Ba tựa game mô phỏng quản lý khó nhất từ trước tới nay, không kiên nhẫn vô phương phá đảo
Các tựa game này không dành cho những người chơi thiếu đi sự kiên nhẫn.
Các tựa game đôi khi hay theo những cách rất khác nhau. Đối với một số người, việc có sự cạnh tranh, được kết bạn trong thế giới ảo hay đơn giản là ưa thích khám phá những vùng đất rộng lớn sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu. Nhưng ngược lại, cũng có người ưa thích thư giãn bằng việc thử thách bản thân thông qua tăng cao độ khó trong trò chơi. Và nếu vậy, sẽ rất phù hợp để các game thủ trải nghiệm những tựa game mô phỏng quản lý siêu khó dưới đây.
Chưa cần đi sâu chi tiết vào nội dung của trò chơi, chỉ cần lướt qua các diễn đàn game thủ sẽ không khó để tất cả nhận thấy vô số những lời than phiền về độ khó quá bá đạo của tựa game này.
Frostpunk gần giống như một trò chơi giải đố khi các game thủ cần phải tìm ra vấn đề mà cư dân của mình đang gặp phải, đồng thời nhanh chóng đưa ra các biện pháp cần thiết. Đa số có thể được giải quyết bằng việc thu thập nhiều tài nguyên hơn, nhưng để làm được điều này giữa khí hậu khắc nghiệt và vô số hiểm nguy rình rập chắc chắn là điều không dễ dàng.
Video đang HOT
Đa số các tựa game mô phỏng quản lý không yêu cầu người chơi phải hiểu biết, có kiến thức hay thông thạo bất kỳ lĩnh vực nào cụ thể. Đơn cử như Cities: Skylines không yêu cầu bằng kỹ sư xây dựng cũng như bạn chẳng cần bằng quản lý bệnh viện để chơi Two Point. Thế nhưng Oxygen Not Included lại mang tới một khái niệm khác hẳn.
Cụ thể, bạn sẽ cần một số kiến thức khoa học cơ bản để biết khi nào nên đưa ra quyết định trong Oxygen Not Included. Ngoài ra, hệ thống tính năng có chiều sâu, đa dạng nội dung cũng sẽ khiến không ít người chơi phải nản chí.
Bản thân Dwarf Fortress đã nổi tiếng được khá lâu trong làng game thế giới đơn giản vì nó là một trò chơi tương đối phức tạp. Bản thân không ít game thủ thừa nhận họ còn phải đọc wiki của tựa game, xem các hướng dẫn chán chê mà vẫn chưa hiểu hết cơ chế của nó.
Để chơi tốt Dwarf Fortress, đa số các game thủ sẽ cần hai yếu tố. Một là kiến thức cực sâu rộng về trò chơi và hai, quan trọng hơn là sự kiên nhẫn tột độ. Chỉ hai điều ấy thôi nhưng cũng đủ khiến không ít game thủ phải từ bỏ sớm.
Bán game trên Steam, nhà phát triển thành triệu phú, doanh thu tăng hơn 450 lần
Nếu đam mê cộng thêm một chút may mắn để thành công, bạn hoàn toàn có thể trở thành triệu phú nhờ các tựa game của mình.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như thời điểm gần đây, các tựa game hoàn toàn có thể biến nhiều nhà phát triển trở nên giàu có một cách khó tin. 9 năm trước, Markus Persson - người đã tạo ra Minecraft và thành lập Mojang Studio đã bán bom tấn này cho Microsoft với giá 2,5 tỷ đô - con số có lẽ chẳng ai ngờ được vào lúc đấy. Gần gũi với chúng ta hơn có lẽ là câu chuyện Flappy Bird, tựa game di động tuy đơn giản nhưng ở thời đỉnh cao, ước tính doanh thu từ quảng cáo có thể lên tới 50.000$ mỗi ngày.
Minecraft từng được bán với giá 2,5 tỷ đô
Nhưng nếu nói về mức độ thành công nhất có lẽ phải kể tới Dwarf Fortress - một trò chơi được tạo ra từ hai anh em Adams và tính tới nay đã có 16 năm tuổi đời. Trò chơi ở thời điểm đấy thậm chí còn có sức ảnh hưởng ngang Minecraft, nhưng lại không mang về lợi nhuận cho nhà phát triển. Thậm chí, nguồn kinh phí ít ỏi để phát triển và duy trì trò chơi cũng chủ yếu tới từ việc được donate thông qua kênh Discord cộng đồng của tựa game. Về cơ bản, Dwarf Fortress cũng được phát hành dưới dạng miễn phí, nên doanh thu kiếm về cho hai anh em Adams là không đáng kể.
Dwarf Fortress dù có độ ảnh hưởng được so sánh với Minecraft nhưng lại không tạo được doanh thu khi ra mắt
Mọi thứ chỉ thay đổi khi một trong hai anh em nhà phát triển, Zach mắc căn bệnh hiểm nghèo. Chi phí hóa đơn thuốc men quá lớn, khiến họ phải đi tới quyết định, đưa Dwarf Fortress lên Steam và yêu cầu người chơi trả tiền để có thể trải nghiệm. Ngay lập tức, mọi thứ thay đổi tới chóng mặt. Trước khi đưa lên Steam, mỗi tháng, Dwarf Fortress chỉ mang về cho anh em nhà Adams khoảng 15.000$, chủ yếu tới từ các khoản donate. Nhưng sau khi xuất hiện trên nền tảng này, con số đó đã lên thành 7 triệu đô, gấp hơn 450 lần tháng trước, qua đó biến anh em nhà Adams trở thành triệu phú.
Nhưng khi được ra mắt trên Steam, doanh thu của trò chơi đã tăng hơn 460 lần
Bản thân các game thủ cũng rất ủng hộ việc phải trả tiền để được chơi tựa game này, khi cho rằng nó là phần thưởng xứng đáng cho 16 năm miệt mài phát triển của anh em nhà Adams mà không hề màng bất kỳ tư lợi nào. Quả là một câu chuyện đẹp và xúc động trong làng game thế giới ở thời điểm hiện tại.
Dừng miễn phí game sau hơn 20 năm, nhà phát triển trở thành triệu phú ngay lập tức Đáng ngạc nhiên là dù dừng phát hành miễn phí nhưng rất nhiều game thủ lại không hề phản đối điều này. Trò chơi đang được nhắc tới ở đây chính là Dwarf Fortress - một cái tên có lẽ cũng không còn xa lạ với nhiều game thủ. Được phát triển dưới dạng một phần mềm miễn phí từ năm 2002, nhưng...