Ba thủ tướng thăm Trung Quốc: Mưu toan chính trị của Bắc Kinh
Cùng lúc, Trung Quốc trở thành nơi ghé thăm của ba người đứng đầu chính phủ các nước láng giềng. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Ấn Độ – Manmohan Singh và người đứng đầu chính phủ Mông Cổ Norovyn Altankhuyag. Liệu đây có phải sự trùng hợp về tổ chức. Nhiều chuyên gia thì thiên về nhìn nhận một sự kiện quan trọng. Tuy nhiên, ý kiến của họ không thống nhất – tính chất kinh tế hay chính trị tiềm ẩn trong sự kiện này.
Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và dự báo chính trị, ông Andrey Vinogradov tin rằng, đây là sự kiện độc đáo chưa từng có trong thế giới ngoại giao. Trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói nước Nga, chuyên gia cho biết: “Đây là một sự kiện bất ngờ, xét từ mọi quan điểm. Tôi nghĩ rằng, trên thế giới rất hiếm gặp. Nga, Ấn Độ và Mông Cổ là những quốc gia quan trọng trong chính sách khu vực của Trung Quốc. Một bí ẩn nữa là sự xuất hiện của các thủ tướng chứ không phải người đứng đầu nhà nước. Ý nghĩa chính trị của sự kiện vượt xa vai trò kinh tế.”
Ông Andrey Vinogradov đã giải thích suy nghĩ dù mang tính tranh cãi nhưng là ý kiến khá phổ biến. Cụ thể: lời mời các thủ tướng chính phủ Nga, Ấn Độ và Mông Cổ trở thành động thái phản ứng của Bắc Kinh trước chính sách của Hoa Kỳ và Nhật Bản về thiết lập mạng lưới vây quanh Trung Quốc: “Theo tôi nghĩ, có vẻ hợp lý coi đây là một phản ứng hoặc nỗ lực phản ứng của Trung Quốc trước chính sách khu vực từ Hoa Kỳ. Ở vai trò người đứng đầu nhà nước, ông Tập Cận Bình sẽ không thể đưa ra đề xuất, đặc biệt sau chuyến thăm thành công của ông đến Mỹ vào mùa hè năm nay. Trong khi đó, ông Lý Khắc Cường không hề bị ràng buộc. Dường như, Bắc Kinh thực hiện những bước song song nhằm cân bằng các mối quan hệ trong khu vực Đông Á cũng như toàn thể khu vực Á-Âu. Một mặt là với Mỹ – cường quốc hàng đầu thế giới và đấu thủ quan trọng trong cũng như ngoài khu vực. Mặt khác là các nước lớn của vùng như Nga, Ấn Độ, Mông Cổ.”
“Lý do trước hết sự xuất hiện cùng lúc ở Trung Quốc của ba thủ tướng các nước láng giềng là mối quan tâm phát triển hợp tác đầu tư. Không có âm mưu đặc biệt nào ở đây,” – Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Andrei Ostrovsky chia sẻ ý kiến với đài Tiếng nói nước Nga. Ông nhắc rằng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn toàn cầu. Tính riêng năm nay, vốn cho vay của quốc gia được đổ ra nước ngoài sẽ vượt quá 120 tỷ đô la: “Dĩ nhiên trong bối cảnh Trung Quốc năm nhiều khoản đầu tư lớn ở nước ngoài, những quốc gia thiếu vốn sẽ nỗ lực đến Bắc Kinh. Các thủ tướng Nga, Ấn Độ và Mông Cổ bày tỏ quan tâm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Tháng Mười hai năm nay, Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych sẽ thăm Trung Quốc cũng với mục tiêu gọi đầu tư. Còn Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã thăm Trung Quốc gần đây. Mục tiêu chung của các nguyên thủ đối tác là nhận được từ Trung Quốc những khoản tín dụng lớn và lãi suất thấp. Không có gì khác. Lợi ích kinh tế chiếm vai trò hàng đầu và quan trọng nhất. Tất nhiên, đi theo các quan hệ kinh tế sẽ là hệ quả chính trị. Nhưng mục tiêu được đặt ra trên hết lúc này mang tính chất kinh tế thuần túy.”
Theo kết quả của chuyến thăm của ông Dmitry Medvedev đến Trung Quốc, hai nước đã ký kết hai chục tài liệu liên ngành và giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt, có hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ khí đốt lên đến một tỷ đô la đầu tư.
Tập đoàn Novatek (Nga) và Tổng công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc /CNPC/ đạt thỏa thuận về điều khoản cung cấp khí hóa lỏng của Nga. Hãng Rosneft ký biên bản ghi nhớ với Sinopec về xuất khẩu 10 triệu tấn dầu mỗi năm trong vòng 10 năm trên cơ sở thanh toán trước. Cũng với Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc, đối tác Nga đã thông qua nguyên tắc sơ đồ khởi động và cung cấp nguyên liệu dầu thô cho nhà máy lọc dầu ở Thiên Tân. Khối lượng đầu tư vào dự án sẽ vượt quá 10 tỷ đô la.
Đằng sau các thỏa thuận kinh tế này là bối cảnh chính trị. Thiếu sự đảm bảo về an ninh năng lượng, Trung Quốc không thể đạt những mục tiêu đầy tham vọng – trở thành nền kinh tế dẫn đầu trên thế giới. Còn LB Nga đang tích cực đa dạng hóa chính sách, chủ động hướng về phía các nước châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Theo Tin mơi/Tiêng noi nươc Nga
Mỹ bán cho Iran vũ khí "khủng" nào?
Bom liệng thông minh AGM-154, tên lửa hành trình AGM-84H và bom đường kính nhỏ GBU-39 có thể được cấp cho 2 nước láng giềng Iran là A Rập Saudi và UAE.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Mỹ (DSCA) vừa tiết lộ, A Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc A Rập Thống nhất (UAE) đang có sự quan tâm rất lớn với các loại vũ khí tiến công đường không thông minh sẽ cho phép họ thực hiện chính xác các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất trong khu vực hạn chế.
Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó (tháng 4) cho biết, Washington đã đồng ý cung cấp cho 2 quốc gia vùng Vịnh trên các loại vũ khí tiến công đường không mới tiên tiến hơn các loại vũ khí đã bán cho họ trước đó.
A Rập Saudi sẽ mua hàng nghìn đơn vị bom, tên lửa "khủng" để trang bị cho tiêm kích hạng nặng F-15SA.
Theo DSCA, các loại vũ khí này có thể bao gồm: bom liệng thông minh AGM-154 JSOW; biến thể tên lửa hành trình AGM-84H SLAM-ER và bom đường kính nhỏ GBU-39.
Hiện nay, A Rập Saudi và UAE được phép mua các loại vũ khí tiên tiến châu Âu như máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon và Dassault Mirage, các loại vũ khí không đối đất mà các nước đang sử dụng chỉ có tên lửa tiến công mặt đất AGM-65 Mavericks do Mỹ sản xuất đi vào phục vụ từ những năm 1970, cũng như tên lửa chống radar AGM-88 Harm.
Bom liệng thông minh AGM-154 JSOW có trọng lượng từ 483-497kg, nó có thể đạt tầm phóng tới 130km nếu máy bay ném bom bay ở độ cao lớn. Với tầm phóng như vậy giúp cho máy bay chiến đấu nằm ngoài phạm vi tác chiến của nhiều hệ thống phòng không tầm trung - xa.
Bom liệng thông minh tầm xa AGM-154 được phóng đi từ tiêm kích F-16.
A Rập Saudi và UAE đang có nhu cầu mua sắm từ 973-1.200 quả bom thuộc nhiều biến thể khác nhau của AGM-154. Một trong các biến thể đó có khả năng kích hoạt đầu đạn sau khi đã chạm vào mục tiêu, chuyên dùng cho các nhiệm vụ công phá hầm ngầm.
Các biến thể này sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường vệ tinh GPS đem lại khả năng công kích mục tiêu chính xác. Ngoài ra, còn có biến thể được trang bị hệ thống quang ảnh nhiệt (IIR) và hệ thống dẫn đường đầu cuối giúp phi công có thể tấn công chính xác các mục tiêu ở pha cuối.
AGM-84H SLAM-ER là biến thể tấn công mặt đất của tên lửa hành trình chống tàu mặt nước AGM-84 Harpoon. Loại tên lửa này có khả năng đạt tầm phóng tới 280km và được trang bị hệ thống quang ảnh nhiệt (IIR) dẫn đường pha cuối. A Rập Saudi muốn mua 650 quả còn UAE muốn có 300 quả tên lửa loại này.
Tên lửa hành trình đối đất AGM-84H SLAM-ER.
Bom đường kính nhỏ GBU-39/B có trọng lượng 130kg sử dụng hệ thống dẫn đường INS kết hợp GPS đem lại độ chính xác. Đây cũng là loại bom liệng được trang bị cặp cánh cho phép lướt tới mục tiêu cách xa 110km nếu được phóng đi từ máy bay ở trần bay cao. A Rập Saudi muốn mua 1.000 quả còn UAE muốn 5.000 quả.
Theo yêu cầu của các nước này, hợp đồng mua sắm sẽ bao gồm cả các hệ thống giá phóng BRU-61, cho phép mang theo 4 quả GBU-39/B trên một mấu treo duy nhất trên cánh của máy bay chiến đấu F-15SA hoặc F-16E/F.
Bom GBU-39/B tuy nhỏ nhưng nó đủ sức công phá boong ke, hầm ngầm dày - chỗ trú ẩn của chiến đấu cơ Iran.
Không giống như UAE, A Rập Saudi sẽ mua cả các tên lửa AGM-84L Harpoon Block 2 trang bị hệ dẫn đường kết hợp INS và GPS cho phép tiêu diệt các mục tiêu đất liền và trên biển.
Theo DSCA, chi phí ước tính các hợp đồng mua sắm của A Rập Saudi và UAE, trong đó bao gồm các thiết bị hỗ trợ liên quan lên tới 6,8 tỷ USD đối với các hợp đồng của A Rập Saudi và 4 tỷ USD của UAE.
Dự kiến, các loại vũ khí này sẽ được trang bị trên các tiêm kích hạng nặng F-15SA của A Rập Saudi và F-16E/F của UAE.
Theo Kiến thức
Trung Quốc vẫn lâm vào thế "bị cô lập" Trong những năm trở lại đây, Trung Quốc đã lặng lẽ phàn nàn về việc họ đang bị bao vây bởi các đồng minh của Mỹ và không thể thiết lập mối quan hệ thân thiết với một số nước láng giềng. Nhật Bản và Hàn Quốc có mối quan hệ liên minh quân sự chặt chẽ với Washington trong khi Vùng lãnh...