Bà trùm đa tình Lại Thị Ngấn chết ngất ngày đền tội, nỗi đau mẹ già
Tới pháp trường, nhìn thấy bảy chiếc quan tài đỏ chờ sẵn, Ngấn sợ đến ngất xỉu. Đến khi buộc vào cọc tại trường bắn thì Ngấn trông như một cái xác không hồn.
Đời nghề của Thượng tá Hồ Như Vọng chỉ có hai lần đối diễn với nữ tử tù tại trường bắn. Đó là hai tử tù lĩnh án liên quan đến buôn bán, vận chuyển ma tuý. Xử bắn tử tù là nữ khiến cho tâm lý của người chỉ huy lẫn các xạ thủ đều nặng nề.
Nhiều người đã kinh qua khói lửa của các cuộc chiến tranh, sống qua thời khắc giữa sự sống và cái chết nhưng khi được giao nhiệm vụ xạ thủ trong THA tử hình vẫn thấy ớn lạnh. Ông Vọng giãi bày với phóng viên: “Tôi cũng như nhiều người khác đều thấy rờn rợn khi phải đối mặt với nữ tử tù tại trường bắn. Dù có phạm tội lãnh án tử hình thì họ vẫn là phụ nữ, tay yếu chân mềm…”.
Hai đồng phạm là nữ trong đường dây ma tuý của Vũ Xuân Trường là Lại Thị Ngấn và Nguyễn Thị Hoa. Ngấn với “bản lĩnh” của mình được giới buôn “hàng trắng” thời đó đặt cho biệt danh “bà già heroin”, còn Hoa sở hữu một vóc dáng đầy đặn, thân hình nõn nà, nước da trắng hồng nên được coi là “hoa hậu ma tuý”. Nhưng ngày Vũ Xuân Trường và đồng bọn đi trên con đường độc đạo ra trường bắn Cầu Ngà và ở lại đó làm thành những nấm mồ thì chỉ có Lại Thị Ngấn là nữ, Hoa lãnh án tù chung thân.
Đại tá Hồ Như Vọng đau đáu sau mỗi lần THA tử tù
Ông Vọng nhớ lại, đường dây ma tuý của Vũ Xuân trường và đồng bọn làm chấn động dư luận thời bấy giờ. Lại Thị Ngấn cũng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma quỷ đó. Sinh ra tại một làng quê nghèo thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên, Ngấn bỏ quê lên phố, buôn đường dài tuyến Điện Biên và rồi trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Ngấn mua nhà mặt đường ở Hà Nội, xây khách sạn tư nhân.
Sự giàu lên nhanh chóng của Ngấn khiến người mẹ già ở quê nửa mừng, nửa lo. Rồi thì linh tính từ sâu thẳm trong trái tim của người mẹ mách bảo Ngấn sẽ gặp nạn từ cách làm ăn của mình. Người mẹ ấy đã tìm cách khuyên ngăn con gái nhưng vô vọng. Ngày cuối cùng người mẹ ấy gặp con, thấy khuôn mặt hốc hác, bộc lộ nhiều sự rối rắm, lo âu bà biết ngày đại hoạ đã đến rất gần với Ngấn. Một tuần sau ngày gặp mẹ tại quê nhà, Ngấn bị bắt tại Hà Nội.
Ngấn thành “ma sống” (từ mà phạm nhân thường gọi tử tù trong trại giam) sau khi phiên toà xét xử tuyên án tử hình với thị. Khu buồng biệt giam các tử tù, ban ngày im ắng đến lạ lùng. Tất cả các tử tù đều ngày ngủ vùi và đêm lại thức trân trân đếm thời gian. Đối với các tử từ, bình minh của họ lại bắt đầu kể từ lúc lặn mặt trời. Ban ngày họ ngủ lấy sức để ban đêm thức chờ ra… trường bắn. Quãng thời gian 2-3 giờ sáng là khoảng thời gian khủng khiếp nhất của các tử tù. Họ sống trong sự sợ hãi đến nghẹt thở, trong nỗi thấp thỏm chờ đợi… “thần chết gõ cửa”.
Sau khoảng thời gian này, chờ đợi đến chừng 4 giờ sáng mà không thấy tiếng mở khóa lách cách, tiếng cọt kẹt của cánh cửa nặng nề nơi khu xà lim mở ra khép lại là các tử tù thở phào nhẹ nhõm. Vậy là chưa có thêm một bản án nào nữa được thi hành và cuộc sống của họ lại được kéo dài thêm một ngày nữa. Tất cả lại ngủ vùi đến đêm lại thức, lại thấp thỏm đợi chờ….
Ngấn cũng chung tâm trạng với các tử tù khác, ngày ngủ vùi nhưng đêm đến không la hét huyên náo, không quằn quại nhớ người tình mà đêm nào thị cũng độc diễn một vở kịch giống nhau: “Thưa quý toà, tôi không có tội”! Ông Vọng bảo, trước cái chết đến rất gần, Ngấn sợ lắm, khác hẳn hôm tại phiên toà. Nhiều người tham dự phiên toà xét xử Ngấn đều ngạc nhiên vì sự ngoan cố đến khó tin của “bà già heroin” này.
Ngấn chối tội thuộc dạng siêu đẳng. Hỏi gì cũng không biết. Tại phiên tòa, Ngấn cũng bình thản đến lạnh lùng. Ngay cả khi tuyên án tử hình, Ngấn cũng vẫn giữ vẻ mặt lạnh lùng ấy và tịnh không rơi một giọt nước mắt. Nhưng đêm xuất buồng THA thì Ngấn lại sợ hãi đến mềm nhũn người, không thể bước đi nổi, hai tay cứ bấu chặt lấy người quản giáo.
Video đang HOT
Theo ông Vọng kể lại, đáu sau mỗi lần THA tử tù trước khi THA Ngấn đã yếu lắm rồi, tinh thần suy sụp hoàn toàn. Người nữ quản giáo hàng ngày vẫn quản lý, trông coi, chăm sóc Ngấn bây giờ lại phải dìu Ngấn đi, đánh răng, rửa mặt cho Ngấn và nói những lời động viên an ủi cho Ngấn ra đi thanh thản.
Bên tai Ngấn không còn nghe thấy lời động viên mà chỉ thấy tiếng ù ù của một miền tối tăm mà thị sắp đến. Con người to béo, phốp pháp là thế mà hôm nay nhũn ra không thể đi bằng đôi chân của mình. Hai nữ quản giáo phải sốc nách, còn Ngấn cứ rền rệt đôi chân trên đất. Ngấn sợ hãi đến mức đáy quần luôn ướt rệt. Người nữ quản giáo phải thay cho Ngấn mấy lần quần mới.
Tới pháp trường, nhìn thấy bảy chiếc quan tài đỏ chờ sẵn, Ngấn sợ đến ngất xỉu. Người quản giáo phải bấm, day mạnh vào huyệt nhân trung cho thị tỉnh lại. Đến khi buộc vào cọc tại trường bắn thì Ngấn trông như một cái xác không hồn. Rạng sáng ngày 3/3/1998, một loạt súng vang lên kết thúc cuộc đời của con người tội lỗi, tự loại mình ra khỏi xã hội.
Theo ông Vọng kể lại: Sáng muộn, cuộc THA đã hoàn tất, Ngấn giờ thành một nấm đất sau trường bắn Cầu Ngà thì những người gần đấy bỗng nhìn thấy một người mẹ già chân chất đứng chết lặng đi bên ngoài. Bà chính là người mẹ tội nghiệp của Ngấn đã bao ngày khô nước mắt khóc con, hận mình khuyên răn con không được.
Bà trùm Lại Thị Ngấn khi bị bắt
Hôm ấy bà trở dậy, lật đật đi như chạy ra chùa, thắp nhang và cầu kinh chờ cho trời sáng. Đúng 5 giờ thì Đài tiếng nói Việt Nam nổi nhạc bắt đầu một ngày mới. Trong chương trình thời sự đầu tiên của ngày, đài đưa tin đã THA tử hình đối với các bị án trong đường dây ma túy Vũ Xuân Trường. Bà tức tốc thuê xe ôm lên Hà Nội. Rồi cuối cùng thì bà cũng tìm được đến trường bắn Cầu Ngà.
Lúc này, mặt trời lên cao bằng con sào. Bà chỉ còn nhìn thấy bẩy nấm đất người ta vừa mới chôn xong, trong ấy có đứa con tội lỗi của bà. Dáng bà siêu vẹo, bước chân đi như vô định, khuất bóng phía sau trường bắn. Bà đâu biết có một đôi mắt của người chiến sĩ công an vừa THA xong dõi theo thương cảm với nỗi lòng người mẹ!
Mai Hà
Theo_Người Đưa Tin
Trùm Năm Cam run rẩy, Vũ Xuân Trường lì lợm trước thời khắc độ hồn
Trùm giang hồ Năm Cam hét ra lửa nhưng ra pháp trường run rẩy như mèo ướt. Trùm ma túy Vũ Xuân Trường trước thời khắc độ hồn vẫn bình tĩnh "chào cán bộ, em đi"!
Ngoài đời những đại ca cộm cán hét ra lửa, những tay sát thủ máu lạnh giết người không ghê tay, những tên trùm ma tuý hàng "nóng" luôn kè kè bên người sẵn sáng xả súng khi bị truy đuổi... nhưng khi lãnh án tử hình vào "buồng" biệt giam thì bỗng chốc hiền như nai, nhũn như chi chi. Chỉ khi sự sống được đếm bằng ngày, bằng giờ thì khát khao sống, muốn làm người lương thiện trỗi dậy mãnh liệt. Đa số tử tù nào đến thời khắc "xuất buồng" ra pháp trường cũng...sợ chết, cá biệt có trùm ma túy Vũ Xuân Trường là một trong những tên gan lỳ, bình tĩnh... "Chào cán bộ, em đi"!.
Tử tù viết thư cho gia đình trước khi thi hành án.
"Xuất buồng" lúc rạng sáng
Khi bó gối ngồi đếm thời gian, chờ chết trong bốn bức tường bê tông lạnh ngắt, vô hồn những tên tội phạm tay súng tay dao khét tiếng không bất ngờ trước đoạn kết vô hậu. Lúc này, có tử tù nuối tiếc, hối hận đến không còn nước mắt để khóc nhưng có kẻ lại la thét cuồng loạn như có thể giết tất cả mọi người nếu được, rồi có tên lại rên rỉ tuyệt vọng tìm cách tự tử...Những quản giáo, dẫn giải tử tù ra pháp trường trong đời nghề vẫn thường ngày đối mặt với những con người phải bị loại bỏ.
Ngọn đèn vàng vọt hắt bóng lên bức tường bê tông xám xịt ở biệt giam tử tù của các trại giam đều giống nhau. Nó là sự leo lắt của những số phận con người phạm tội phập phù chờ ngày cuộc sống kết thúc. Tiếng kiểm tra ổ khóa lách cách cuối ngày khô khốc, lạnh lẽo. Sau công việc thường ngày ấy, không ít quản giáo đã đứng lặng lẽ nhìn chiếc bóng của mình đổ dài trên nền hành lang hun hút. Và rạng sáng, lại "xuất buồng" cho tử tù ra pháp trường.
Đêm có lệnh xuất buồng, một tử tù ra đi, nhiều quản giáo dù đã lâu năm hay mới vào nghề cũng có một cảm giác khó tả. Dẫu biết đó là những tên tội phạm phải đền tội với những gì gây ra cho xã hội. Và, cái chết ấy là sự răn đe để mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn. Kim đồng hồ trên tay người quản giáo chầm chậm trôi qua. Đêm tịch mịch thỉnh thoảng lại bị xé toạc bởi những tiếng cầu khấn, rên rỉ, la hét hoảng loạn của các tử tù biết đơn xin ân giảm án chết đã bị bác...
Thượng tá Hồ Như Vọng đưa 170 tử tù ra pháp trường thi hành án.
Ông Hồ Như Vọng chia sẻ với PV báo Người đưa tin: "Tôi ở ngoài trường bắn chuẩn bị đủ mọi thứ và đến ngược thời gian, chỉ vài giờ nữa thôi, 7 tử tù trong đường dây buôn bán ma tuý xuyên quốc gia Vũ Xuân Trường sẽ bị đưa ra pháp trường đền tội". Và cứ thế hết lần này sang lần khác, ông đã chuẩn bị cho biết bao tử tù trong đó có cả những người quen như Nguyễn Tùng Dương, Lê Duy Anh (bạn thân của con trai ông Vọng- PV), cả những tay giang hồ án hô mưa, gọi gió án ngữ một vùng như Khánh Trắng...
Ông còn nhắc lại, hôm ấy trong trại giam, Vũ Xuân Trường vẫn điềm tĩnh lạ thường. Hắn bình tĩnh đến phút cuối, khi làm xong thủ tục, ăn vài miếng phở để không thành ma đói. Quay sang cán bộ quản giáo, hắn nói nhỏ nhưng rõ từng tiếng: "Chào cán bộ, em đi"! Nhưng nhiều tử tủ khác, khi một mình ngồi chờ đợi bản án của pháp luật, đau đớn với bản án lương tâm, dằn vặt tột cùng với bao hỉ nộ ái ố của kiếp người đã mềm yếu dần. Hết tru tréo chửi rủa, cười nói điên dại lại khóc lóc hối hận, cầu xin cả người sống lẫn người chết. Ban ngày họ nằm im lìm bất động. Đêm xuống, lại ngồi chong mắt nhìn qua ô cửa thông gió, chờ đợi ánh bình minh lọt vào để biết mình còn được sống thêm một ngày nữa... Nhưng hôm nay, tất cả đã xuất buồng, chấm dứt những chuỗi ngày giằng xé, đan xen với bao cảm xúc trái ngược của những tử tù trong đường dây ma tuý lớn này.
Nhiều tử tù, những lúc nghe tiếng mở khoá lách cách, khô khan trong lúc trời chạng vạng đã không còn giữ được bình tĩnh. Họ đi vào làm thủ tục ra pháp trường mà vẫn luôn miệng kêu oan, dù biết sự kêu ấy chỉ như một thứ âm thanh phát ra mà chẳng biết nội dung là gì. Bữa ăn sáng của quản giáo dọn ra cho những tử tù này, họ không thể nuốt nổi, còn đáy quần ướt sũng từ lúc nào không hay biết.
Thời khắc độ hồn
Trong trí tưởng tượng của tôi, bữa cuối cùng của tử tù luôn là một bữa cơm thịnh soạn. Nói như các cụ nhà ta thì đó là "cơm gà, cá gỏi". Ông Hồ Như Vọng đính chính lại: "Không có như vậy đâu. Trước khi ra pháp trường tử tù được ăn sáng cũng giản đơn thôi. Bây giờ phổ biến là ăn bát mỳ bò, hoặc nếu mua được thì ăn phở, không thì được một cái bánh mỳ. Nhưng khi đối mặt với cái chết, dù biết trước nhiều tử tù vẫn sợ lắm. Hoạ hoằn lắm mới có người ăn được vài miếng còn lại đa phần ngồi rũ ra rồi".
Ông Vọng kể lại bằng những gì còn ám ảnh trong trí nhớ: Trong thời gian làm nghề có lẽ những tử tù còn giữ được thái độ bình thản trước khi xử bắn phải kể đến Vũ Xuân Trường, Dương Văn Khánh (Khánh trắng) và Nguyễn Tùng Dương. Trước sự chứng kiến của Hội đồng THA, của một số phóng viên báo chí (chụp ảnh, ghi hình) họ vẫn lặng lẽ ăn uống và hút thuốc. Cái chết được báo chết, không còn trông chờ vào một phép lạ nào có thể giải cứu được nên tâm lý sẵn sàng. Nhiều nhà tâm lý đều cho rằng, trước cái chết bỗng chốc con người ta run sợ. Nhưng với những kẻ giết người không ghê tay, đã quá quen với việc chém giết thì cái cảm xúc đáng sợ được giấu kín dưới bộ mặt lạnh, bình thản.
Trùm giang hồ Năm Cam khét tiếng một thời.
Nói vậy thôi, chứ một tay trùm xã hội đen khét tiếng như Năm Cam khi đối diện với thời khắc "dựa cột" cũng rúng động. "Tôi có được nghe đồng nghiệp kể lại, trước giờ áp giải ra pháp trường, "ông trùm" một thời bỗng run rẩy như mèo ướt. Mặt bợt bạt, nói không nên lời. Nếu không biết trước về những chiến tích bất hảo của Năm Cam khó ai có thể nhận ra mình đang đối diện với một tay anh chị mà khi còn bên ngoài chỉ nghe danh đã làm bao người khiếp đảm", ông Vọng thông tin nhanh với PV.
Thủ tục cho một tử tù ra pháp trường được tiến hành trong thời gian ngắn mà đầy đủ. Một trong những bước quan trọng, hội đồng THA kiểm tra căn cước của tử tù trước khi ra trường bắn. Sau đó giao cho tử tù đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao và nếu người bị kết án có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ đọc bản sao quyết định bác đơn xin ân giảm của chủ tịch nước (đó là những thủ tục bắt buộc). Tiếp theo, hội đồng thi hành án cho phép họ được viết thư, ghi âm lời nói hoặc giao đồ vật về cho thân nhân.
Thời khắc này tuy ngắn ngủi nhưng với tử tù là những giờ phút cuối cùng của sự sống. Xuất phát từ khát sống, không ít tử tù cố tình kéo dài giây phút này. Ông Vọng kể lại: "Khi tử tù viết thư về cho người thân, quản giáo chỉ cho họ một mẩu giấy nhỏ, nếu còn đủ bình tĩnh thì ghi âm giọng nói nhưng cũng chỉ một đoạn băng ngắn. Họ cũng là con người như bao người khác đều ham sống, sợ chết, nếu cho tử tù nhiều giấy thì họ ngồi viết thư cả tiếng đồng hồ không xong". Thực tế, chỉ với mẩu giấy nhỏ, nhưng có tử tù lặng người ngồi cắn bút, mắt mở trân trân nhìn vào khoảng không vô định. Và, phải mất rất nhiều thời gian, những con người tội lỗi ấy mới ngệch ngoạc được vài dòng chữ vĩnh biệt người thân.
Trùm ma túy xuyên quốc gia Vũ Xuân Trường khi bị bắt.
Thủ tục làm xong, tử tù bị bịt mắt băng khăn đen dẫn giải ra pháp trường. Tại đây, ông Vọng và đồng đội đã chuẩn bị sẵn sàng. 2 cọc được chôn bằng hai nưa thân tre, một ngang đầu gối, một ngang bả vai. Tử tù được đưa lại, cột chặt. Có tử tù khiếp sợ người rũ ra như tàu lá. Ông Vọng vào vị trí chỉ huy. Đội xạ thủ được đưa đến gồm 5 người và một chỉ huy. Tất cả dàn hàng ngang chờ hiệu lệnh: "Mục tiêu! Đối tượng! Bắn!" Dứt khẩu lệnh là thời khắc loạt đạn súng trường khô khốc vang lên. Tiếp sau đó, ông Vọng dẫn người chỉ huy đến bắn "phát bồi" (mà ta quen gọi là phát súng nhân đạo-PV) vào thái dương tử tù. Cán bộ pháp y đến để ống nghe vào vị trí trái tim tử tù để kiểm tra và xác nhận việc xử bắn hoàn thành.
Sáng rõ mặt người, đội xạ thủ rút. Trường bắn sau loạt đạn khô khốc trở nên im lặng, sự im lặng đến rợn người. Ông Vọng đã trải qua biết bao lần như vậy mà vẫn thoáng rùng mình, xót thương cho một kiếp người lạc lối. Ông lầm lũi làm nốt công việc cuối cùng, khâm niệm cho người tử thù vừa THA và lo chôn cất cho họ mồ yên mả đẹp, đánh dấu cẩn thận để 3 năm sau gia đình họ đưa về quê quán.
Mai Hà
Theo_Người Đưa Tin
Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND huyện sai phạm trong GPMB Ông Nguyễn Văn Bổng, Trưởng ban giải quyết tồn đọng huyện Kỳ Anh, nguyên Chủ tịch HĐBT-GPMB huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa bị khởi tố liên quan đến những sai phạm trong công tác đền bù, GPMB. Sáng nay (20/10), Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Tĩnh (PC 46)...