Bà trùm ma túy bị tuyên án tử vẫn “ngựa quen đường cũ” vì chứng tâm thần phân liệt
Liên tục phạm tội và đã bị tuyên án tử hình nhưng Bình lại tiếp tục bị tuyên thêm án tù mới.
Ngày 30/3, TAND TP Hà Nội tiến hành xét xử và tuyên phạt Nguyễn Ngọc Bình (SN 1970, trú ở xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội) 12 tháng tù về tội “ Bắt giữ người trái pháp luật” và 20 tháng tù về tội “ Cưỡng đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, tháng 3/2011, anh Nguyễn Xuân Đông (SN 1986, quê Yên Bái) vay của Bình 46 triệu đồng nhưng sau đó không có tiền trả. Khoảng 23h ngày 15/3/2012, Bình cùng các đối tượng Vũ Nam Long, Nguyễn Kim Đạt, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Quốc Toản và Nguyễn Văn Dũng (cùng trú tại Hà Nội) lừa anh Đông đến khu vực công trường xây dựng ở phường La Khê, quận Hà Đông (Hà Nội) đánh bạc.
Tại đây, Bình cùng đồng bọn đã bắt giữ anh Đông và ép phải gọi điện thoại cho người thân mang tiền đến trả.
Đáng nói là trước đó, quá trình điều tra xác định, Bình có dấu hiệu bị bệnh tâm thần, CQĐT đã ra quyết định trưng cầu giám định Viện pháp y tâm thần trung ương giám định tâm thần đối với bị cáo.
Kết luận giám định cho thấy, trước và trong khi gây án, Bình bị bệnh tâm thần phân liệt thể đơn thuần, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Bệnh ở giai đoạn nặng, mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Ngày 7/11/2012, CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với Bình. Sau đó, Bình bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trong khi ấy, nhóm đồng phạm của Bình bị đưa ra xét xử và nhận án tù.
Video đang HOT
Đến tháng 10/2014, Bình được đình chỉ việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh do bệnh ở giai đoạn ổn định, được chữa bệnh tại cộng đồng. Tháng 2-2015, CQĐT ra quyết định phục hồi điều tra đối với “nữ quái”.
Trong thời gian chữa bệnh tại cộng đồng, ngày 12/1/2015, Bình bị Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Vài tháng sau, Bình tiếp tục bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh do hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Hết thời gian chữa bệnh, Nguyễn Ngọc Bình bị phục hồi điều tra về tội Mua bán trái phép chất may túy.
“Nữ quái” Nguyễn Ngọc Bình bị đưa ra xét xử tại phiên tòa.
Điều đáng nói ở “nữ quái” này là thời gian tội phạm “gối đầu nhau” phức tạp. Trước đó, ngày 30/5/2008, TAND TP Hà Nội cũng đã xử phạt Bình 6 năm 5 tháng, 29 ngày tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Tiếp đến, ngày 12/8/2019, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) khởi tố bị can Bình về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Ngày 20/5/2021, Bình bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt mức án tử hình về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và 11 năm tù về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Tổng hợp hình phạt của 2 tội danh, Bình phải chấp hành mức án hình phạt chung là tử hình. Tuy nhiên, bản án này chưa có hiệu lực pháp luật.
Ngày 24/6/2021, Nguyễn Ngọc Bình tiếp tục bị TAND tỉnh Hòa Bình xử phạt mức án tù chung thân về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Chủ tịch HĐQT chi tiền giải cứu nhân viên
TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Tuấn Anh (SN 1983, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Bắt giữ người trái pháp luật" và tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Bị cáo Bùi Thị Yên (SN 1982, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông) cũng bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án về tội "Bắt giữ người trái pháp luật". Bị cáo Yên chấp nhận hình phạt của Toà án cấp sơ thẩm nên không kháng cáo và cũng không bị Viện kiểm sát kháng nghị nên bản án sơ thẩm đối với bị cáo Yên đã có hiệu lực.
Liên quan đến vụ án này, đối tượng Bùi Đức Vượng được xác định có hành vi vi phạm pháp luật nhưng sau khi vụ án xảy ra, Vượng đã bỏ trốn. Quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tố tụng quyết định tách phần liên quan đến đối tượng Vượng thành vụ án khác để giải quyết sau theo quy định của pháp luật. Bị hại trong vụ án là anh Bùi Văn Hoàng (SN 1985, trú tại quận Hà Đông) là nhân viên Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long.
Theo bản án sơ thẩm, trong thời gian từ năm 2016 đến 2019, anh Hoàng làm việc tại Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long cùng với bị cáo Yên và vay của Yên số tiền hơn 300 triệu đồng với lãi suất 1.500 đồng/1 triệu đồng/1 ngày. Anh Hoàng trả lãi cho Yên đến tháng 12/2019 thì không còn khả năng thanh toán cả tiền lãi và tiền gốc. Với mục đích lấy lại số tiền đã cho anh Hoàng vay, Yên có ý định nhờ người đòi nợ hộ.
Ngày 7/1/2020, Yên nhờ bị cáo Nguyễn Tuấn Anh (tức Hùng "râu") đòi nợ giúp. Yên cung cấp cho Tuấn Anh giấy tờ vay tiền tổng cộng 440 triệu đồng, cả tiền gốc lẫn tiền lãi và hình ảnh anh Hoàng. Nhận yêu cầu từ Yên, Tuấn Anh nói "phải đưa nó đi" (ý nói bắt anh Hoàng), đồng thời bảo đồng bọn theo dõi anh Hoàng mỗi khi anh Hoàng ra khỏi Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long.
Trưa 14/1/2020, anh Hoàng điều khiển xe máy ra khỏi Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long để ăn trưa. Ăn xong, anh Hoàng quay về công ty làm việc thì bị đối tượng tên Đen (chưa xác định được lai lịch) chặn xe và kéo lên ôtô do Tuấn Anh điều khiển đang chờ sẵn. Ngay khi bị kéo lên ôtô, Tuấn Anh đã dọa nạt anh Hoàng và anh Hoàng bị đối tượng Đen đánh đấm. Tiếp đó, Tuấn Anh cho anh Hoàng xem giấy tờ anh vay nợ tiền của Yên. Quá trình điều khiển ôtô đi lòng vòng nhiều nơi thuộc quận Hà Đông, Tuấn Anh nói với anh Hoàng rằng, số tiền Yên cho anh vay là tiền của Tuấn Anh. Đồng thời, Tuấn Anh yêu cầu anh Hoàng và Yên phải trả nợ anh ta số tiền như trong giấy ghi nợ anh ta đang cầm.
Nhận thấy anh Hoàng không có khả năng phản kháng, Tuấn Anh gọi điện thoại cho Bùi Đức Vượng (tức "Trắng") bảo chở Yên đến gặp anh Hoàng cùng nhóm người đòi nợ. Quá trình bắt giữ người trái pháp luật, nhóm đòi nợ ép anh Hoàng phải viết giấy vay tiền tổng cộng 840 triệu đồng và bắt anh Hoàng gọi điện cho người thân mang tiền trả nợ hộ.
Bị Tuấn Anh và các đối tượng đồng phạm khống chế, ép buộc, anh Hoàng buộc phải gọi điện cho ông Nguyễn Trí Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long để cầu cứu. Lo lắng cho nhân viên, ông Dũng đã trả nợ trước cho anh Hoàng một phần số tiền anh Hoàng bị Tuấn Anh ép viết giấy nhận nợ. Khi số tài khoản do Tuấn Anh cung cấp nhận được 440 triệu đồng và Yên thông báo bị cơ quan Công an triệu tập thì Tuấn Anh và nhóm đòi nợ mới chịu thả anh Hoàng. Từ nguồn tin tố giác tội phạm, Tuấn Anh đã bị cơ quan Công an bắt giữ.
Tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo Yên thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như trên và bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt 9 tháng tù về tội "Bắt giữ người trái pháp luật". Bị cáo Tuấn Anh không nhận tội và cho rằng, anh ta không liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm xác định, căn cứ vào kết quả điều tra và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đủ căn cứ xác định bị cáo Tuấn Anh đã phạm tội "Bắt giữ người trái pháp luật" và tội "Cưỡng đoạt tài sản", đồng thời tuyên phạt Tuấn Anh 9 năm 6 tháng tù.
Trong phiên tòa phúc thẩm, dù không kháng cáo và cũng không bị Viện kiểm sát kháng nghị về tội danh và hình phạt nhưng bị cáo Yên vẫn bị triệu tập đến phiên toà. Trước bục khai báo, bị cáo Yên một lần nữa thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm xác định. Về phía mình, bị cáo Tuấn Anh vẫn giữ nguyên quyết định kháng cáo khi cho rằng, anh ta không bắt giữ người trái pháp luật và cũng không cưỡng đoạt tài sản của anh Hoàng.
Sau nửa ngày mở phiên toà, HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội nhận thấy cần phải làm rõ thêm một số tình tiết trong vụ án này để xác định hành vi của bị cáo Tuấn Anh. Tuy nhiên, việc này không thể làm rõ ngay tại phiên tòa nên HĐXX phúc thẩm quyết định hoãn phiên toà xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Tuấn Anh.
Công an Quảng Nam xử lý nghiêm hoạt động "tín dụng đen" Lực lượng Công an tỉnh Quảng Nam đã tăng cường công tác đấu tranh, xử lý tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", nhưng hiện nay hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn tiềm ẩn phức tạp. Theo thống kê, từ đầu năm 2021 đến nay, lực...