Bà thẩm phán kỳ cựu trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hy Lạp
Ngày 22/1, nữ thẩm phán kỳ cựu của Hy Lạp, bà Ekaterini Sakellaropoulou, đã trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước này sau khi nhận được đủ số phiếu ủng hộ cần thiết tại Quốc hội.
Bà Ekaterini Sakellaropoulou. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, bà Sakellaropoulou đã nhận được sự ủng hộ của 261 nghị sĩ, vượt quá mức tối thiểu cần thiết 200 nghị sĩ tán thành để trở thành Tổng thống Hy Lạp.
Bà Sakellaropoulou, 63 tuổi, là quan chức tư pháp giàu kinh nghiệm trong 4 thập kỷ qua. Kể từ năm 2018 đến nay, bà lãnh đạo Tòa Hành chính tối cao của Hy Lạp, còn gọi là Hội đồng Nhà nước.
Video đang HOT
Là con gái của một thẩm phán Tòa án Tối cao Hy Lạp, bà Sakellaropoulou tốt nghiệp cao học tại Đại học Sorbonne ở Paris (Pháp) và là chuyên gia trong lĩnh vực luật môi trường và hiến pháp.
Bà sẽ kế nhiệm Tổng thống Prokopis Pavlopoulos sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 3 tới.
Trước đó, ngày 15/1, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã công bố đề cử bà Sakellaropoulou làm tổng thống mới của nước này. Khi chấp nhận đề cử này, bà Sakellaropoulou đã nói rằng đó là một “vinh dự cho Hiến pháp và phụ nữ Hy Lạp hiện đại”.
Thủ tướng Mitsotakis khi nhậm chức hồi tháng 7/2019 đã bị chỉ trích do lựa chọn quá ít phụ nữ trong thành phần nội các.
Theo kết quả cuộc thăm dò của Eurobarometer công bố năm 2017, 63% số người Hy Lạp được hỏi cho rằng nước này đã đạt được bình đẳng giới trong chính trị, trong khi 69% cho rằng đã có bình đẳng giới trong công việc và 61% cho rằng có bình đẳng giới ở các vị trí lãnh đạo.
Trước đó, Hy Lạp có nữ nghị sĩ đầu tiên vào năm 1953, nữ Bộ trưởng đầu tiên vào năm 1956 và nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên vào năm 2004.
Theo Phan An (TTXVN)
Đóng cửa ba trại tị nạn lớn nhất Hy Lạp
Ngày 20/11, giới chức Hy Lạp thông báo sẽ đóng cửa 3 trại tạm giữ người di cư lớn nhất nước này trên các hòn đảo ở vùng biển Aegean, đối diện với Thổ Nhĩ Kỳ.
Người di cư đợi lên tàu tại cảng Mytilene trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 2/9. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, Chính phủ Hy Lạp khẳng định sẽ đóng của các trại tị nạn đông đúc và tồi tàn hiện nay trên các đảo Lesbos, Chios và Samos. Những khu trại này sẽ được thay bằng các cơ sở mới có sức chứa 5.000 người mỗi trại.
Thống kê cho thấy tại Hy Lạp, hơn 32.000 người di cư đang phải sống trong điều kiện khó khăn ở các khu trại vốn chỉ có sức chứa tổng cộng khoảng 6.200 người. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đánh giá tình trạng hiện nay ở các trung tâm tiếp nhận ở Lesvos, Samos và Kos là "khẩn cấp".
Tại trung tâm Moria ở Lesvos, số người tị nạn ở đây đã quá tải gấp 5 lần với tổng số người tị nạn lên tới 12.600 người, trong khi tại một khu tiếp nhận không chính thức gần đó bình quân 100 người phải chung một nhà vệ sinh. Ở Samos, trung tâm Vathy có 5.500 người tị nạn, quá tải gấp 8 lần và ở Kos, khoảng 3.000 người chen chúc trong một khu chỉ dành cho khoảng 700 người.
Để giảm bớt gánh nặng cho các trại tị nạn, đầu tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thông báo sẽ đưa khoảng 20.000 người di cư từ đảo vào đất liền vào cuối tháng 12 tới.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Mỹ sẽ trừng phạt quyết liệt tàu dầu Iran Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ hành động chống lại bất cứ cá nhân, tổ chức nào hỗ trợ tàu chở dầu Iran Adrian Darya 1. Tàu Adrian Darya 1 treo cờ Iran trên eo biển Gibraltar ngày 18/8. Ảnh: Reuters. Các công ty vận tải hàng hải quốc tế đã được thông báo về quyết tâm thực thi lệnh trừng phạt...