụ chiến đấu với các hệ thống phòng không hợp nhất, thỏa thuận này sẽ được thực hiện vào cuối năm 2016".
Trước đó, Nga và Belarus đã ký một thỏa thuận về bảo vệ chung của vùng trời của Nhà nước Liên bang Nga-Belarus và quyết định tạo ra một hệ thống phòng không hợp nhất trong khu vực năm 2009. Tới năm 2012, cả 2 nước đã đạt được sự đồng thuận.
Nga đang có kế hoạch hợp nhất hệ thống phòng không với các nước hậu Xô Viết
Tổng tư lệnh cho biết, Bộ Quốc phòng Nga và Belarus đã phê duyệt một danh sách các lệnh và và điều lệnh về việc kiểm soát các tổ chức quân sự, các đơn vị quân sự lớn nhỏ trở thành một phần của hệ thống phòng không chung trong khu vực cũng như là các quy định về người chỉ huy của hệ thống phòng không này.
Theo đó, Oleg Dvigalyov, Chỉ huy của Lực lượng phòng không Belarus được bổ nhiệm làm Chỉ huy của hệ thống phòng không chung khu vực Nga-Belarus.
Trong khi đó, Nga cũng muốn tạo một hệ thống phòng không chung với Kazakhstan. Trước đó, 2ai nước đã ký kết một thỏa thuận về việc tạo ra một hệ thống phòng không chung vào năm 2013.
Ông Kurachenko cho hay: "Ở giai đoạn này, chúng tôi đang tập luyện phối hợp giữa các nhóm quân đội và đặt ra một khuôn khổ pháp lý cho hệ thống phòng không chung này".
Nurlan Ormanbetov, Chỉ huy của Lực lượng phòng không Kazakhstan cũng chịu trách nhiệm chỉ huy hệ thống phòng không khu vực chung Nga- Kazakhstan.
Nga cũng đang lên kế hoạch tạo ra các hệ thống phòng không chung trong các khu vực mới như: Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan. Một dự thảo thỏa thuận giữa Armenia và Nga về việc tạo ra một hệ thống phòng không khu vực chung ở Caucasus đã sẵn sàng để được ký kết sau khi có được sự chấp thuận của cả hai quốc gia.
Bên cạnh đó, các thỏa thuận về xây dựng hệ thống phòng thủ chống máy bay chung với Kyrgyzstan và Tajikistan đang được thảo luận ở các cấp liên ngành.
Theo_An ninh thủ đô
Diễn văn duyệt binh của Tập Cận Bình cho thấy điều gì về Biển Đông? 300 ngàn chỉ là sự điều chỉnh từ lục quân sang hải quân, không quân. Thậm chí sau khi "cắt gọt", Trung Quốc sẽ còn leo thang mạnh hơn bây giờ trên Biển Đông. Ông Tập Cận Bình đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II tại Thiên An Môn. Ảnh: SCMP. The Straits Times ngày 5/9...