Ba thành phố Nhật phát hiện vắc xin Pfizer nhiễm bẩn
Nhà chức trách Nhật cho biết đã phát hiện chất lạ trong 5 lọ vắc xin ngừa Covid-19 của hãng dược Pfizer tại hai thành phố gần thủ đô Tokyo và một thành phố thuộc tỉnh Osaka.
Các lọ vắc xin chứa chất trắng trôi nổi đều thuộc về cùng một lô FF5357, theo chính quyền các thành phố Sagamihara và Kamakura thuộc tỉnh Kanagawa và thành phố Sakai thuộc tỉnh Osaka, miền tây Nhật.
Các lọ chứa vắc xin Pfizer. Ảnh: Kyodo
Cụ thể, các lọ Pfizer chứa tạp chất xuất hiện ở 3 địa điểm tiêm chủng ở Sagamihara từ ngày 11 – 14/9, một địa điểm ở Kamakura vào ngày 12/9 và một điểm tiêm chủng ở Sakai hôm 14/9.
Báo Japan Times đưa tin, cả 3 thành phố nói trên đã yêu cầu Pfizer phân tích chất lạ. Họ tuyên bố đã không dùng các lọ vắc xin nhiễm bẩn, nhưng tiếp tục tiêm các liều Pfizer khác thuộc cùng lô vắc xin được xác nhận không bị lẫn tạp chất.
Đây không phải là lần đầu tiên Nhật gặp sự cố với vắc xin Covid-19. Hồi tháng 8, Bộ Y tế nước này đã buộc phải cho ngưng sử dụng khoảng 1,63 triệu liều vắc xin Moderna để phòng ngừa rủi ro sau khi phát hiện các chất lạ trong nhiều lọ vắc xin của hãng.
Video đang HOT
Tuần trước, chiến dịch tiêm chủng quốc gia của Nhật đã đạt cột mốc quan trọng khi 50% dân số toàn quốc được chủng ngừa đầy đủ. Phát biểu trong chương trình tọa đàm với kênh NHK hôm 12/9, Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura, người chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch ở đất nước mặt trời mọc cho hay, khoảng 60% dân số toàn quốc dự kiến sẽ được tiêm đủ liều vắc xin ngừa Covid-19 vào cuối tháng 9, tương đương mức hiện tại ở châu Âu.
Theo ông Nishimura, chính phủ đang nghiên cứu lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế vào khoảng tháng 11, khi phần lớn người dân dự kiến hoàn thành tiêm chủng. Khi đó, những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc có xét nghiệm âm tính sẽ được phép đi du lịch, tụ tập tiệc tùng hoặc tham dự các sự kiện đại chúng.
Báo New York Times thống kê, cho đến nay, Nhật đã tiêm được ít nhất một liều vắc xin cho 64% dân số và 52% hoàn thành tiêm chủng.
Nhờ vắc xin, Anh ngăn được 24 triệu ca bệnh và 112.000 ca tử vong vì COVID-19
Để đối phó với COVID-19 trong mùa thu - đông sắp tới, Anh đã triển khai tiêm tăng cường mũi 3 cho người trên 50 tuổi và người dưới 50 tuổi nhưng có nguy cơ tử vong cao.
Giáo sư Jonathan Van-Tam (giữa) trong cuộc họp báo chung với các quan chức y tế và JCVI ngày 14-9 - Ảnh: REUTERS
Theo hướng dẫn được Liên ủy ban vắc xin và tiêm chủng Vương quốc Anh (JCVI) đưa ra ngày 14-9, mũi 3 nên dùng vắc xin COVID-19 do Pfizer/BioNTech sản xuất, bất kể trước đó người dân đã được tiêm vắc xin gì.
Hướng dẫn trên trang web của Chính phủ Anh cho biết nếu không có sẵn vắc xin Pfizer/BioNTech, có thể thay thế bằng nửa liều vắc xin Moderna.
Trong trường hợp cá nhân nào đó không thể tiêm vắc xin công nghệ mRNA, chẳng hạn vì dị ứng, có thể sử dụng vắc xin công nghệ vector virus như AstraZeneca.
Theo JCVI, điều kiện trước tiên để được tiêm tăng cường là đã tiêm đủ 2 liều từ 6 tháng trước đó trở lên. Ngoài nhóm người trên 50 tuổi, những người từ 16-49 tuổi có nguy cơ tử vong hoặc trở nặng cao nếu mắc COVID-19 cũng được tiêm tăng cường.
Danh sách đối tượng này còn bao gồm nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc xã hội, người trưởng thành sống chung với người bị ức chế miễn dịch, người làm việc trong các cơ sở chăm sóc người già.
Giáo sư Jonathan Van-Tam, phó giám đốc y tế xứ England, ước tính chương trình tiêm chủng đã ngăn được 24 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 112.000 ca tử vong tính trên toàn Vương quốc Anh.
Theo ông Jonathan Van-Tam, chương trình tiêm tăng cường mũi 3 sẽ giúp người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường, trước mắt là an toàn trong mùa đông năm nay.
Ngày 14-9, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid thông báo cơ quan này đã chấp nhận hướng dẫn của JCVI và sẽ bắt đầu triển khai tiêm tăng cường từ tuần tới.
Ông Javid cũng kêu gọi người dân nên tiêm cùng lúc vắc xin COVID-19 và vắc xin cúm để tăng mức độ bảo vệ trong mùa đông tới.
Theo JCVI, vắc xin cúm và vắc xin COVID-19 có thể được tiêm đồng thời và dung nạp tốt, không làm giảm hiệu quả bảo vệ.
"Đây có lẽ sẽ là mảnh ghép cuối cùng cho phép nước Anh chuyển sang giai đoạn đặc hữu (sống chung với virus)", ông Nadhim Zahawi - quan chức phụ trách chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 - nói với Đài BBC về việc tiêm tăng cường.
"Tôi hy vọng vào năm tới và các năm sau đó, chúng ta có thể đối phó với virus SARS-CoV-2 bằng chương trình tiêm chủng định kỳ như đang làm với bệnh cúm", ông Zahawi nêu quan điểm ngày 14-9.
Việc triển khai tiêm tăng cường mũi 3 đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trong bối cảnh nhiều quốc gia khác vẫn chưa có đủ vắc xin COVID-19 tiêm cho những người dễ tổn thương nhất.
Tuy nhiên, chính quyền các nước triển khai tiêm tăng cường cho rằng họ cần bảo vệ công dân của mình, đặc biệt là các nhóm dễ tử vong vì COVID-19.
"Với tư cách là những người hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng, chúng tôi hiểu điều quan trọng là cả thế giới cần được tiếp cận vắc xin. Không ai trong chúng ta được an toàn hoàn toàn cho đến khi tất cả mọi người đều được tiếp cận với vắc xin. Tuy nhiên, công việc chúng tôi được giao phó là xác định điều gì tốt nhất cho Vương quốc Anh", ông Jonathan Van-Tam giãi bày trong họp báo ngày 14-9.
Phát hiện 'chất lạ' trong vaccine Pfizer tại Nhật Chính quyền thành phố Sagamihara, Kamakura và Sakai phát hiện 5 lọ vaccine Covid-19 của Pfizer có chứa tạp chất "chưa xác định". Các lọ vaccine này thuộc cùng lô FF5357. Nhà chức trách ba thành phố hiện yêu cầu Pfizer phân tích tạp chất này. Số vaccine nhiễm bẩn được phát hiện tại ba điểm tiêm chủng ở thành phố Sagamihara từ...