Ba ứng viên tranh cử Phó Chủ tịch tài chính VFF là ai?
Ngày 30/7, Liên đoàn bóng đá Việt Nam ( VFF) cho biết, đại hội thường niên sẽ được tổ chức đúng kế hoạch vào ngày 8/8 tới để bầu ra vị trí Phó Chủ tịch tài chính.
Chiếc ghế Phó chủ tịch tài chính VFF thường gặp nhiều sóng gió.
Trước đó hôm 15/7, VFF đã hoàn tất khâu lấy ý kiến giới thiệu ứng viên ra tranh cử từ các tổ chức thành viên.
Danh sách ứng viên theo đề cử của các tổ chức thành viên ban đầu gồm 6 người nhưng có 3 người xin rút. Cuộc đua sẽ còn lại 3 cái tên, gồm: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần Động Lực Lê Văn Thành, Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh Phạm Thanh Hùng và ông Trần Văn Liêng-Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Ca cao Việt Nam. Trong số trên, ông Thành và ông Hùng đang là Trưởng, Phó ban Tài chính-vận động tài trợ VFF. Ông Lê Văn Thành hiện đang kiêm chức Chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam.
Video đang HOT
Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Thanh Hùng cho biết: “Diễn biến dịch COVID-19 hiện đang rất phức tạp, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế- xã hội và cả bóng đá. Vấn đề tài chính của VFF tôi nghĩ rằng vì vậy cũng sẽ rất khó khăn. Bản thân tôi khi ra tranh cử cũng xác định nếu được tín nhiệm cũng phải hết sức nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ”.
Để tranh cử, các ứng viên phải hoàn tất một loạt thủ tục như xác nhận tranh cử bằng văn bản, hồ sơ lý lịch cá nhân, cam kết dành thời gian tập trung cho bóng đá, chấp thuận của cơ quan chủ quản. Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra tại một số thành phố như Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, VFF cho biết sẽ thường xuyên cập nhật diễn biến dịch để có phương án thích hợp tổ chức đại hội thường niên an toàn.
Cuộc đua Phó chủ tịch phụ trách tài chính VFF: Khó chọn người tài
Tư duy cũ, sự rụt rè thiếu quyết đoán của lãnh đạo LĐBĐVN (VFF) đang khiến cho cuộc đua vào vị trí Phó chủ tịch phụ trách tài chính trở nên nhàm chán, không thu hút được gương mặt nào khả dĩ.
VFF cần một người xứng tầm cho chức Phó chủ tịch tài chính
Như Tiền Phong đã đưa tin, hôm 15/7 vừa qua, VFF đã kết thúc thời gian nhận đề cử ứng viên vào ghế Phó chủ tịch tài chính. Có 6 người được các tổ chức thành viên VFF giới thiệu ra tranh cử, gồm: Phó chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VPF Trần Anh Tú, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần thể thao Động Lực Lê Văn Thành, Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh Phạm Thanh Hùng, doanh nhân Nguyễn Hoài Nam và Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty cổ phần ca cao Việt Nam Trần Văn Liêng.
Trong số trên, hai ông Lê Văn Thành và Phạm Thanh Hùng đang là Trưởng và Phó ban tài chính VFF. Ông Lê Văn Thành đồng thời cũng là Chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, ông Phạm Thanh Hùng kiêm Trưởng ban Bóng đá nữ.
Theo kế hoạch, ngày 22/7 tới các ứng viên sẽ phải có xác nhận bằng văn bản với VFF về việc có tham gia tranh cử hay không. Phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn thực tế đã được Thường trực VFF giao phụ trách mảng tài chính liên đoàn sau khi ông Cấn Văn Nghĩa từ chức hồi năm ngoái. Ông Trần Quốc Tuấn xác nhận với Tiền Phong sẽ không tham gia tranh cử. Tương tự, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VPF Trần Anh Tú và doanh nhân Nguyễn Hoài Nam được biết cũng sẽ rút lui.
Ông Trần Anh Tú từng được nhiều tổ chức thành viên VFF tín nhiệm giới thiệu tranh cử ở Đại hội 8 nhưng đã rút sau khi bị bầu Đức phản ứng mạnh mẽ. Lý do bên ngoài được cho do ông Tú đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của bóng đá Việt Nam nhưng hậu trường làng bóng lại tin rằng đây chỉ là bề nổi của cuộc đua phức tạp ở VFF. Thực tế hiện nay 2 ông Lê Văn Thành và Phạm Thanh Hùng đều nắm giữ khá nhiều đầu việc trong bóng đá và kinh doanh.
Như vậy cuộc đua vào ghế Phó chủ tịch tài chính VFF dự kiến sẽ chỉ xoay quanh 3 gương mặt là ông Trần Văn Liêng, Lê Văn Thành và Phạm Thanh Hùng. So với những tên tuổi từng ngồi ghế Phó chủ tịch VFF trước đây như ông Lê Hùng Dũng hay Đoàn Nguyên Đức, danh sách này kém ấn tượng hơn rất nhiều. Đơn cử, ông Lê Văn Thành từng nhiều lần thất bại trong cuộc đua vào ghế Phó chủ tịch tài chính VFF, trong đó mới nhất ông Thành và doanh nhân Trần Văn Liêng đã thất bại trước ông Cấn Văn Nghĩa, vốn chỉ là cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu.
Vì sao chiếc ghế Phó chủ tịch VFF không thu hút được những gương mặt thực sự ấn tượng? Trao đổi với Tiền Phong cách đây không lâu, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần thể thao SLNA Nguyễn Hồng Thanh cho rằng, VFF không lý do gì không dám để các ứng viên tranh cử công khai tại đại hội. "Mình không có gì khuất tất thì tại sao lại phải ngại?"- đây là câu hỏi ông Nguyễn Hồng Thanh nói với Tiền Phong.
Trên thực tế ở đại hội 7 khi ông Lê Hùng Dũng đắc cử Chủ tịch, VFF đã mở rộng cửa mời báo chí theo dõi cuộc đua giữa các ứng viên. Tuy nhiên khi sang đại hội 8 cũng với 1 ứng viên duy nhất là người nhà nước vào ghế Chủ tịch, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Khánh Hải, VFF đã bất ngờ tổ chức kín. Dư luận và giới hâm mộ vì vậy không còn cơ hội để theo dõi những "tinh hoa" của làng bóng đá Việt Nam bộc lộ tài năng.
Theo tìm hiểu thì trong cuộc đua vào ghế Phó chủ tịch tài chính sắp tới, VFF cũng chưa có kế hoạch bắt buộc ứng viên trình bày đề án tranh cử, mở cửa đại hội để dư luận được theo dõi. Lãnh đạo VFF cũng không có động thái mời chào đối với những doanh nhân lớn ngoài xã hội, thay vào đó chỉ tập trung định hướng cho "người nhà".
Với tư duy cũ kỹ không theo kịp thời cuộc, sự thiếu quyết đoán mang tính đột phá của lãnh đạo VFF đương nhiệm thì thật khó trông đợi người giỏi mặn mà với chiếc ghế Phó chủ tịch tài chính.
Ứng viên Phó Chủ tịch tài chính VFF phải đảm bảo trong sạch tài chính cá nhân Nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng, các ứng viên Phó chủ tịch tài chính VFF trước hết phải đảm bảo sự trong sạch về tài chính của cá nhân họ. VFF đang hoàn tất các thủ tục để có thể bầu Phó chủ tịch phụ trách tài chính VFF trong thời gian tới - vị trí mà ông Trần Quốc Tuấn phải...