“Bà Tưng” vào đề thi: Sở GD rút kinh nghiệm
Trước nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc đưa nội dung “Bà Tưng”, Ngọc Trinh vào đề thi học sinh giỏi lớp 12, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hải Phòng đã rút kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho biết, đề thi học sinh giỏi môn Văn có nội dung hỏi về nhân vật “Bà Tưng”, Ngọc Trinh tuy không sai nhưng khi có dư luận thì Sở cũng đã rút kinh nghiệm.
“Nói chung là người ra đề thi không sai, nhưng về góc độ nào đó chúng tôi đã rút kinh nghiệm”, ông Trường nói.
Theo ông Trường, trước khi có cuộc thi học sinh giỏi, các địa phương, quận huyện đã tổ chức chọn lọc ra những học sinh ưu tú, giỏi nhất. Mặt khác, kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố ở khuôn khổ nhỏ nên sở phải chọn ra những học sinh có tầm nhận thức cao, giỏi thực sự để đi dự thi học sinh giỏi quốc gia.
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 có nội dung hỏi về “Bà Từng”, Ngọc Trinh
Hội đồng chấm thi cũng vừa chấm xong bài thi của 82 thí sinh dự thi bảng A. Kết quả chấm thi cho thấy không có học sinh nào ủng hộ quan điểm sống của hai nhân vật “Bà Tưng” và Ngọc Trinh. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 8,75 điểm, thấp nhất là 5,5 điểm.
Sở GD-ĐT Hải Phòng cũng đã có văn bản báo cáo lãnh đạo TP Hải Phòng về nội dung đề thi kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12, tổ chức ngày 8/10, trong đó có nội dung liên quan đến phát ngôn của hai nhân vật gây tranh cãi về quan điểm sống…
Video đang HOT
Ngày 9/10, ông Trường cho KhamPha.vn biết, Bộ GD-ĐT có khuyến khích các sở khi ra đề thi nên có cái mới và phù hợp thực tiễn học sinh để các em được thể hiện quan điểm của bản thân. Sở GD Hải Phòng cũng tiếp thu ý kiến đó và có hướng đổi mới trong việc ra đề. Việc ra đề thi do hội đồng thi đảm nhận. Trước khi ra đề, hội đồng ra đề thi đã họp và sự thống về nội dung của đề thi. Họ cũng xem xét nội dung ra đề có ảnh hưởng gì không, đề có chuẩn không. Rồi sau đó hội đồng ra đề mới có quyết định về nội dung trong đề thi lần cuối.
“Những năm trước sở cũng đã ra đề theo hướng mở để học sinh sáng tạo nhưng chưa rõ nét. Năm nay hội đồng ra đề thi ra nội dung cụ thể hơn. Ở tất cả các môn thi học sinh giỏi như Địa Lý, Giáo dục Công dân, môn Văn đều có câu hỏi mở dạng tương tự”, ông Trường chia sẻ.
Trả lời báo chí, ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho hay, đề thi đã thể hiện việc tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự, quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD- ĐT.
Dạng đề thi này nhằm kiểm tra thêm kĩ năng vận dụng kiến thức sách vở, soi sáng vào cuộc sống, cùng kĩ năng xem xét các vấn đề cuộc sống đa chiều, đa diện. Đồng thời, đề thi định hướng về vấn đề lối sống của giới trẻ nhìn trên quan điểm tiến bộ xã hội, không thể lấy việc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá làm động lực, ước mơ…
Ngày 8/10, Sở GD-ĐT Hải Phòng tổ chức kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi môn Văn lớp 12 cấp thành phố. Trong đề thi có câu 3 điểm hỏi như sau: Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: “Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?”. Mới đây cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh “Bà Tưng”) khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: “Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền”. Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: “Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ.” Đề thi “lạ” này đã khiến dư luận xôn xao và có nhiều ý kiến trái chiều.
Theo Khampha
"Con học trái tuyến như trang sức của bố mẹ"
Có nhiều lý do học trái tuyến, trong đó có cả việc con học trái tuyến như "trang sức" của bố mẹ: Con mình phải học trường đó mới hoành tráng.
Đó là phân tích của các lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 2/7.
Từ ngày 1/7, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn TP Hà Nội bắt đầu tuyển sinh đầu cấp. Do vậy, các lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nhận được nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề tuyển sinh năm học mới.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phân trần: "Các PV hỏi quan điểm của Sở về thông tin chạy trường, lớp. Chúng tôi rất suy nghĩ, bởi năm nào cũng có vấn đề này".
Ông Nguyễn Hiệp Thống nói: "Nếu có đầy đủ bằng cớ, hiệu trưởng của trường nào đó nhận tiền, vòi tiền của phụ huynh để nhận học sinh... Xin hãy cho chúng tôi biết. Theo phân cấp cán bộ, chúng tôi sẽ có xử lý".
Vị Phó giám đốc Sở khẳng định, không thể nào cấm được trái tuyến. Bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp phụ huynh có nhà ở quận này nhưng làm việc ở quận khác, nên phải xin cho con học trái tuyến.
Ông Phó giám đốc Sở lấy ví dụ từ chính mình từng xin cho con học trái tuyến: "Nhà tôi ngay cạnh trường Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nhưng xin cho con học ở Hoàn Kiếm vì vợ chồng tôi đều làm ở đây, tiện đón con. Như vậy, trường hợp như trên đây là nhu cầu thực tế, không thể ngăn cấm được".
Trường hợp khác xin cho con học trái tuyến để được học trường có điều kiện, giáo viên tốt hơn; cũng có trường hợp thấy trường ở trong ngõ an ninh không tốt, dân trí không tốt nên xin cho con học trái tuyến... tạo áp lực vừa khó cho tuyển sinh vừa khó cho nhà quản lý.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, không thể nào cấm được trái tuyến
Có mặt tại buổi giao ban, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng phân tích về nguyên nhân học trái tuyến.
Theo ông Tiến, nếu có nhu cầu trái tuyến, ở một khía cạnh nào đó cũng đáng mừng bởi phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con. Họ chọn trường, lớp tốt để con có điều kiện phát triển tốt nhất. Ngoài ra, theo ông Tiến, lý do khác là di dân cơ học. Nếu gia đình chuyển nhà về cạnh trường nhưng chưa có hộ khẩu, xin con học trường gần nhà vẫn là trái tuyến.
"Nhưng ở một khía cạnh khác, con học trái tuyến để làm trang sức sức cho bố mẹ. Con mình phải học trường đó mới hoành tráng chứ không hiểu rằng nếu học ở trường khác cũng không khác nhau lắm", người được "mệnh danh" là chuyên gia giáo dục tiểu học của Hà Nội nói.
Ông Tiến khẳng định, các tường tiểu học trên địa bàn thành phố không những đạt chuẩn tối thiếu mà còn trên mức.
"Nếu ai có nhu cầu hay không tin điều tôi nói hãy liên hệ với tôi. Chúng ta cùng đến dự một lớp học một trường bất kỳ để chứng minh điều tôi nói" - Ông Tiến nói.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, khắc phục hiện trạng học trái tuyến, nhiều năm nay, thành phố đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học. Để các trường nâng cao chất lượng, tạo môi trường sư phạm tốt để nâng điều kiện các trường lên như nhau.
Bên cạnh đó, Sở điểu chuyển cán bộ giáo viên từ các trường tốt đến những trường ở các trường ở vùng khó để nâng phong trào giáo dục. Thời gian gần đây, những trường khó khăn, học sinh vào không nhiều nhưng đã có nhiều giáo viên đạt thành tích tốt trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi.
"Như vậy, sự chênh lệch điều kiện giữa các trường đã xích gần lại. Tôi tin rằng, về sau này việc chọn trường sẽ bớt đi", Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nói.
Theo 24h
"Bà Tưng" vào đề thi: Ý kiến chuyên gia Đề thi học sinh giỏi môn Văn TP.Hải Phòng yêu cầu học sinh viết về câu nói "Tôi mơ ước có nhiều đại gia..." của "Bà Tưng" và "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" của người mẫu Ngọc Trinh. Chúng tôi hỏi ý kiến một số chuyên gia về đề thi lạ này. Đề thi có sáng tạo Tiến...