Bà trùm đòi nợ thuê gây kinh hãi Đà thành
Dưới trướng quy tụ đám thuộc hạ hơn 30 đối tượng thuộc diện “tiền án, tiền sự nhiều hơn tiền mặt”, Bùi Công Hổ, biệt danh là “Hai lúa” (SN 1966, ngụ tổ 21, phường Bình Thuận, quận Hải Châu), trùm xã hội đen tại TP. Đà Nẵng liên tục tác oai tác quái. Chỉ trong thời gian ngắn, “Hai lúa” trực tiếp và chỉ đạo đàn em gây ra 7 vụ đòi nợ thuê, trong đó có nhiều vụ liên quan đến hành vi “ Bắt giữ người trái phép”và “Cưỡng đoạt tài sản”.
Nỗi kinh hãi của bà chủ đại lý vé số
Vụ việc xảy ra khá lâu nhưng mỗi khi nhắc lại, chị Vương Thị Thành, chủ đại lý vé số Phước Nguyên, ngụ tại số 256, đường Cách Mạng Tháng Tám (thuộc địa bàn phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) vẫn còn bàng hoàng, kinh hãi. Chuyện là, trong thời gian sinh sống tại phường Khuê Trung, chị Thành có quan hệ tình cảm với một người đàn ông tên Hoàng Thanh Bình.
Anh Bình là dân kinh doanh, đầu năm 2007 có vay nóng của một người đàn bà tên là Phương ở đường Lý Thường Kiệt (TP. Đà Nẵng) số tiền 100 triệu đồng. Do công việc làm ăn không thuận lợi, số tiền vay lãi mẹ đẻ lãi con, mất khả năng chi trả, anh Bình buộc phải bỏ trốn lên Gia Lai lánh nạn.
Mặc dù chị Thành không có liên quan gì vào chuyện vay muợn tiền giữa anh Bình và bà Phương, nhưng khi anh Bình bỏ trốn, bà Phương có đến nhà của chị Thành hỏi về số tiền, sau đó thuê một nhóm xã hội đen đe dọa hành hung, buộc phải viết giấy nợ 120 triệu đồng.
Chị Thành nhớ lại: “Khoảng 15 giờ ngày 19/3/2008, tôi đang ở nhà một mình thì có một nhóm gồm 7 thanh niên mặt mày bặm trợn, xô cửa xông vào nhà. Tôi không biết chuyện gì, định hỏi thì một tên trong bọn lớn tiếng yêu cầu tôi ngồi vào bàn nói chuyện. Một đứa tự xưng tên là Dồ, hất hàm hỏi: “Ông Bình lừa chị tôi lấy tiền, giờ bà tính sao đây?”. Nghe tôi thanh minh là không có nợ ai hết, tên này tiếp lời hỏi: “Bà không biết sao có CMND của bà đây?”.
Đối tượng Bùi Công Hổ
Dứt lời, một tên trong nhóm xông vào dùng cuộn giấy photocopy đánh vào mặt tôi, sau đó được đồng bọn can ra. Tôi liền nói: “Ông Bình mượn chứ tôi không biết gì cả. Giờ, ông Bình bỏ đi Gia Lai rồi”. Nghe tôi nói vậy, tên Dồ rút điện thoại trong túi ra gọi cho bà Phương, sau đó đưa cho tôi nói chuyện.
Video đang HOT
Qua điện thoại, tôi có phân bua với bà Phương là ông Bình mượn tiền chứ tôi không mượn, sao lại cho người lên đòi. Một lúc sau, Dồ lại liên lạc với bà Phương qua điện thoại và cúp máy, tuyên bố: “Bây giờ không nói gì nữa, bà phải xuống gặp chị Phương để nói chuyện”.
Thấy số thanh niên này quá hung hăng, liên tục dọa nạt bằng ngôn ngữ chợ búa, tôi quá hoảng loạn tinh thần, buộc phải đi theo bọn chúng. Tên dùng cuộn giấy đánh vào mặt tôi yêu cầu đưa chìa khóa xe Mio, buộc tôi ngồi lên rồi chở đi. Đằng sau có 4 xe máy và 1 xe ô tô của bọn chúng áp tải…”.
Khi cả nhóm đi đến gần chợ đầu mối Hòa Cường (thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) thì ghé vào nhà một người, nơi đó có thêm một số đồng bọn đang ngồi nhậu, chúng giở trò vừa đấm vừa xoa để khủng bố tinh thần chị Thành.
Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, chúng bắt chị bỏ lên xe ô tô chở về hướng trung tâm TP. Đà Nẵng. Trên đường đi, một tên ngồi bên cạnh lục tìm điện thoại riêng của chị và tra hỏi các mối quan hệ với ông Bình. Xe chạy vòng vèo chừng 20 phút thì dừng lại quán cà phê trên đường Lý Thường Kiệt để gặp bà Phương.
Tại đây, một tên trong nhóm hỏi bà Phương: “Chừ chị tính sao đây?” thì được trả lời: “Nó nợ thì phải viết giấy nợ”. Dù chị Thành có thanh minh thế nào thì bọn chúng vẫn dọa nạt và ép chị Thành viết giấy nợ với số tiền là 120 triệu đồng (trong đó 100 triệu đồng tiền nợ, 20 triệu đồng là tiền lãi trong 10 ngày) và đến ngày 30/3/2008 phải trả đủ. Sau khi buộc chị Thành viết xong giấy nợ, bọn chúng mới trả điện thoại và xe máy cho chị ra về…
Chiều hôm sau, bọn chúng liên hệ với chị Thành thương lượng việc trả nợ tại quán cà phê Trân Trân, số 11 đường Nguyễn Hoàng. Tại đây, Dồ và 3 đồng bọn yêu cầu chị Thành phải tìm ông Bình về cho bọn chúng xử, còn không thì phải đưa 50% số tiền ông Bình nợ bà Phương thì mới yên thân.
Chúng còn yêu cầu chị Thành đưa 3 triệu đồng là số tiền được phép nói chuyện với đại ca Dồ, để đại ca không cho đàn em lên quậy phá trong thời gian 10 ngày lo chạy tiền trả nợ. Chị buộc phải dẫn bọn chúng qua nhà một người bạn lấy tiền nợ để đưa, nhưng bạn không có ở nhà. Chị Thành năn nỉ sáng 21/3/2008 sẽ giao tiền và bị chúng bắt viết thêm giấy nợ 3 triệu mới được thả về. Trên đường về, 2 tên đàn em của Dồ chạy xe máy theo chị Thành, buộc chị phải bồi dưỡng thêm cho chúng 2 triệu đồng tiền môi giới gặp đại ca Dồ.
Nắm bắt thông tin, Công an quận Cẩm Lệ vào cuộc xác minh và tiến hành bắt giữ số đối tượng liên quan gồm: Nguyễn Ngọc Chinh, biệt danh là “Dồ” (SN 1974), Lê Hậu (SN 1969), Nguyễn Ngọc Dũng (biệt danh “Dũng ba vú”, SN 1979), cùng ngụ quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng, Đặng Thanh Long (tự “Long con”, SN 1962), Trương Thanh Sơn (tự “Ly”, SN 1971, cùng ngụ quận Hải Châu, và Huỳnh Văn Tú (biệt danh là “Bịp”, SN 1986, ngụ quận Thanh Khê). Sau khi bị bắt, số đối tượng này khai nhận cùng đồng bọn thực hiện việc đòi nợ thuê do đại ca “Hai lúa” cầm trịch.
Cụ thể, khoảng 8 giờ 30 phút ngày 19/3/2008, bà Phương nhắn Đặng Thanh Long đến nhà riêng để nhờ đi đòi nợ chị Thành với lời nhắn: “Việc công an tôi sẽ lo, vì tôi quen biết nhiều…”. Nghe vậy, Long nhận lời và đến nhà Bùi Công Hổ, một trùm xã hội đen tại Đà Nẵng để bàn mưu, tính kế. Tại đây, sau khi nghe Long kể lại toàn bộ việc bà Phương nhờ đòi nợ, Hổ tập trung 13 đàn em đi xuống nhà bà Phương.
Bà Phương yêu cầu bọn Hổ đi thu nợ ông Hoàng Thanh Bình đã vay 100 triệu đồng nhưng đã bỏ trốn, nên lên nhà chị Thành là người yêu của ông Bình để đòi nợ. Hai bên thống nhất nếu lấy được tiền, bà Phương phải đưa cho bọn Hổ 30% tức là 30 triệu đồng và đưa trước cho chúng 2 triệu đồng để đổ xăng, gọi điện thoại.
Chiều cùng ngày, Hổ phân công đàn em thực hiện nhiệm vụ còn mình ở nhà nhậu. Sau khi cả nhóm ép chị Thành viết giấy biên nợ 120 triệu đồng, được bà Phương ứng thêm 5 triệu, Hổ chia cho mỗi người 350.000 đồng, riêng Long lớn tuổi và giới thiệu, dắt mối nên được chia 450.000 đồng. Tại đây, Hổ, Long và Sơn tổ chức ăn nhậu tiếp.
Ngoài vụ án trên, Công an quận Cẩm Lệ còn làm rõ thêm vụ 6 vụ cưỡng đoạt tài sản do đại ca “Hai lúa” chủ mưu. Anh Nhựt ngụ huyện Hòa Vang) nợ 10 triệu đồng nợ của anh Trịnh Hồng Minh. Phi vụ này, “Hai lúa” cùng đàn em buộc anh Minh chi cho bọn chúng 5 triệu đồng sau khi đòi được anh Nhựt số nợ trên. Ngoài các vụ đại ca Hổ trực tiếp tham gia, các vụ còn lại, Hổ chỉ đạo đệ tử thân cận nhất là Nguyễn Ngọc Chinh (Dồ).
Tháng 1/2007, Chinh dẫn theo 6 đàn em sang phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) đòi nợ 250 triệu đồng cho anh Trúc. Trong vụ này, Chinh thu được của chủ nợ 40 triệu đồng giao cho “Hai lúa” chia đều cho số đệ tử cùng tham gia. Cùng thời điểm, nhóm của “Hai lúa” còn đòi nợ thuê 35 triệu đồng ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), 20 triệu đồng trên đường Cách Mạng Tháng Tám (thuộc phường Khuê Trung), 50 triệu đồng của một người tên Trình Mập (chưa xác định bị hại).
Đối tượng Bùi Công Hổ tại cơ quan điều tra
Sau khi củng cố chứng cứ, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cẩm Lệ thực hiện lệnh bắt khẩn cấp toàn bộ số đối tượng liên quan đến hành vi “Cưỡng đoạt tài sản” và “Bắt giữ người trái pháp luật”. Riêng ông trùm “Hai lúa” cũng một số đàn em thân tín nhanh chân bỏ trốn khỏi địa phương, bị truy nã toàn quốc.
Hết thời “Hai lúa”
Tròn 1 năm sau ngày nhóm xã hội đen chuyên đòi nợ thuê bị triệt phá, “ông trùm” Bùi Công Hổ bắt đầu mò về lại Đà Nẵng, móc nối với đám đàn em thân cận, chuẩn bị tiếp tục gây án. Địa bàn mà y dự định “xưng hùng xưng bá” là khu vực Bến xe trung tâm Đà Nẵng. Mặc dù thừa biết bản thân đang có tới 2 lệnh truy nã của Công an quận Cẩm Lệ và Công an quận Hải Châu, nhưng với bản tính liều lĩnh và tự tin vào tài cải trang, Hổ nghĩ rằng công an sẽ khó mà phát hiện ra. Thật ra, khi Hổ vừa đặt chân đến đất Hòa An thì các trinh sát công an Cẩm Lệ đã giám sát, chờ cơ hội thuận lợi sẽ ra tay bắt giữ.
Một chiều trung tuần tháng 4/2009, ở một quán nhậu bình dân tại tổ 13, phường Hòa An có 4 người đàn ông đứng tuổi ngồi uống bia. Trong đó có một người trung niên, tóc dài chấm ngang vai, môi đỏ, thoạt nhìn giống như phụ nữ. Tuy bé nhất hội nhưng người đàn ông tóc dài được bạn nhậu kiêng nể, mở miệng là một dạ hai vâng.
Tầm 18 giờ, quán đón thêm 2 vị khách trẻ tuổi, tính tình vui vẻ, cởi mở. Uống đến ly thứ 3, một người móc điện thoại di động gọi oang oang: “Anh trai à? Đang ở đâu vậy? Hôm nay cò được miếng đất hơn 100 triệu, mời anh ra quán Phượng nhậu tí cho vui. Có mồi rồi, anh ra ngay nhé”. Chừng 15 phút sau, thêm một người xuất hiện, sà vào chung bàn 2 thanh niên trẻ .
Ngồi chưa nóng chỗ, đột nhiên cả ba đồng loạt tiến đến bàn nhậu kế bên. Thấy có người lạ đi đến, gã thanh niên tóc dài hốt hoảng đứng dậy, nhưng kèm theo tiếng hô đanh gọn “Bùi Công Hổ, anh đã bị bắt” là chiếc còng số tám bập vào tay. Chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, đám bạn nhậu đứng dậy định phản ứng thì người thanh niên trẻ rút súng ra cảnh cáo.
Sự việc diễn ra trong tích tắc, lúc này mọi người trong quán mới biết 3 người khách vừa đến quán là các trinh sát công an, còn người bị bắt giữ là Bùi Công Hổ, tên tội phạm nguy hiểm có tới 2 lệnh truy nã về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản” và “Bắt giữ người trái pháp luật”.
Thành tích nổi bật trên trận tuyến đấu tranh phòng chống tội phạm của Công an quận Cẩm Lệ với việc bắt giữ thành công Bùi Công Hổ, biệt danh ông trùm “Hai lúa” khiến cho các băng nhóm tội phạm trên địa bàn TP. Đà Nẵng rúng động. Bởi vì hầu hết các vụ đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen từ xưa đến nay trên địa bàn TP. Đà Nẵng đều có liên quan đến ông trùm này. Điều làm mọi người bất ngờ là nhìn vẻ bề ngoài, “Hai lúa” rất yểu điệu, trông giống dân pê-đê hơn là thủ lĩnh của băng nhóm chuyên đòi nợ thuê.
Tạng người gầy guộc, khuôn mặt trái xoan, môi đỏ, tóc dài, duy chỉ có đôi mắt giảo hoạt của Hổ là thể hiện chất lưu manh. Sau khi bị bắt, “Hai lúa” không thừa nhận tội lỗi đã gây ra, một mực kêu oan. Anh ta lý sự chẳng ra dáng đại ca tí nào: “Em vô tình tham gia chứ không phải vai trò chủ mưu. Họ cho em tiền thì em nhận chứ có biết chi mô”.
Theo Phunutoday
"Chạy án" không thành, nối gót chồng vào tù
Muốn chồng thoát án tử hình, Đỗ Thị Phương (tức Phường, SN 1971, trú ở số 11 đường Hữu Nghị, thị xã Móng Cái, Quảng Ninh) đã bỏ ra khoản tiền lớn để "chạy án". Sự việc không thành, đối tượng liền thuê "dân anh chị" bắt giữ người trái phép.
Đỗ Thị Phương cùng đồng phạm tại phiên tòa
Chiều 18-4-2011, trong bữa cơm ở phố Thái Thịnh, quận Đống Đa, Đỗ Thị Phương nói với Nguyễn Hữu Nghĩa (SN 1960, trú ở xóm 18, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm) về việc chị ta nhờ Phạm Anh Tuấn (trú ở TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đứng ra chạy án cho chồng là Nguyễn Tiến Chung (tức Chung linh hột) và Nguyễn Tiến Phương (Phương linh hột), anh trai chồng nhưng không thành. Dù việc "chạy án" không đem lại kết quả, song Tuấn không chịu hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận. Nghe vợ "Chung linh hột" trình bày như vậy, Nghĩa liền bảo Phương hẹn gặp Tuấn để đối tượng giúp đòi lại tiền. Ngay trưa hôm sau, Phương hẹn gặp Tuấn tại một quán cà phê trên đường Lê Đức Thọ, Hà Nội. Tại đây, Phương và Nghĩa ép Tuấn phải viết giấy vay nợ 275.000USD (tương ứng với số tiền "chạy án" chưa hoàn trả). Tuy nhiên, Tuấn quả quyết số tiền đó là do Phương cùng người nhà đưa cho một người khác chứ không phải anh ta nên đề nghị được đi tìm người đã nhận tiền thực sự để đòi lại trả cho Phương.
Sau khi Tuấn buộc phải viết giấy nhận nợ và cam kết sẽ trả vào ngày 4-5, Phương và Nghĩa thống nhất để "đàn em" của Nghĩa đi theo giám sát "con nợ" xoay tiền. Ngay lập tức, Nghĩa gọi điện thoại cho Phạm Đức Thịnh (SN 1978, trú tại khu 4, thị trấn Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang), Lý Hồng Luân (SN 1989, trú ở xã Trung Trực, Yên Sơn, Tuyên Quang), Nguyễn Duy Sinh (SN 1982) và Hà Văn Lợi (SN 1965, cùng trú ở thị trấn Đông Anh, Hà Nội) đến quán cà phê trên đường Lê Đức Thọ nhận "nhiệm vụ". Ngay chiều hôm ấy, nhóm "đàn em" của Nghĩa đã thuê xe ô tô "áp giải" Tuấn về Hải Dương tìm người đã cầm tiền "chạy án" của Phương nhưng không gặp. Sợ tính mạng của mình không an toàn, Tuấn tiếp tục bảo các đối tượng bắt giữ anh ta đưa đi tìm người quen để vay tiền trả cho Phương, nhưng cũng không xong. Với ý đồ bắt Tuấn phải trả tiền bằng được, đám "đàn em" của Nghĩa sau đó vẫn tiếp tục khống chế và giam giữ "con nợ" tại nhiều nhà nghỉ khác nhau. Sau nhiều ngày bị bắt và giam giữ, trưa 23-4, Phạm Anh Tuấn đã được lực lượng công an giải cứu an toàn tại một nhà nghỉ thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên. Quá trình lần theo dấu vết và bất ngờ tập kích ổ nhóm bắt giữ người trái pháp luật, lực lượng công an cũng đã thu giữ hàng chục dao kiếm, dùi cui điện và 1 khẩu súng Rulo bắn đạn cao su của các đối tượng.
Với hành vi nêu trên, Đỗ Thị Phương và Nguyễn Hữu Nghĩa cùng đồng bọn bị VKSND quận Long Biên truy tố ra trước tòa án cùng cấp về tội bắt giữ người trái pháp luật có tổ chức, theo điểm a, khoản 2, Điều 123-BLHS. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 16-12 vừa qua, mặc dù các đối tượng một mực quanh co, chối tội, song căn cứ vào các tài liệu của vụ án, HĐXX nhận thấy hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội như cơ quan công tố cáo buộc. Đánh giá về tính chất, mức độ của tội phạm, tòa án cho rằng đây là vụ án đồng phạm có tổ chức, trong đó, Đỗ Thị Phương và Nguyễn Hữu Nghĩa giữ vai trò chính, là người khởi xướng và chỉ đạo, các bị cáo còn lại giữ vai trò thực hành tích cực. Với nhận định này và sau khi xem xét mức độ phạm tội cùng nhân thân của từng bị cáo, TAND quận Long Biên đã quyết định tuyên phạt Đỗ Thị Phương 8 tháng tù, Nguyễn Hữu Nghĩa 12 tháng tù, Phạm Đức Thịnh 11 tháng tù; các bị cáo còn lại là Lý Hồng Luân, Hà Văn Lợi và Nguyễn Duy Sinh cùng phải nhận 10 tháng tù giam.
Theo ANTD
Cuộc truy bắt bà trùm Ngày 1-11-2011, Báo Công an TPHCM đăng bài "Bóc gỡ đường dây buôn ma túy và súng đạn" phản ánh chiến công xuất sắc của Bộ đội Biên phòng Tây Ninh, Cục Cảnh sát phòng chống ma túy phía Nam và Phòng CSĐTTP về ma túy Công an TPHCM, ròng rã nhiều tháng trời đấu tranh, triệt phá đường dây tuồn ma túy...