Ba trào lưu ‘khuấy đảo’ mạng xã hội bắt nguồn từ ‘hiện tượng kinh dị’ Get Out
Tiếp nối chuỗi thành công rực rỡ của hàng loạt bộ phim gây ám ảnh khán giả toàn cầu như series Insidious, series Ouija, Split… “ông hoàng” đế chế phim kinh dị hiện đại cho ra mắt kiệt tác mới – Get Out.
Không chỉ đạt thành công đáng kinh ngạc với doanh thu 113 triệu đô la tại thị trường Bắc Mỹ chỉ sau hơn 2 tuần công chiếu, Get Out hiện còn đang tạo nên một trào lưu mạnh mẽ trong giới truyền thông cũng như mạng xã hội nhờ chủ đề mới mẻ và sâu sắc mà bộ phim truyền tải.
Nội dung phim Get Out xoay quanh những rắc rối bí ẩn mà anh chàng người Mỹ gốc Phi Chris Washington (do Daniel Kaluuya thủ vai) phải đối mặt trong lần đầu tới thăm gia đình cô bạn gái da trắng Rose Armitage (do Allison Williams thủ vai). Khi tới dinh thự gia đình Rose, Chris ngày càng nhận thấy rõ hơn sự lạc lõng và cảm giác không được chào đón. Điều đã đem lại cảm giác rợn người hồi hộp cho khán giả ở bộ phim không phải yêu ma quái vật, mà chính là những cư xử, phản ứng kì quặc của cả những người da trắng lẫn những người da màu nơi đây đối với Chris.
Là một bộ phim kinh dị, Get Out không chỉ đơn thuần khai thác yếu tố ma mị bí ẩn mà còn châm biếm một cách thâm thúy nạn phân biệt chủng tộc. Đạo diễn của phim – Jordan Peele chia sẻ: “Bộ phim đề cập tới việc người Mỹ đang đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc ra sao và cho chúng ta thấy được vấn nạn này để lại những hậu quả đáng sợ tới mức nào. Đó thực sự là con “quái vật” đang ám ảnh nước Mỹ.”
Như một thành công trước mắt cho Get Out, các làn sóng làm xôn xao cộng đồng mạng đã được tạo nên từ vấn nạn ấy. Từ khóa “Get Out 2017″ hiện đang nằm trong top những từ khóa được tra cứu nhiều nhất trên Google. Chỉ cần 1 cú nhấp chuột tìm kiếm, sẽ có khoảng 448.000.000 kết quả với hàng loạt những bài báo, phong trào, thông tin… liên quan của bộ phim sẽ được tìm thấy.
Khi từ đệm Get Out trở thành sính ngữ
Sau thành công vang dội tại phòng vé Bắc Mỹ hồi đầu tháng 2, Get Out đã biến thành một từ khóa “ nóng” được cư dân mạng quốc tế truyền miệng liên tục với ý nghĩa chạy trốn nhằm cường điệu hóa các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí nhà sản xuất đã cung cấp cho khán giả một trang web có đầy đủ các công cụ cần thiết để tạo ra một bức ảnh rùng rợn nhưng lại có lời đề tựa ngụ ý vui nhộn có sử dụng từ Get Out. Ngay lập tức, trào lưu này đã lan truyền mạnh mẽ với vô số các câu nói “không thể hài hơn”.
Tạm dịch: Khi bạn kẹt trong buổi họp lúc 5:05 chiều thứ Sáu, hãy trốn đi!
Tạm dịch: Khi bạn đến lớp mà quên mất hôm nay có kiểm tra bài, hãy trốn đi ngay!
Video đang HOT
Tạm dịch: Khi bạn gái bảo “chúng ta cần phải nói chuyện”, hãy “lỉnh ngay”.
Get Out Meme ra đời trở thành trào lưu chế ảnh hot nhất trong cộng đồng mạng
Không chỉ sở hữu tên phim được ưa thích, các phân cảnh kinh dị trong phim cũng khiến dân mạng “sốt xình xịch”. Trong GET OUT có một cảnh phim khi mẹ của cô bạn gái Rose đã gọi Chris ngồi nói chuyện đối diện với mình và thôi miên cậu ta bằng thuật khuấy thìa trong tách trà, tạo nên những âm thanh khó chịu, bức bối. Đây là một trong những phân cảnh ghê rợn khiến nhiều người ám ảnh và chia sẻ lại các đoạn video diễn lại vẻ mặt sợ hãi của Chris vào lúc ấy. Và từ đó, thêm một phong trào nữa với tên gọi Get Out Meme (một biểu tượng văn hóa hoặc một ý tưởng lan truyền rộng rãi và nhanh chóng trong xã hội) đã ra đời.
Phản ứng của Chris khi bị thôi miên đã được cộng đồng mạng đã “chế” lại và “tái sử dụng” trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để tạo ra Get Out Meme.
Mọi tình huống trong cuộc sống đều gợi nhớ đến khung cảnh kinh dị trong Get Out, thậm chí là ngay cả khi nhìn thấy một phụ nữ bình thường ngoáy cốc trà trong tiệm Starbucks cũng khiến người ta sợ hãi chạy “mất dép”.
Sau khi xem GET OUT, bạn sẽ trở nên cực kỳ cảnh giác với món trà.
Vẫn chưa đã, cư dân mạng tiếp tục quay clip chạy trốn kiểu Get Out
Trong phim có một phân cảnh vào ban đêm, Chris ra ngoài hút thuốc thì chợt nhìn thấy Walter – một người làm trong nhà, bất ngờ lao hết tốc độ về phía anh. Thế nhưng đến khi tưởng chừng đã chạm trán thì Walter đột ngột nhanh chóng rẽ phải và biến mất như chưa chưa từng xuất hiện.
Dù làm khán giả thót tim, song phân cảnh đó cũng tạo nên sự thích thú. Rất nhiều người đã quay clip tái diễn đoạn phim đặc biệt này và đăng tải lên các trang mạng xã hội kèm hashtag #GetOutChallenge. Khác với bản gốc, đa số các video Get Out Challenge đều mang hơi hướng hài hước khiến người xem không thể không bật cười.
Đây chính là khoảnh khắc rùng rợn đã góp phần tạo nên một hiện tượng xôn xao mạng xã hội.
Vô số những tình huống “khó đỡ” đã xảy ra trong các video Get Out Challenge khi người chơi chạy ngã sấp mặt.
“Quái kiệt” làng bóng rổ, người đã phá vỡ các kỷ lục của NBA – Stephen Curry cũng “gia nhập” trào lưu này.
Tương tự như sự hài hước trong bộ phim Get Out, những hiện tượng mạng xã hội nói trên không chỉ mang tính giải trí mà còn nhằm phản ánh chân thực tình trạng phân biệt chủng tộc đang gây nhức nhối trong xã hội hiện đại.
Qua việc lan rộng Get Out Challenge, Get Out Meme, cũng như các hoạt động tương tự liên quan khác… sự thức tỉnh đối với cộng đồng khán giả khắp mọi nơi về tình trạng phân biệt chủng tộc đã và đang dần được thiết lập. Bằng cách đó, vấn nạn này sẽ được nhìn nhận theo nhiều chiều hướng và ý thức, hiểu biết của mọi người trên thế giới sẽ nâng cao. Đây cũng là tinh thần, thông điệp mà bộ phim muốn truyền tải.
Theo NS
'Kong': Skull Island' thu 142,6 triệu USD toàn cầu sau ba ngày
Bom tấn mới về King Kong với các cảnh quay tại Việt Nam chinh phục thành công thị trường Bắc Mỹ và nhiều nơi trên thế giới trong tuần khởi chiếu trước sức ép từ đối thủ.
Có mặt tại 3.846 rạp Bắc Mỹ từ 10/3, Kong: Skull Island thu ước tính 61 triệu USD sau ba ngày, qua đó cướp ngôi quán quân khu vực từ tay Logan. Trước đó, giới quan sát cho rằng bom tấn tiêu tốn 185 triệu USD chỉ có thể kiếm được khoảng 45 triệu USD nội địa trong tuần khai màn.
Bộ phim do Jordan Vogt-Roberts thực hiện là tác phẩm thứ hai thuộc vũ trụ điện ảnh về các siêu quái vật (monster-verse) của Legendary Pictures và Warner Bros. và có liên kết trực tiếp với Godzilla (2014). Hai dự án tiếp theo hiện đã được lên kế hoạch là Godzilla: King of Monsters (2019) và Kong vs. Godzilla (2020).
Kong: Skull Island thành công hạ bệ Logan tại khu vực Bắc Mỹ và mang về cho nhà sản xuất hơn 142 triệu USD toàn cầu sau ba ngày. Ảnh: Warner BRos.
Hồi tháng 5/2014, Godzilla từng mở màn với 93,2 triệu USD và sau đó mang về hơn 200,6 triệu USD tại riêng khu vực Bắc Mỹ, cũng như tổng cộng 529 triệu USD toàn cầu. Do đó, với tốc độ kiếm tiền hiện tại, Kong: Skull Island được đánh giá có thể kiếm khoảng 120-130 triệu USD nội địa sau khi kết thúc trình chiếu.
Con số ấy thực tế không quá cao bởi ngay cuối tuần này, phòng vé Bắc Mỹ chào đón bom tấn đầu tiên của Disney trong năm nay là Beauty and the Beast - phiên bản live action của Người đẹp & Quái vật - từ 17/3.
Phản ứng từ khán giả lẫn giới phê bình quốc tế dành cho Kong: Skull Island khá tương đồng với Godzilla (2014). Phim có điểm số 78% trên chuyên trang tổng hợp Rotten Tomatoes và B theo điều tra khán giả sau giờ chiếu của Cinema Score.
Hiện chỉ còn hai thị trường lớn mà Kong: Skull Island chưa có mặt là Trung Quốc và Nhật Bản. Như vậy, chỉ sau ba ngày trình chiếu, thành tích của bộ phim rơi vào khoảng 142,6 triệu USD toàn cầu.
Trở lại khu vực Bắc Mỹ, tuy bị đẩy xuống vị trí thứ hai, nhưng Logan vẫn trụ rạp khá tốt. Bộ phim siêu anh hùng của Hugh Jackman và đạo diễn James Mangold thu 37,9 triệu USD từ 4.071 cụm rạp, nâng tổng doanh thu nội địa lên 152,7 triệu USD.
Cộng với con số 285,6 triệu USD từ các thị trường quốc tế, Logan hiện có được doanh thu toàn cầu lên tới 438,2 triệu USD chỉ sau hơn một tuần trình chiếu, so với kinh phí sản xuất 97 triệu USD.
Tác phẩm kinh dị Get Out thậm chí còn có sức trụ rạp bền bỉ hơn. Phim thu 21 triệu USD từ 3.143 cụm rạp, tức chỉ giảm 25,4 triệu USD so với tuần trước đó. Tác phẩm vốn chỉ tiêu tốn 4,5 triệu USD tiền đầu tư của Blumhouse và Universal hiện đã cán mốc 100 triệu USD tại quê nhà Bắc Mỹ.
Cuối tuần này, Beauty and the Beast được khởi chiếu tại khoảng hơn 4.000 rạp Bắc Mỹ. Giới quan sát nhận định bộ phim của hãng Disney có thể mang về từ 120-130 triệu USD nội địa chỉ sau ba ngày và gần như chắc chắn sẽ truất ngôi Kong: Skull Island.
Theo Zing
'Kong: Skull Island' bớt áp lực sau ngày khởi chiếu tại Bắc Mỹ Bom tấn mới về King Kong thu 20,2 triệu USD tại thị trường điện ảnh nội địa trong ngày 10/3, tạm bỏ xa "Logan" và nhiều khả năng dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ cuối tuần này. Hãng Warner Bros. thông báo trong ngày khởi chiếu 10/3, Kong: Skull Island thu được 20,2 triệu USD từ 3.846 rạp Bắc Mỹ. Qua đó, giới...