Bà Tổng giám đốc lội ruộng bán 50 loại gạo đặc sản ra khắp nước
Trong khi không ít doanh nghiệp tìm mọi cách xuất khẩu gạo, bỏ quên thị trường trong nước thì vẫn có một người phụ nữ nhỏ bé âm thầm tìm lại giá trị đích thực và nâng tầm cho những loại gạo đặc sản để phục vụ chính người Việt. Người phụ nữ ấy là chị Bùi Thị Hạnh Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh chế biến Nông sản Bảo Minh.
Nặng lòng cùng các giống lúa đặc sản
Tình cờ gặp chị tại một hội thảo về lúa gạo, hành trình tìm lại giá trị cho hạt gạo Việt của nữ giám đốc đã khiến tôi bị thu hút.
Với mong muốn đem lại giá trị đích thực cho “hạt ngọc Việt”, đồng thời không để những loại gạo đặc sản bị mai một, chị Hiếu đã bắt đầu bằng hành trình xuyên Việt để tìm hiểu các giống lúa cổ truyền: Từ vùng núi cao xa xôi Tây Bắc đến đồng bằng ven biển Hải Phòng, Nam Định hay sông nước Cửu Long… Kết quả của những chuyến khảo sát là các hợp đồng hợp tác với nông dân đã giúp chị có trong tay khoảng 45 loại lúa gạo đặc sản thơm ngon: Gạo lức huyết rồng, nếp cẩm, nếp Tú Lệ, tám thơm Điện Biên, tám thơm Hải Hậu, bắc hương Hải Hậu, nếp nương, Séng Cù, tám Thái đỏ… Hiện, diện tích lúa liên kết với nông dân của Công ty Bảo Minh đã lên tới 20.000ha.
Không chỉ liên kết thu mua, chế biến, công ty của chị còn đầu tư khá mạnh vào lĩnh vực sản xuất, quy hoạch các vùng trồng với diện tích lên tới 250ha áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, nhiều loại gạo đặc sản quý, gen giống mới đã được bảo tồn và nhân rộng.
Chị Bùi Thị Hạnh Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh chế biến Nông sản Bảo Minh tại vùng nguyên liệu, giống lúa Japonica hương cốm của công ty huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội. ảnh: Nguyễn Kiểm
Đến nay, công ty của Bùi Thị Hạnh Hiếu đã có 2.500 điểm bán gạo trên toàn quốc với 40-50 loại gạo đặc sản từ
phổ thông đến cao cấp. Riêng sản phẩm gạo đặc sản công ty liên kết với nông dân sản xuất phục vụ thị trường nội địa mỗi năm khoảng 10.000 tấn. Hiện, sản phẩm gạo đặc sản của công ty đã có mặt ở các hệ thống phân phối lớn như: BigC, Vinmart, Co.opMart, Lotte, Aeon… Dự kiến tháng 5.2019, công ty của chị sẽ xuất khẩu sản phẩm gạo đặc sản vào thị trường EU.
Video đang HOT
Chị Hiếu cho biết: Để hạt gạo đạt chuẩn lượng, tiêu chuẩn tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ bằng cách tuân thủ đúng quy trình, nguyên tắc thu mua và chế biến chặt chẽ, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với đó, chị tổ chức ăn thử miễn phí tại các điểm bán sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng có được trải nghiệm thực tế về chất lượng gạo của công ty.
Luôn chú trọng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nên từ năm 2014, chị đã chủ động xây dựng và phát huy hiệu quả mối liên kết 5 nhà: Nhà khoa học, nhà nước, nhà nông, nhà sản xuất và nhà phân phối. “Từng diện tích ruộng của hộ dân trồng lúa cho Bảo Minh đều được mã hóa, có tem truy xuất vùng trồng, giúp khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc từng túi gạo. Tất cả các vùng trồng đều có chuyên viên, cán bộ kỹ thuật giám sát, hỗ trợ bà con nông dân để đảm bảo chất lượng sản phẩm” – chị Hiếu chia sẻ.
Khát khao nâng giá trị cho “hạt ngọc Việt”
GS-TS Vũ Hoan – Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học – kỹ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công ty CP
Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh khẳng định: Công ty Bảo Minh đã đưa ra chiến lược liên kết “5 nhà” nhằm xây dựng phát triển công ty. Mỗi “nhà” có một đóng góp riêng, có ý nghĩa cho sự phát triển bền vững.
Mục tiêu chiến lược của Bảo Minh mong muốn sản phẩm gạo của công ty thành sản phẩm gạo quốc gia. Để làm được điều này, sản phẩm của công ty phải đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của các thị trường khó tính, khắt khe nhất như: Nhật Bản, Mỹ. Do đó, các nhà khoa học được công ty “đặt hàng” những giống lúa phù hợp, biện pháp canh tác, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân, hợp tác xã để có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của các thị trường.
Được biết, hiện không chỉ có Bảo Minh liên kết cùng nông dân sản xuất lúa gạo đặc sản mà nhiều doanh nghiệp trong nước cũng bắt tay cùng nông dân sản xuất theo hướng này phục vụ thị trường nội địa. Thế nhưng hành trình của chị Bùi Thị Hạnh Hiếu đã “thắp lửa” để tìm lại giá trị, nâng cao giá trị cho hạt ngọc Việt một cách rất riêng, độc đáo, lặng thầm. Tôi rất thích câu nói nguyên Phó Thủ tướng CHLB Đức, Philipp Roesler rằng: Người ta ít nhớ đến người thứ 2 hay thứ 3 lên mặt trăng nhưng người đầu tiên thì luôn được nhắc đến. Đối với lĩnh vực gạo đặc sản, có lẽ Bùi Thị Hạnh Hiếu là một cái tên như vậy.
Trải qua 24 năm hình thành và phát triển, thương hiệu gạo Bảo Minh gắn liền với tên tuổi nữ Tổng giám đốc Bùi Thị Hạnh Hiếu. Chị bảo, hạt lúa với chị không chỉ là sự nghiệp mà còn là một duyên nợ, một tình yêu. Mà đã là tình yêu thì cũng có những cung bậc thăng trầm.
Bởi, trồng lúa vốn phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thổ nhưỡng. Năm 2017, năm 2018, lũ lụt ở các tỉnh Tây Bắc (Lào Cai, Yên Bái) đã gây thiệt hại không chỉ cho nông dân mà Công ty Bảo Minh cũng chịu tổn thất lớn. Chị kể, có những vùng trồng lúa đặc sản công ty đầu tư tới 500 triệu đồng, thế nhưng mùa vụ ấy chỉ thu được 5 tấn gạo, trị giá hơn 100 triệu đồng.
Khó khăn, thất bại không ngăn cản được tình yêu của chị với hạt gạo, tình yêu với đặc sản quê hương cũng giúp chị có được tầm nhìn, chiến lược và khát khao cùng làm giàu với bà con nông dân… và tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới, trước mắt là sản xuất gạo theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Theo Danviet
Quảng Bình mong kiều bào trở về quê hương hợp tác, đầu tư
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác hữu nghị và tuyên truyền đối ngoại với các nước láng giềng theo hướng ổn định và bền vững.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hồng Lựu
Ngày 24/4, ông Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về công tác đối ngoại nhân dân do bà Nguyễn Phương Nga, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm trưởng đoàn.
Tham dự có ông Lương Ngọc Bính, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và các tổ chức thành viên tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, với phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của tỉnh và của cả nước.
Thực hiện chủ trương hợp tác quốc tế sâu rộng, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân có hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển kinh tế với các đối tác nước ngoài. Quan hệ hợp tác hữu nghị của tỉnh, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức nhân dân với các tỉnh của nước láng giềng, bạn bè truyền thống và nhân dân các nước trên thế giới ngày càng mở rộng.
Tỉnh đã duy trì liên lạc với kiều bào, vận động và tổ chức các hoạt động để kiều bào luôn về quê hương, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tham gia các hoạt động từ thiện va trơ thanh câu nôi hưu nghi giưa nhân dân Viêt Nam vơi nhân dân cac nươc. Giai đoạn 2001-2018, mỗi năm có khoảng 20 đến 30 tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện trung bình 34 chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị giải ngân đạt trên 58 triệu USD.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Bình cung đa chu trong tăng cương công tac vân đông va nâng cao hiêu qua sư dung nguôn viên trơ phi chinh phu nươc ngoai, gop phân giam ngheo va phat triên kinh tê - xa hôi cua tinh Quảng Bình. Đăc biêt, trong 2 năm 2016 và 2017, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh đã vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cá nhân, tổ chức hoạt động nhân đạo, từ thiện hỗ trợ trên 7,8 tỷ đồng giúp nhân dân Quảng Bình khắc phục hậu quả thiên tai, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Tại buổi làm việc, tỉnh Quảng Bình đề nghị các bộ, ngành liên quan và Liên hiệp Hữu nghị Việt Nam tiếp tục quan tâm, giúp đỡ tỉnh mở rộng mối quan hệ đối ngoại nhân dân với các nước trong khu vực và thế giới; hướng dẫn, cung cấp thông tin, đầu mối về người Việt Nam ở nước ngoài để tỉnh có kế hoạch tiếp xúc, vận động kiều bào trở về quê hương hợp tác, đầu tư, tham gia phát triển quan hệ hữu nghị của tỉnh với các đối tác nơi kiều bào cư trú.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga đánh giá cao kết quả hoạt động của tỉnh về công tác đối ngoại nhân dân thời gian qua. Bà đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, đặc biệt là Lào và Thái Lan theo hướng hình thành khuôn khổ hợp tác ổn định và bền vững.
Cùng với việc đổi mới, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa công tác thông tin đối ngoại, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh cần củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách và hiệu quả hoạt động của các thành viên.
Về phía Liên hiệp Hữu nghị, sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương tuyên truyền, quán triệt vai trò tổ chức chính trị-xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân. Từ đó, tạo điều kiện, bảo đảm về biên chế, ngân sách và cơ sở vật chất cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh theo quy định.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Công Thuật đã tiếp thu ý kiến đánh giá của Đoàn công tác và bày tỏ mong muốn Liên hiệp Hữu nghị Việt Nam tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ tỉnh thực hiện tốt hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới./.
Theo Thoidai
Trao Kỷ niệm chương cho Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội Sáng 13/3, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga thay mặt Đoàn Chủ tịch đã trao tặng Kỷ niệm chương "Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc" cho bà Natalia Shafinskaya - Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội. Tại buổi lễ, Chủ tịch Nguyễn...