Bà Tú của thời @ và “siêu thị đồng nát” Trung Văn
Đến ven làng Trung Văn, xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội, hỏi người trong làng không ai cũng biết đến bà Mỹ, chủ của một “siêu thị” đồ cũ độc nhất vô nhị.
Bà Mỹ, chủ “siêu thị” đồ cũ độc nhất vô nhị. (Ảnh: Kiều Trang/Vietnam )
“Siêu thị” của người nghèo
Người dân xung quanh gọi vui bãi đồ cũ của bà Mỹ là “siêu thị” bởi ở đây không thiếu bất cứ mặt hàng nào, từ chén đĩa, quần áo, giầy dép, nội thất, đồ điện tử, gia dụng, thậm chí cả bàn thờ cũ…
Phóng viên Vietnam đến gặp bà vào một ngày thường nhưng câu chuyện với bà luôn bị đứt đoạn vì khách đến mua hàng không ngớt. Hàng hóa chủ yếu bà thu mua của những người bán đồng nát, hầu hết là những đồ đạc, vật dụng còn sử dụng được. Thậm chí bà còn cam đoan với khách: “Nếu không dùng được thì có thể đem trả”.
Khách đến mua hàng của bà Mỹ rất đa dạng. Sinh viên và những người lao động nghèo quanh vùng thường tìm đến chỗ bà sắm sửa đồ đạc gia dụng, quần áo, giày dép cũ. Cũng có người đến nhặt nhạnh linh kiện điện tử, máy móc, vật liệu… đem về sửa chữa bán lại cho khách có nhu cầu.
“Siêu thị” của bà Mỹ không thiếu thứ gì. (Ảnh: Kiều Trang/Vietnam )
Anh Nguyễn Văn Hưng (Xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội) vừa lật chọn những đôi giầy cũ vừa cho biết: “Nhà tôi cũng gần đây nên hay ra bãi này chọn đồ, trong nhà cứ thứ gì hỏng hoặc thiếu là lại chạy ra đây tìm trước, nếu không có mới ra chợ mua. Ở đây cũng nhiều món đồ còn dùng tốt mà giá chỉ bằng 1/3 giá hàng mua mới.”
Bà Mỹ kể rằng có ngày bà bán được 4 – 5 triệu đồng tiền hàng, trừ tiền vốn mua cũng lãi được 2 – 3 triệu đồng. Nhưng trừ đi tiền trả cho nhân công, hàng tồn, bến bãi, rồi mua lại đồ cũ người ta đem bán nên cũng chẳng được là bao, chưa kể bà còn bị trộm mất đồ liên tục.
Hàng đắt khách, bà phải thuê thêm ba nhân viên với thù lao 120.000 đồng/người/ngày để bán và trông hàng mà chuyện mất cắp vẫn xảy ra như cơm bữa. Có khi bọn trộm ngang nhiên lấy hàng của bà rồi chạy mất. Thân già, bà cũng đành chịu.
“Tôi chỉ ngồi một chỗ, những hàng hóa còn mới hay có giá trị tôi đều đặt xung quanh để đề phòng nhưng vẫn không tránh khỏi bị trộm. Nhiều lúc mải mê bán hàng quay ra vừa mất cả tiền vừa mất cả hàng lúc nào không hay,” bà Mỹ cười.
Nơi bà Mỹ bán cũng chính là “ngôi nhà” nơi bà đang sinh hoạt, dù chỉ là bãi đất trống ven đường, xung quanh không rào chắn. Hàng hóa cứ thế bà bày la liệt, không mái che, không cửa chặn.
Thuê bãi đất này với giá 1,5 triệu đồng/tháng, điện nước sinh hoạt không có, chỉ có một gian mái lá bà Mỹ để cất hàng lúc nắng, lúc mưa, còn bản thân bà thì ở túp lều nhỏ chỉ có mỗi cái giường, xung quanh toàn hàng hóa cũ.
Gần 60 tuổi đời, bà chỉ thui thủi một mình quanh bãi. Bà lo cho cơ ngơi của mình hơn cả lo cho bản thân vì sợ bọn trộm cắp, nghiện ngập đến trộm hàng.
Video đang HOT
Từ “gái phố” đến bà chủ đồng nát
Bà Bùi Thị Mỹ (sinh năm 1954) vốn là con gái gốc Hà Thành, sinh ra và lớn lên trên phố Cửa Nam. Bà từng học hết lớp 10 (tương đương lớp 12) tại trường Chu Văn An, Hà Nội nhưng vì nhà nghèo nên dù có giấy gọi vào đại học, bà Mỹ cũng không thể theo bạn bè đến trường.
Cuộc đời bà long đong với hai đời chồng đều đã khuất, một thân một mình bà nuôi 9 đứa con ăn học đều dựa vào cái “siêu thị” đồ cũ ấy, thấm thoắt đến nay đã được gần 30 năm.
Cả ngày buôn bán, khách khứa, người ra vào tấp nập là thế nhưng cứ đến tối thì chỉ còn mình bà ở lại bãi hàng trong ánh đèn dầu le lói. Những ngày mưa, một mình bà tất tả kéo phủ bạt lên che hàng cho khỏi ướt.
Góc sinh hoạt kiêm chỗ bày hàng của bà Mỹ. (Ảnh: Kiều Trang/Vietnam )
Tết đến, lo bãi hàng bị trộm, bà chỉ dám loanh quanh đón giao thừa ngay tại bãi. Con cái đến đón bà cũng không muốn rời, có đi bà cũng canh cánh chỉ mong nhanh nhanh quay về.
“Chỉ đi chúc Tết có vài nhà mà khi quay về đã bị mất bao nhiêu hàng. Nếu bỏ bãi đi cả Tết chắc tôi chẳng còn gì để bán,” bà Mỹ than thở.
Không có điện nước nên bà Mỹ cũng chẳng nấu nướng gì, những bữa ăn của bà là những hộp cơm nhờ mua hộ, cái bánh tẻ, bánh đúc… Tuổi cũng đã cao, không thể sống mãi một mình tại bãi đồ cũ, con cái của bà Mỹ cũng khuyên bà bỏ bãi về ở với con cháu nhưng gắn bó với bãi hàng đã lâu, bà không dứt ra được.
“Bây giờ muốn bỏ nghề, tôi sợ sẽ là gánh nặng cho con cháu. Lương hưu không có, của để dành cũng không, mình vui hàng, mình còn sức lực thì còn cố gắng làm thêm,” bà Mỹ tâm sự.
Tần tảo nuôi con nhờ cái “siêu thị” đã gần 30 năm, tính ra nghề này gắn bó với bà Mỹ nhiều hơn cả thời gian bà được sống với chồng với con. Hình ảnh người phụ nữ ở tuổi 60 tuổi vẫn “lặn lội thân cò khi quãng vắng”, dù đã có thể nghỉ ngơi quây quần bên con cháu, quả thật đáng nể phục, chẳng kém hình ảnh “bà Tú” trong bài “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương./.
Theo Dantri
Vietnam Idol lộ diện gương mặt triển vọng
Nhiều gương mặt triển vọng đã lộ diện trong ngày thử giọng thứ 2 của Vietnam Idol tại Hà Nội.
Sau hai ngày thử giọng, các precaster (giám khảo) gồm đạo diễn Đoàn Minh Tuấn, biên tập viên Huyền Thanh, nhạc sỹ Tường Văn, ca sỹ Hoàng Hải... đã tìm ra được những đại diện xứng đáng và ấn tượng nhất để đối diện với bộ ba giám khảo chính thức trong hai ngày 13 và 14/7.
Dưới đây là một số gương mặt gây chú ý đối với ban giám khảo Hà Nội:
Khán giả từng theo dõi những bộ phim truyền hình như Chiến dịch trái tim bên phải, Ma làng....chắc chắn sẽ không thể quên gương mặt điển trai của nam diễn viên Nguyễn Tùng Anh.
Diễn viên Nguyễn Tùng Anh đi thi Vietnam Idol
Bên cạnh đam mê diễn xuất, ngoài công tác tại Nhà hát kịch tuổi trẻ, Tùng Anh cũng rất yêu âm nhạc và cũng vì lời rủ rê của bạn bè, anh đã quyết định đăng ký tham gia Vietnam Idol 2012 để xem thử sân khấu ca nhạc có khác gì nhiều so với sân khấu kịch: "Nếu trong diễn xuất, mình cần phải biết cảm thụ nhân vật thì với ca hát, mình cần phải biết cảm thụ bài hát. Mình may mắn là đã đứng trên sân khấu nhiều rồi nên có một chút tự tin về phần khả năng diễn xuất khi thể hiện bài hát. Tham gia Vietnam Idol 2012, Tùng Anh hi vọng sẽ được sống với những bài hát và được thể hiện khả năng ca hát, một khả năng mà mọi người có thể chưa biết về mình"- anh chia sẻ.
Nguyễn Bảo Anh khá tự tin với khả năng hát tiếng Anh
Một gương mặt quen thuộc khác trên truyền hình cũng đến tham gia thử giọng chính là nữ diễn viên trẻ Nguyễn Bảo Anh. Cô từng tham gia các bộ phim dành cho giới trẻ như Bước nhảy xì tin, Nhật Ký Vàng Anh, Ngôi nhà nhiều cửa sổ...Bảo Anh chia sẻ nhân dịp cô trở lại Hà Nội sau thời gian công tác tại thành phố
Hồ Chí Minh và biết được thông tin Vietnam Idol 2012 tuyển sinh tại đây nên quyết định đăng ký tham gia để thoả niềm đam mê hát của mình: "Mình đã từng tham gia nhiều cuộc thi hát trước đây nhưng Vietnam Idol là cuộc thi âm nhạc lớn nhất, và mình muốn thử sức với lĩnh vực này sau khi được mọi người biết đến trong vai trò diễn viên. Nói về duyên cớ đến với cuộc thi có lẽ là vì bà ngoại của mình, bà đang ốm và mình muốn bà thấy mình xuất hiện trên tivi với hình ảnh của một đứa cháu say mê hát."- Bảo Anh chia sẻ.
Yêu thích thể loại acoustic, đặc biệt khả năng diễn xuất tốt, Bảo Anh hứa hẹn sẽ là nhân tố mới trong cuộc thi năm nay.
Người đẹp Kiều Trang muốn bước chân vào con đường ca hát
Lê Thị Kiều Trang đến từ trường đại học Ngoại thương từng lọt vào top 20 cuộc thi hoa hậu thế giới người Việt (khu vực miền Bắc) và Miss tài năng cuộc thi Hoa khôi Ô tô du lịch Việt Nam 2010 cũng muốn bước chân vào con đường ca hát khi đến với Vietnam Idol 2012.
Trang chia sẻ ngay từ khi vào đại học, việc tham gia vào nhiều hoạt đông và phong trào trong trường đã giúp cô tự tin hơn trong cuộc sống nói chung và sân khấu nói riêng. "Thần tượng Âm nhạc Vietnam Idol 2010 đã để lại cho mình khá nhiều dấu ấn khó quên và mình luôn ước ao sẽ được đứng trên sân khấu của cuộc thi này. Mẹ mình cũng là người động viên và ủng hộ khi mình tham gia cuộc thi, mẹ đã khuyên tuổi trẻ có đam mê thì hãy cứ thử sức".
Trang đặt mục tiêu ở cuộc thi này là càng vào sâu càng tốt vì khi càng vào sâu, cô sẽ học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm hơn khi bước chân vào con đường ca hát.
Anh thợ cắt tóc mê ca hát Nguyễn Đức Dương
Nguyễn Đức Dương (sinh năm 1990) đang làm thợ cắt tóc tại Hải Phòng vì khát khao muốn trở thành ca sỹ để đổi đời nên đã không ngại đường xa đến với ngày thử giọng thứ hai. Dương chia sẻ, sau khi tốt nghiệp cấp 3 và học tập tại một trường cao đẳng tại Hải Phòng, kinh tế khó khăn nên bạn quyết định kiếm một công việc để trang trải cuộc sống của mình.
Với sự giúp đỡ và chỉ dẫn của một anh thợ cắt tóc trên vỉa hè khác, Dương đã dùng số tiền mình tích góp được trong thời gian đi làm tiếp thị sản phẩm cũng như một chút ít từ gia đình để mua đồ nghề và mở một tiệm cắt tóc nhỏ ở vỉa hè cho riêng mình. Trung bình mỗi ngày Dương đón từ 4 đến 5 khách hàng đến cắt tóc nên đến bây giờ, bạn đã tự lo được cho chính bản thân mình.
Anh chia sẻ về đam mê hát của mình: "mỗi lần cắt tóc cho đứa em trai, nó hay bảo mình hát cho nó nghe, thế là mình hát và nó khen mình hát hay. Thế rồi khi cắt tóc cho khách, nếu ai thích nghe mình hát, mình cũng sẵn lòng vừa hát vừa cắt để mọi người vui. Mình ước mơ sẽ trở thành một nghệ sỹ cắt tóc có thể chinh phục Thần tượng Âm nhạc Vietnam Idol 2012".
Vũ Ngọc Linh đi thi Idol khi đã bước sang tuổi 30
Vũ Ngọc Linh, một thầy giáo dạy piano tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cũng đến tham dự Vietnam Idol với một lý do rất đơn giản là do thua độ với em trai của mình. Sinh ra trong một gia đình có bố cũng theo nghệ thuật khi đang giảng dạy khoa kèn tại Học viện âm nhạc quốc gia, Ngọc Linh hóm hỉnh chia sẻ rằng: "Ở gia đình mình, đàn ông thì theo nhạc còn đàn bà thì đi làm kinh tế".
Mặc dù công việc và niềm đam mê gắn liền với những phím đàm piano nhưng Ngọc Linh cũng rất thích hát: "Tôi thường nghêu ngao hát trong lúc đàn piano, tôi hát không hay nhưng tôi thích hát và muốn xem thử các giám khảo Vietnam Idol có chê mình quá không (cười) nên đã quyết định tham gia cuộc thi này". Năm nay đã 30 tuổi, độ tuổi cuối cùng được tham gia Vietnam Idol nên Vũ Ngọc Linh cũng muốn tranh thủ cơ hội này để thể hiện niềm đam mê ca hát của mình.
Dance mơ làm ca sĩ - Ngô Duy Linh
Ngô Duy Linh, một trong những dancer chuyên nghiệp đang hoạt động trong nhóm nhảy S.I.N.E tại Hà Nội chia sẻ lý do tham dự Vietnam Idol 2012: "mình thích hát từ lâu rồi nhưng lại có duyên bộ môn nhảy trước. Vì không có nhiều thời gian đầu tư cho việc hát do đang làm leader tại vũ đoàn S.I.N.E nên khi hoạt động của vũ đoàn ổn định, mình quyết định lấn sân sang ca hát khi tham gia Vietnam Idol 2012.".
Với khả năng vũ đạo, Duy Linh chắc chắn sẽ khai thác điểm mạnh ấy vào trong cách trình diễn của mình. Chàng trai này còn bật mí nếu được vào vòng trong, anh sẽ tiếp tục tạo nhiều bất ngờ cho khán giả với những chiêu trò mà anh đang áp ủ.
Vòng thử giọng tại Hà Nội tiếp tục ngày thứ ba (13/07/2012) tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đây là ngày thi mà các thí sinh sẽ được gặp gỡ với ban giám khảo chính thức của cuộc thi gồm nhạc sỹ Quốc Trung, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và ca sỹ Mỹ Tâm.
Thu Giang
Theo Khampha
Á khôi thời trang chi đẹp mua áo dài đấu giá "Á khôi Thời trang 2010" Kiều Trang đã chi đẹp khi bỏ ra 6.500 USD để sở hữu chiếc áo dài rực rỡ màu sắc với hình ảnh chú chim phụng huyền thoại của nhà thiết kế Vũ Phong làm từ thiện. Kiều Trang - Á khôi thời trang 2010 và nhà thiết kế Vũ Phong. Hành động của cô gái từng đoạt...