Ba Thứ trưởng Ngoại giao nghỉ hưu
Ba Thứ trưởng Ngoại giao gồm các ông Lê Lương Minh, Nguyễn Thanh Sơn, Thạch Dư vừa nhận quyết định nghỉ hưu.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa trao quyết định nghỉ hưu cho ba Thứ trưởng. Đó là các ông Lê Lương Minh, nguyên Tổng thư ký ASEAN; ông Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga (nghỉ hưu từ 1/2); và ông Thạch Dư, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Campuchia (nghỉ hưu từ 1/12/2017).
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao quyết định nghỉ hưu cho ông Thạch Dư, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Campuchia. Ảnh: BNG
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định ba Thứ trưởng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành ngoại giao và hoạt động đối ngoại của đất nước.
Video đang HOT
Cảm ơn sự cống hiến của các thứ trưởng thời gian qua, Phó thủ tướng mong rằng các nguyên lãnh đạo bộ sẽ tiếp tục quan tâm, có nhiều ý kiến đóng góp cho công tác đối ngoại, cho ngành ngoại giao trong thời gian tới.
Nguyên Thứ trưởng Lê Lương Minh cảm ơn đồng nghiệp, người lao động toàn ngành ngoại giao đã hợp tác, hỗ trợ ông hoàn thành nhiệm vụ, khẳng định sẵn sàng tham gia đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
Sau khi ba Thứ trưởng về hưu, hiện Bộ Ngoại giao có 6 thứ trưởng gồm các ông Bùi Thanh Sơn, Lê Hoài Tủng, Hà Kim Ngọc, Vũ Hồng Nam, Đặng Đình Quý và Nguyễn Quốc Dũng.
Theo Lan Hạ (VNE)
Tuổi nghỉ hưu nam được đề xuất nâng lên 62, nữ 60
Theo Bộ Lao động, nếu giữ nguyên quy định thời gian và mức đóng - mức hưởng thì về lâu dài quy hưu trí sẽ mất cân đối.
Tuổi nghỉ hưu nam được đề xuất nâng lên 62, nữ 60 Theo Bộ Lao động, nếu giữ nguyên quy định thời gian và mức đóng - mức hưởng thì về lâu dài quy hưu trí sẽ mất cân đối.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ ngành về dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động, trong đó có đề xuất điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu kể từ năm 2021.
Cụ thể, dự thảo nêu trên đưa ra 2 phương án về tuổi nghỉ hưu, trong đó phương án một áp dụng như hiện hành là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; phương án hai, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và từ ngày 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Theo phương án hai, một lao động nam về hưu năm 2020, tuổi nghỉ hưu sẽ áp dụng như hiện nay là 60. Song nếu về năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng; về hưu năm 2022, tuổi nghỉ sẽ là 61; về hưu năm 2023, tuổi nghỉ hưu là 61 tuổi 6 tháng...
Dự thảo cũng nêu, lý do đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là để cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn; nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định hiện nay về mức đóng - mức hưởng, thời gian đóng - thời gian hưởng thì sẽ mất cân đối quỹ này.
Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), từ năm 2023, quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái thu trong năm không đủ bù chi, bắt đầu trích từ phần quỹ kết dư để chi trả. Từ năm 2034, phần quỹ kết dư được chi trả hết dẫn đến nhà nước phải bố trí ngân sách để bù đắp.
Trong dự thảo đưa ra lấy ý kiến, Bộ Lao động cho biết có ý kiến đề nghị không nên tăng tuổi nghỉ hưu vì nhiều người lao động không muốn kéo dài thời gian làm việc, mong được nghỉ hưu ở độ tuổi hiện hành để hưởng lương hưu hằng tháng, sau đó nếu làm việc thêm thì họ có 2 khoản thu nhập; nâng tuổi nghỉ hưu sẽ làm giảm quyền lợi của người lao động (mất đi khoản lương hưu).
Ngoài ra, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cũng được cho là không phù hợp với người lao động làm việc trong các ngành nghề lao động chân tay, cũng như ảnh hưởng đến chính sách cán bộ hành chính nhà nước, công tác quy hoạch; nhiều người dân cho rằng kéo dài tuổi nghỉ hưu chỉ có lợi đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính.
Cơ quan soạn thảo cho biết thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Bộ Luật Lao động là kỳ họp tháng 5.2019 và thông qua dự án luật vào kỳ họp tháng 10.2019.
Theo Đoàn Loan (VnExpress)
Phó Thủ tướng nói về thành tựu đối ngoại của Việt Nam năm 2017 Việt Nam đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò chủ nhà Năm APEC 2017; phát huy vai trò trong các mối liên kết và hợp tác kinh tế khu vực, quốc tế. Dân trí xin giới thiệu toàn văn bài viết của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với tiêu đề "Thành tựu đối ngoại 2017: Vị thế...